Lệ phí cấp giấy phép thành lập Văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam là bao nhiêu?
- Lệ phí cấp giấy phép thành lập Văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam là bao nhiêu?
- Cơ quan nào có quyền thu lệ phí cấp giấy phép thành lập Văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam?
- Điều kiện cấp Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài là gì?
Lệ phí cấp giấy phép thành lập Văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam là bao nhiêu?
Căn cứ khoản 1 Điều 4 Thông tư 143/2016/TT-BTC quy định về mức thu lệ phí như sau:
Mức thu lệ phí
1. Mức thu lệ phí cấp giấy phép thành lập Văn phòng đại diện của tổ chức xúc tiến thương mại nước ngoài, thương nhân nước ngoài tại Việt Nam như sau:
a) Cấp mới: 3.000.000 (ba triệu) đồng/giấy phép;
b) Cấp lại, sửa đổi, bổ sung, gia hạn: 1.500.000 (một triệu năm trăm nghìn) đồng/giấy phép.
2. Lệ phí cấp giấy phép thành lập Văn phòng đại diện của tổ chức xúc tiến thương mại nước ngoài, thương nhân nước ngoài tại Việt Nam thu bằng Đồng Việt Nam (VNĐ).
Theo quy định trên, mức thu lệ phí là cấp giấy phép thành lập Văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam là 3.000.000 (ba triệu) đồng/giấy phép đối với trường hợp cấp mới và 1.500.000 (một triệu năm trăm nghìn) đồng/giấy phép đối với trường hợp cấp lại, sửa đổi, bổ sung, gia hạn.
Lệ phí cấp giấy phép thành lập Văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam là bao nhiêu? (Hình từ Internet)
Cơ quan nào có quyền thu lệ phí cấp giấy phép thành lập Văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam?
Căn cứ Điều 3 Thông tư 143/2016/TT-BTC quy định về cơ quan có thẩm quyền thu lệ phí như sau:
Tổ chức thu lệ phí
1. Cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép thành lập Văn phòng đại diện của tổ chức xúc tiến thương mại nước ngoài tại Việt Nam (Cục Xúc tiến thương mại thuộc Bộ Công thương) theo quy định tại Nghị định số 100/2011/NĐ-CP ngày 28 tháng 10 năm 2011 của Chính phủ quy định về thành lập và hoạt động văn phòng đại diện của tổ chức xúc tiến thương mại nước ngoài tại Việt Nam có nhiệm vụ tổ chức thu, nộp lệ phí cấp giấy phép thành lập Văn phòng đại diện của tổ chức xúc tiến thương mại nước ngoài tại Việt Nam theo quy định tại Thông tư này.
2. Cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép thành lập Văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam theo quy định tại Nghị định số 07/2016/NĐ-CP ngày 25 tháng 01 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết Luật thương mại về Văn phòng đại diện, chi nhánh của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam; Cơ quan được ủy quyền cấp giấy phép thành lập Văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam theo quy định tại Nghị định số 29/2008/NĐ-CP ngày 14 tháng 3 năm 2008 của Chính phủ quy định về khu công nghiệp, khu chế xuất và khu kinh tế và Nghị định số 164/2013/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 29/2008/NĐ-CP ngày 14 tháng 3 năm 2008 có nhiệm vụ tổ chức thu, nộp lệ phí cấp phép thành lập Văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam theo hướng dẫn tại Thông tư này.
3. Thông tư này không áp dụng đối với văn phòng đại diện tại Việt Nam của tổ chức phi Chính phủ nước ngoài, tổ chức hợp tác, nghiên cứu, cơ sở văn hóa giáo dục và các tổ chức nước ngoài khác.
Như vậy, theo quy định trên, cơ quan có quyền thu lệ phí cấp giấy phép thành lập Văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam là cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép thành lập Văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam và cơ quan được ủy quyền cấp giấy phép thành lập Văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam.
Điều kiện cấp Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài là gì?
Theo quy định tại Điều 7 Nghị định 07/2016/NĐ-CP thì điều kiện để thương nhân nước ngoài được cấp Giấy phép thành lập văn phòng đại diện là:
- Thương nhân nước ngoài được thành lập, đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật quốc gia, vùng lãnh thổ tham gia điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên hoặc được pháp luật các quốc gia, vùng lãnh thổ này công nhận;
- Thương nhân nước ngoài đã hoạt động ít nhất 01 năm, kể từ ngày được thành lập hoặc đăng ký;
- Trong trường hợp Giấy đăng ký kinh doanh hoặc giấy tờ có giá trị tương đương của thương nhân nước ngoài có quy định thời hạn hoạt động thì thời hạn đó phải còn ít nhất là 01 năm tính từ ngày nộp hồ sơ;
- Nội dung hoạt động của Văn phòng đại diện phải phù hợp với cam kết của Việt Nam trong các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên;
- Trường hợp nội dung hoạt động của Văn phòng đại diện không phù hợp với cam kết của Việt Nam hoặc thương nhân nước ngoài không thuộc quốc gia, vùng lãnh thổ tham gia điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên, việc thành lập Văn phòng đại diện phải được sự chấp thuận của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ quản lý chuyên ngành (sau đây gọi chung là Bộ trưởng Bộ quản lý chuyên ngành).
- Tổng hợp văn bản hướng dẫn Luật Thuế thu nhập cá nhân mới nhất?
- Kết thúc thời gian miễn lệ phí môn bài 6 tháng đầu năm thì thời hạn nộp lệ phí môn bài là khi nào?
- Sử dụng hóa đơn không hợp pháp là gì? Sử dụng hóa đơn không hợp pháp bị phạt bao nhiêu tiền?
- Hộ kinh doanh cá thể có doanh thu trên 500 triệu một năm thì mức thuế môn bài cần nộp là bao nhiêu?
- Phí trọng tài là gì? Chi nhánh của tổ chức trọng tài nước ngoài tại Việt Nam có quyền thu phí trọng tài không?
- Người đang nợ thuế sẽ bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế bằng cách khấu trừ thuế vào tiền lương đúng không?
- Mẫu thông báo nộp lệ phí trước bạ nhà đất của cơ quan thuế theo Nghị định 126?
- Các trường hợp được hưởng 100% bảo hiểm y tế từ 01/7/2025? Người nước ngoài có được giảm trừ thuế TNCN khi đóng BHYT không?
- Điều kiện cấp giấy phép hoạt động điện lực từ 01/02/2025? Doanh thu từ hoạt động sản xuất bán điện có được hưởng ưu đãi thuế TNDN?
- Căn cứ lập kế hoạch đầu tư công trung hạn và hằng năm từ 01/01/2025? Ưu đãi thuế TNDN với dự án đáp ứng điều kiện về lĩnh vực ưu đãi đầu tư?