Mẫu biên bản thanh lý tài sản cố định theo Thông tư 200/2014?
Mẫu biên bản thanh lý tài sản cố định theo Thông tư 200/2014?
Biên bản thanh lý tài sản cố định là một tài liệu pháp lý quan trọng trong quá trình xử lý tài sản không còn giá trị sử dụng hoặc không cần thiết đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Theo quy định tại Thông tư 200/2014/TT-BTC, việc lập biên bản thanh lý tài sản cố định giúp xác định rõ lý do, quy trình và giá trị thanh lý tài sản, đồng thời đảm bảo việc thực hiện đúng các quy định về thuế và kế toán.
Mẫu biên bản thanh lý tài sản cố định là mẫu 02-TSCĐ được ban hành kèm theo Thông tư 200/2014/TT-BTC
Mẫu biên bản thanh lý tài sản cố định theo Thông tư 200/2014...Tải về
Hướng dẫn cách điền biên bản thanh lý tài sản cố định theo Thông tư 200/2014?
Dưới đây là chi tiết cách điền biên bản thanh lý tài sản cố định được ban hành kèm theo Thông tư 200/2014/TT-BTC:
(1) Ghi rõ tên đơn vị (hoặc đóng dấu đơn vị), bộ phận sử dụng biên bản này.
(2) - Biên bản thanh lý tài sản cố định (gọi tắt là TSCĐ) nhằm mục đích xác nhận việc thanh lý TSCĐ và làm căn cứ để ghi giảm TSCĐ trên sổ kế toán.
- Biên bản thanh lý phải do Ban thanh lý TSCĐ lập và có đầy đủ chữ ký, ghi rõ họ tên của trưởng Ban thanh lý, kế toán trưởng và giám đốc doanh nghiệp.
(3) Ghi số hiệu, thời gian, chủ thể ra quyết định thanh lý TSCĐ.
(4) Ghi tên, chức vụ, đại diện của thành viên ban thanh lý TSCĐ.
(5) Ghi các chỉ tiêu chung về TSCĐ có quyết định thanh lý.
(6) Ghi kết luận của Ban thanh lý, ghi ý kiến nhận xét của Ban về việc thanh lý TSCĐ.
(7) Sau khi thanh lý xong căn cứ vào chứng từ tính toán tổng số chi phí thanh lý thực tế và giá trị thu hồi ghi vào dòng chi phí thanh lý và giá trị thu hồi (giá trị phụ tùng, phế liệu thu hồi tính theo giá thực tế đã bán hoặc giá bán ước tính).
Mẫu biên bản thanh lý tài sản cố định theo Thông tư 200/2014? (Hình ảnh từ Internet)
Tài sản cố định là gì? Bao gồm những loại nào?
Hiện nay, chưa có văn bản nào quy định khái niệm chung về tài sản cố định nhưng để được xác định là tài sản cố định thì tài sản phải có thời gian sử dụng trên 01 năm và có giá trị từ 30 triệu đồng trở lên... Theo đó, tuy không có khái niệm chung nhưng tại Điều 2 Thông tư 45/2013/TT-BTC có định nghĩa cụ thể đối với từng loại tài sản cố định như sau:
(1) Tài sản cố định hữu hình: là những tư liệu lao động chủ yếu có hình thái vật chất thoả mãn các tiêu chuẩn của tài sản cố định hữu hình, tham gia vào nhiều chu kỳ kinh doanh nhưng vẫn giữ nguyên hình thái vật chất ban đầu như nhà cửa, vật kiến trúc, máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải...
(2) Tài sản cố định vô hình: là những tài sản không có hình thái vật chất, thể hiện một lượng giá trị đã được đầu tư thoả mãn các tiêu chuẩn của tài sản cố định vô hình, tham gia vào nhiều chu kỳ kinh doanh, như một số chi phí liên quan trực tiếp tới đất sử dụng; chi phí về quyền phát hành, bằng phát minh, bằng sáng chế, bản quyền tác giả...
(3) Tài sản cố định thuê tài chính: là những TSCĐ mà doanh nghiệp thuê của công ty cho thuê tài chính. Khi kết thúc thời hạn thuê, bên thuê được quyền lựa chọn mua lại tài sản thuê hoặc tiếp tục thuê theo các điều kiện đã thỏa thuận trong hợp đồng thuê tài chính. Tổng số tiền thuê một loại tài sản quy định tại hợp đồng thuê tài chính ít nhất phải tương đương với giá trị của tài sản đó tại thời điểm ký hợp đồng.
Mọi TSCĐ đi thuê nếu không thoả mãn các quy định nêu trên được coi là tài sản cố định thuê hoạt động.
(4) Tài sản cố định tương tự: là TSCĐ có công dụng tương tự trong cùng một lĩnh vực kinh doanh và có giá trị tương đương.
Có được khấu trừ thuế TNDN đối với tài sản cố định không có sử dụng cho hoạt động kinh doanh?
Căn cứ theo Điều 6 Thông tư 78/2014/TT-BTC (được sửa đổi bởi Điều 4 Thông tư 96/2015/TT-BTC) quy định như sau:
Các khoản chi được trừ và không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế
....
2. Các khoản chi không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế bao gồm:
...
2.2. Chi khấu hao tài sản cố định thuộc một trong các trường hợp sau:
a) Chi khấu hao đối với tài sản cố định không sử dụng cho hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ.
Riêng tài sản cố định phục vụ cho người lao động làm việc tại doanh nghiệp như: nhà nghỉ giữa ca, nhà ăn giữa ca, nhà thay quần áo, nhà vệ sinh, phòng hoặc trạm y tế để khám chữa bệnh, cơ sở đào tạo, dạy nghề, thư viện, nhà trẻ, khu thể thao và các thiết bị, nội thất đủ điều kiện là tài sản cố định lắp đặt trong các công trình nêu trên; bể chứa nước sạch, nhà để xe; xe đưa đón người lao động, nhà ở trực tiếp cho người lao động; chi phí xây dựng cơ sở vật chất, chi phí mua sắm máy, thiết bị là tài sản cố định dùng để tổ chức hoạt động giáo dục nghề nghiệp được trích khấu hao tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế.
b) Chi khấu hao đối với tài sản cố định không có giấy tờ chứng minh thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp (trừ tài sản cố định thuê mua tài chính).
c) Chi khấu hao đối với tài sản cố định không được quản lý, theo dõi, hạch toán trong sổ sách kế toán của doanh nghiệp theo chế độ quản lý tài sản cố định và hạch toán kế toán hiện hành.
Như vậy, trường hợp doanh nghiệp có tài sản cố định nhưng không sử dụng cho hoạt động sản xuất, kinh doanh thì sẽ không được khấu trừ thuế TNDN.
- Chi phí thù lao là gì theo Pháp lệnh Chi phí tố tụng 2024?
- Mẫu tờ khai thuế GTGT quý 4 năm 2024? Tải mẫu tờ khai tại đâu?
- Giá chuyển nhượng đối với thu nhập từ hoạt động chuyển nhượng vốn là gì?
- Lịch nghỉ Tết 2025 xổ số miền Bắc, miền Trung, miền Nam? Trúng xổ số có phải đóng thuế thu nhập cá nhân không?
- Chính thức có Pháp lệnh Chi phí tố tụng mới từ 01/07/2025?
- Tổng hợp mẫu thông báo nghỉ Tết 2025 bằng tiếng Việt và tiếng Anh đầy đủ nhất? Doanh nghiệp có được nộp hồ sơ thuế điện tử vào mùng 1 Tết không?
- Lịch nghỉ Tết Ngân hàng Vietcombank 2025? Ngân hàng có trách nhiệm cung cấp thông tin giao dịch của người nộp thuế cho cơ quan thuế không?
- Thời hạn cá nhân tự đi quyết toán thuế TNCN 2025 là khi nào?
- Luật Thuế tài nguyên mới nhất năm 2025 là Luật nào?
- Từ 01/7/2025, chuyển giao công nghệ trong trường hợp nào không phải đóng thuế GTGT?