Mã số thuế đã cấp cho cá nhân có được sử dụng để cấp lại cho người nộp thuế là cá nhân khác không?

Mã số thuế đã cấp cho cá nhân có được sử dụng để cấp lại cho cá nhân khác không? Làm mất thông báo mã số thuế cá nhân có được cơ quan thuế cấp lại không?

Mã số thuế đã cấp cho cá nhân có được sử dụng để cấp lại cho người nộp thuế là cá nhân khác không?

Căn cứ khoản 3 Điều 30 Luật Quản lý thuế 2019 quy định

Đối tượng đăng ký thuế và cấp mã số thuế
...
3. Việc cấp mã số thuế được quy định như sau:
a) Doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức khác được cấp 01 mã số thuế duy nhất để sử dụng trong suốt quá trình hoạt động từ khi đăng ký thuế cho đến khi chấm dứt hiệu lực mã số thuế. Người nộp thuế có chi nhánh, văn phòng đại diện, đơn vị phụ thuộc trực tiếp thực hiện nghĩa vụ thuế thì được cấp mã số thuế phụ thuộc. Trường hợp doanh nghiệp, tổ chức, chi nhánh, văn phòng đại diện, đơn vị phụ thuộc thực hiện đăng ký thuế theo cơ chế một cửa liên thông cùng với đăng ký doanh nghiệp, đăng ký hợp tác xã, đăng ký kinh doanh thì mã số ghi trên giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã, giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh đồng thời là mã số thuế;
b) Cá nhân được cấp 01 mã số thuế duy nhất để sử dụng trong suốt cuộc đời của cá nhân đó. Người phụ thuộc của cá nhân được cấp mã số thuế để giảm trừ gia cảnh cho người nộp thuế thu nhập cá nhân. Mã số thuế cấp cho người phụ thuộc đồng thời là mã số thuế của cá nhân khi người phụ thuộc phát sinh nghĩa vụ với ngân sách nhà nước;
c) Doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm khấu trừ, nộp thuế thay được cấp mã số thuế nộp thay để thực hiện khai thuế, nộp thuế thay cho người nộp thuế;
d) Mã số thuế đã cấp không được sử dụng lại để cấp cho người nộp thuế khác;
đ) Mã số thuế của doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức khác sau khi chuyển đổi loại hình, bán, tặng, cho, thừa kế được giữ nguyên;
e) Mã số thuế cấp cho hộ gia đình, hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh là mã số thuế cấp cho cá nhân người đại diện hộ gia đình, hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh.
4. Đăng ký thuế bao gồm:
a) Đăng ký thuế lần đầu;
b) Thông báo thay đổi thông tin đăng ký thuế;
c) Thông báo khi tạm ngừng hoạt động, kinh doanh;
d) Chấm dứt hiệu lực mã số thuế;
đ) Khôi phục mã số thuế.

Căn cứ theo quy định nêu trên thì mã số thuế đã cấp không được sử dụng lại để cấp cho người nộp thuế khác.

Do đó, mã số thuế đã cấp cho cá nhân không được sử dụng để cấp lại cho người nộp thuế là cá nhân khác.

Mã số thuế đã cấp cho cá nhân có được sử dụng để cấp lại cho người nộp thuế là cá nhân khác không?

Mã số thuế đã cấp cho cá nhân có được sử dụng để cấp lại cho người nộp thuế là cá nhân khác không? (Hình từ Internet)

Làm mất thông báo mã số thuế cá nhân có được cơ quan thuế cấp lại không?

Căn cứ khoản 3 Điều 34 Luật Quản lý thuế 2019 quy định về cấp giấy chứng nhận đăng ký thuế như sau:

Cấp giấy chứng nhận đăng ký thuế
...
3. Trường hợp bị mất, rách, nát, cháy giấy chứng nhận đăng ký thuế hoặc thông báo mã số thuế, cơ quan thuế cấp lại trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đề nghị của người nộp thuế theo quy định.

Như vậy căn cứ theo quy định nêu trên thì trong trường hợp cá nhân làm mất thông báo mã số thuế thì có thể nộp hồ sơ đề nghị cấp lại thông báo mã số thuế đến cơ quan thuế.

Theo đó, cơ quan thuế cấp lại trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đề nghị của người nộp thuế theo quy định.

Các trường hợp chấm dứt hiệu lực mã số thuế là gì?

Căn cứ Điều 39 Luật Quản lý thuế 2019 quy định về các trường hợp chấm dứt mã số thuế như sau:

- Người nộp thuế đăng ký thuế cùng với đăng ký doanh nghiệp, đăng ký hợp tác xã, đăng ký kinh doanh thì thực hiện chấm dứt hiệu lực mã số thuế khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

+ Chấm dứt hoạt động kinh doanh hoặc giải thể, phá sản;

+ Bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã, giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;

+ Bị chia, bị sáp nhập, bị hợp nhất.

- Người nộp thuế đăng ký thuế trực tiếp với cơ quan thuế thì thực hiện chấm dứt hiệu lực mã số thuế khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

+ Chấm dứt hoạt động kinh doanh, không còn phát sinh nghĩa vụ thuế đối với tổ chức không kinh doanh;

+ Bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy phép tương đương;

+ Bị chia, bị sáp nhập, bị hợp nhất;

+ Bị cơ quan thuế ra thông báo người nộp thuế không hoạt động tại địa chỉ đã đăng ký;

+ Cá nhân chết, mất tích, mất năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật;

+ Nhà thầu nước ngoài khi kết thúc hợp đồng;

+ Nhà thầu, nhà đầu tư tham gia hợp đồng dầu khí khi kết thúc hợp đồng hoặc chuyển nhượng toàn bộ quyền lợi tham gia hợp đồng dầu khí.

- Nguyên tắc chấm dứt hiệu lực mã số thuế được quy định như sau:

+ Mã số thuế không được sử dụng trong các giao dịch kinh tế kể từ ngày cơ quan thuế thông báo chấm dứt hiệu lực;

+ Mã số thuế của tổ chức khi đã chấm dứt hiệu lực không được sử dụng lại, trừ trường hợp quy định tại Điều 40 của Luật Quản lý thuế 2019;

+ Mã số thuế của hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh khi chấm dứt hiệu lực thì mã số thuế của người đại diện hộ kinh doanh không bị chấm dứt hiệu lực và được sử dụng để thực hiện nghĩa vụ thuế khác của cá nhân đó;

+ Khi doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức khác và cá nhân chấm dứt hiệu lực mã số thuế thì đồng thời phải thực hiện chấm dứt hiệu lực đối với mã số thuế nộp thay;

+ Người nộp thuế là đơn vị chủ quản chấm dứt hiệu lực mã số thuế thì các đơn vị phụ thuộc phải bị chấm dứt hiệu lực mã số thuế.

- Hồ sơ đề nghị chấm dứt hiệu lực mã số thuế bao gồm:

+ Văn bản đề nghị chấm dứt hiệu lực mã số thuế;

+ Các giấy tờ khác có liên quan.

- Người nộp thuế đăng ký thuế cùng với đăng ký doanh nghiệp, đăng ký hợp tác xã, đăng ký kinh doanh thực hiện đăng ký giải thể hoặc chấm dứt hoạt động tại cơ quan đăng ký doanh nghiệp, đăng ký hợp tác xã, đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật. Trước khi thực hiện tại cơ quan đăng ký doanh nghiệp, đăng ký hợp tác xã, đăng ký kinh doanh người nộp thuế phải đăng ký với cơ quan thuế quản lý trực tiếp để hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.

- Người nộp thuế đăng ký thuế trực tiếp với cơ quan thuế nộp hồ sơ chấm dứt hiệu lực mã số thuế đến cơ quan thuế quản lý trực tiếp trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày có văn bản chấm dứt hoạt động hoặc chấm dứt hoạt động kinh doanh hoặc ngày kết thúc hợp đồng.

Mã số thuế
Cùng chủ đề
Hỏi đáp Pháp luật
Từ 01/7/2025 sẽ bắt đầu thay thế mã số thuế bằng mã số định danh cá nhân?
Hỏi đáp Pháp luật
Mã số thuế đã cấp cho cá nhân có được sử dụng để cấp lại cho người nộp thuế là cá nhân khác không?
Hỏi đáp Pháp luật
Cách cập nhật CCCD mã số thuế Online nhanh nhất 2024 là gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Hướng dẫn cập nhật thông tin CCCD vào mã số thuế?
Hỏi đáp Pháp luật
06 là trạng thái mã số thuế gì? NNT không hoạt động tại địa chỉ đã đăng ký có bị chấm dứt hiệu lực mã số thuế?
Hỏi đáp Pháp luật
Công ty lạ lấy mã số thuế của người lao động của công ty khác để khai thuế khống có phải là hành vi nghiêm cấm?
Hỏi đáp Pháp luật
Doanh nghiệp tư nhân được cấp mã số thuế 10 số hay 13 số?
Hỏi đáp Pháp luật
Có buộc phải ghi mã số thuế của người mua trên hóa đơn VAT không?
Cổng thông tin doanh nghiệp là gì? Cách tra mã số thuế cổng thông tin về đăng kí doanh nghiệp nhanh nhất hiện nay?
Cổng thông tin doanh nghiệp là gì? Cách tra mã số thuế cổng thông tin về đăng kí doanh nghiệp nhanh nhất hiện nay?
Hỏi đáp Pháp luật
Mã số hợp tác xã có phải mã số thuế? Giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã bị thu hồi có chấm dứt hiệu lực mã số thuế luôn không?
Tác giả:
Lượt xem: 33

Đăng ký tài khoản Lawnet

Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;