Nhà thầu nước ngoài phải nộp những loại thuế nào khi kinh doanh tại Việt Nam?
Nhà thầu nước ngoài phải nộp những loại thuế nào khi kinh doanh tại Việt Nam?
Theo quy định tại Điều 5 Thông tư 103/2014/TT-BTC như sau:
Các loại thuế áp dụng
1. Nhà thầu nước ngoài, Nhà thầu phụ nước ngoài là tổ chức kinh doanh thực hiện nghĩa vụ thuế giá trị gia tăng (GTGT), thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) theo hướng dẫn tại Thông tư này.
2. Nhà thầu nước ngoài, Nhà thầu phụ nước ngoài là cá nhân nước ngoài kinh doanh thực hiện nghĩa vụ thuế GTGT theo hướng dẫn tại Thông tư này, thuế thu nhập cá nhân (TNCN) theo pháp luật về thuế TNCN.
3. Đối với các loại thuế, phí và lệ phí khác, Nhà thầu nước ngoài, Nhà thầu phụ nước ngoài thực hiện theo các văn bản pháp luật về thuế, phí và lệ phí khác hiện hành.
Như vậy, khi kinh doanh tại Việt Nam nhà thầu nước ngoài phải nộp những loại thuế sau:
- Nhà thầu nước ngoài, Nhà thầu phụ nước ngoài là tổ chức kinh doanh thực hiện nghĩa vụ thuế giá trị gia tăng (GTGT), thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) theo hướng dẫn tại Thông tư này.
- Nhà thầu nước ngoài, Nhà thầu phụ nước ngoài là cá nhân nước ngoài kinh doanh thực hiện nghĩa vụ thuế GTGT theo hướng dẫn tại Thông tư này, thuế thu nhập cá nhân (TNCN) theo pháp luật về thuế TNCN.
- Đối với các loại thuế, phí và lệ phí khác, Nhà thầu nước ngoài, Nhà thầu phụ nước ngoài thực hiện theo các văn bản pháp luật về thuế, phí và lệ phí khác hiện hành.
Tải về mẫu tờ khai thuế nhà thầu nước ngoài kinh doanh tại Việt Nam?
Tờ khai thuế nhà thầu nước ngoài kinh doanh tại Việt Nam được quy định tại Mẫu số 01/NTNN ban hành kèm theo Thông tư số 80/2021/TT-BTC như sau:
>> Tải về Mẫu tờ khai thuế nhà thầu nước ngoài kinh doanh tại Việt Nam
Nhà thầu nước ngoài phải nộp những loại thuế nào khi kinh doanh tại Việt Nam? (Hình từ Internet)
Thu nhập chịu thuế TNDN của tổ chức nước ngoài kinh doanh tại Việt Nam được quy định thế nào?
Căn cứ Điều 7 Thông tư 103/2014/TT-BTC, thu nhập chịu thuế TNDN của tổ chức nước ngoài kinh doanh tại Việt Nam gồm:
(1). Thu nhập chịu thuế TNDN của Nhà thầu nước ngoài, Nhà thầu phụ nước ngoài là thu nhập phát sinh từ hoạt động cung cấp, phân phối hàng hóa; cung cấp dịch vụ, dịch vụ gắn với hàng hóa tại Việt Nam trên cơ sở hợp đồng nhà thầu, hợp đồng nhà thầu phụ (trừ trường hợp quy định tại Điều 2 Chương I Thông tư 103/2014/TT-BTC).
(2). Trường hợp hàng hóa được cung cấp dưới hình thức: điểm giao nhận hàng hóa nằm trong lãnh thổ Việt Nam (trừ trường hợp quy định tại khoản 5 Điều 2 Chương I Thông tư 103/2014/TT-BTC); hoặc việc cung cấp hàng hóa có kèm theo một số dịch vụ tiến hành tại Việt Nam như dịch vụ quảng cáo tiếp thị (marketing), hoạt động xúc tiến thương mại, dịch vụ sau bán hàng, dịch vụ lắp đặt, chạy thử, bảo hành, bảo dưỡng, thay thế và các dịch vụ khác đi kèm với việc cung cấp hàng hóa (bao gồm cả trường hợp dịch vụ kèm theo miễn phí), kể cả trường hợp việc cung cấp các dịch vụ nêu trên có hoặc không nằm trong giá trị của hợp đồng cung cấp hàng hóa thì thu nhập chịu thuế TNDN của Nhà thầu nước ngoài, Nhà thầu phụ nước ngoài là toàn bộ giá trị hàng hóa, dịch vụ.
(3). Thu nhập phát sinh tại Việt Nam của Nhà thầu nước ngoài, Nhà thầu phụ nước ngoài là các khoản thu nhập nhận được dưới bất kỳ hình thức nào trên cơ sở hợp đồng nhà thầu, hợp đồng nhà thầu phụ (trừ trường hợp quy định tại Điều 2 Chương I Thông tư 103/2014/TT-BTC), không phụ thuộc vào địa điểm tiến hành hoạt động kinh doanh của Nhà thầu nước ngoài, Nhà thầu phụ nước ngoài.
Thu nhập chịu thuế của Nhà thầu nước ngoài, Nhà thầu phụ nước ngoài trong một số trường hợp cụ thể như sau:
- Thu nhập từ chuyển quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản; chuyển nhượng quyền tham gia hợp đồng kinh tế/dự án tại Việt Nam, chuyển nhượng quyền tài sản tại Việt Nam.
- Thu nhập từ tiền bản quyền là khoản thu nhập dưới bất kỳ hình thức nào được trả cho quyền sử dụng, chuyển quyền sở hữu trí tuệ và chuyển giao công nghệ, bản quyền phần mềm
(bao gồm: các khoản tiền trả cho quyền sử dụng, chuyển giao quyền tác giả và quyền chủ sở hữu tác phẩm; chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp; chuyển giao công nghệ, bản quyền phần mềm).
“Quyền tác giả, quyền chủ sở hữu tác phẩm”, “Quyền sở hữu công nghiệp”, "Chuyển giao công nghệ" quy định tại Bộ Luật Dân sự, Luật Sở hữu trí tuệ, Luật Chuyển giao công nghệ 2017 và các văn bản hướng dẫn thi hành.
- Thu nhập từ chuyển nhượng, thanh lý tài sản.
- Thu nhập từ Lãi tiền vay: là thu nhập của Bên cho vay từ các khoản cho vay dưới bất kỳ dạng nào mà khoản vay đó có hay không được đảm bảo bằng thế chấp, người cho vay đó có hay không được hưởng lợi tức của người đi vay; thu nhập từ lãi tiền gửi (trừ lãi tiền gửi của các cá nhân người nước ngoài và lãi tiền gửi phát sinh từ tài khoản tiền gửi để duy trì hoạt động tại Việt Nam của cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan đại diện của tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ tại Việt Nam), kể cả các khoản thưởng đi kèm lãi tiền gửi (nếu có); thu nhập từ lãi trả chậm theo quy định của các hợp đồng; thu nhập từ lãi trái phiếu, chiết khấu giá trái phiếu (trừ trái phiếu thuộc diện miễn thuế), tín phiếu kho bạc; thu nhập từ lãi chứng chỉ tiền gửi.
Lãi tiền vay bao gồm cả các khoản phí mà Bên Việt Nam phải trả theo quy định của hợp đồng.
- Thu nhập từ chuyển nhượng chứng khoán.
- Tiền phạt, tiền bồi thường thu được từ bên đối tác vi phạm hợp đồng.
- Các khoản thu nhập khác theo quy định của pháp luật.
- Máy thu hoạch lúa ngô có phải chịu thuế GTGT không?
- Máy kéo nông nghiệp có thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT?
- Cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe người già có chịu thuế giá trị gia tăng không?
- Kinh doanh dịch vụ trị liệu cho người khuyết tật có nộp thuế GTGT không?
- Biện pháp nghiệp vụ được áp dụng trong giải quyết hồ sơ hoàn thuế như thế nào?
- Có được kê khai thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp khi công ty có doanh thu trên 1 tỷ đồng trong năm không?
- Gia hạn nộp thuế GTGT tháng 10/2024: Các doanh nghiệp có thể được gia hạn theo Nghị định 64?
- Hướng dẫn tra cứu thuế đất online tại Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế mới nhất?
- Từ 16/12/2024, thuốc lá điện tử sẽ chịu mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi bao nhiêu?
- Điều kiện không áp dụng thuế chống bán phá giá đối với hàng hóa nhập khẩu có biên độ trên 2%?