Hủy hóa đơn là gì? Mẫu biên bản hủy hóa đơn mới nhất theo Thông tư 78 của Bộ Tài chính như thế nào?

Thế nào là hủy hóa đơn? Tham khảo mẫu biên bản hủy hóa đơn theo Thông tư 78 của Bộ Tài chính? Việc xử lý hóa đơn điện tử có sai xót được thực hiện như thế nào?

Hủy hóa đơn là gì?

Theo quy định tại khoản 10 Điều 3 Nghị định 123/2020/NĐ-CP, hủy hóa đơn chứng từ có nghĩa là:

Giải thích từ ngữ
Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
...
10. Hủy hóa đơn, chứng từ là làm cho hóa đơn, chứng từ đó không có giá trị sử dụng.
11. Tiêu hủy hóa đơn, chứng từ:
a) Tiêu hủy hóa đơn, chứng từ điện tử là biện pháp làm cho hóa đơn điện tử, chứng từ điện tử không còn tồn tại trên hệ thống thông tin, không thể truy cập và tham chiếu đến thông tin chứa trong hóa đơn điện tử, chứng từ điện tử.
b) Tiêu hủy hóa đơn do cơ quan thuế đặt in, tiêu hủy chứng từ đặt in, tự in là việc sử dụng biện pháp đốt cháy, cắt, xé nhỏ hoặc hình thức tiêu hủy khác, đảm bảo hóa đơn, chứng từ đã tiêu hủy sẽ không thể sử dụng lại các thông tin, số liệu trên đó.
...

Từ quy định trên, có thể hiểu hủy hóa đơn là làm cho hóa đơn không có giá trị sử dụng.

Hủy hóa đơn là gì? Mẫu biên bản hủy hóa đơn mới nhất theo Thông tư 78 của Bộ Tài chính như thế nào?

Hủy hóa đơn là gì? Mẫu biên bản hủy hóa đơn mới nhất theo Thông tư 78 của Bộ Tài chính như thế nào? (Hình từ Internet)

Mẫu biên bản hủy hóa đơn theo Thông tư 78 của Bộ Tài chính?

Dưới đây là mẫu biên bản hủy hóa đơn theo Thông tư 78/2021/TT-BTC:

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

…….o0o…….

BIÊN BẢN HỦY HOÁ ĐƠN ĐIỆN TỬ

Căn cứ theo Nghị định 123/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của Chính phủ quy định về hóa đơn, chứng từ.

Căn cứ theo Thông tư 78/2021/TT-BTC ngày 17/09/2021 hướng dẫn thực hiện một số điều của Luật Quản lý thuế, Nghị định 123/2020/NĐ-CP

Hôm nay, ngày tháng năm 2022, Chúng tôi gồm:

Tải về Mẫu biên bản hủy hóa đơn theo Thông tư 78 file word

Lưu ý: Mẫu biên bản hủy hóa đơn theo Thông tư 78/2021/TT-BTC chỉ mang tính chất tham khảo.

Xử lý hóa đơn điện tử có sai sót trong một số trường hợp như thế nào?

Theo quy định tại khoản 1 Điều 7 Thông tư 78/2021/TT-BTC thì việc lý hóa đơn điện tử đã gửi cơ quan thuế có sai sót trong một số trường hợp được thực hiện như sau:

- Trường hợp hóa đơn điện tử đã lập có sai sót phải cấp lại mã của cơ quan thuế hoặc hóa đơn điện tử có sai sót cần xử lý theo hình thức điều chỉnh hoặc thay thế theo quy định tại Điều 19 Nghị định số 123/2020/NĐ-CP thì người bán được lựa chọn sử dụng Mẫu số 04/SS-HĐĐT tại Phụ lục IA ban hành kèm theo Nghị định số 123/2020/NĐ-CP để thông báo việc điều chỉnh cho từng hóa đơn có sai sót hoặc thông báo việc điều chỉnh cho nhiều hóa đơn điện tử có sai sót và gửi thông báo theo Mẫu số 04/SS-HĐĐT đến cơ quan thuế bất cứ thời gian nào nhưng chậm nhất là ngày cuối cùng của kỳ kê khai thuế giá trị gia tăng phát sinh hóa đơn điện tử điều chỉnh;

- Trường hợp người bán lập hóa đơn khi thu tiền trước hoặc trong khi cung cấp dịch vụ theo quy định tại Khoản 2 Điều 9 Nghị định số 123/2020/NĐ-CP sau đó có phát sinh việc hủy hoặc chấm dứt việc cung cấp dịch vụ thì người bán thực hiện hủy hóa đơn điện tử đã lập và thông báo với cơ quan thuế về việc hủy hóa đơn theo Mẫu số 04/SS-HĐĐT tại Phụ lục IA ban hành kèm theo Nghị định số 123/2020/NĐ-CP;

- Trường hợp hóa đơn điện tử đã lập có sai sót và người bán đã xử lý theo hình thức điều chỉnh hoặc thay thế theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 19 Nghị định số 123/2020/NĐ-CP, sau đó lại phát hiện hóa đơn tiếp tục có sai sót thì các lần xử lý tiếp theo người bán sẽ thực hiện theo hình thức đã áp dụng khi xử lý sai sót lần đầu;

- Theo thời hạn thông báo ghi trên Mẫu số 01/TB-RSĐT Phụ lục IB kèm theo Nghị định số 123/2020/NĐ-CP, người bán thực hiện thông báo với cơ quan thuế theo Mẫu số 04/SS-HĐĐT tại Phụ lục IA ban hành kèm theo Nghị định số 123/2020/NĐ-CP về việc kiểm tra hóa đơn điện tử đã lập có sai sót, trong đó ghi rõ căn cứ kiểm tra là thông báo Mẫu số 01/TB-RSĐT của cơ quan thuế (bao gồm thông tin số và ngày thông báo);

- Trường hợp theo quy định hóa đơn điện tử được lập không có ký hiệu mẫu số hóa đơn, ký hiệu hóa đơn, số hóa đơn có sai sót thì người bán chỉ thực hiện điều chỉnh mà không thực hiện hủy hoặc thay thế;

- Riêng đối với nội dung về giá trị trên hóa đơn có sai sót thì: điều chỉnh tăng (ghi dấu dương), điều chỉnh giảm (ghi dấu âm) đúng với thực tế điều chỉnh.

Hủy hóa đơn
Cùng chủ đề
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu biên bản hủy hóa đơn mới nhất 2024? Hồ sơ tiêu hủy hóa đơn có được lưu tại doanh nghiệp không?
Hỏi đáp Pháp luật
Hủy hóa đơn là gì? Mẫu biên bản hủy hóa đơn mới nhất theo Thông tư 78 của Bộ Tài chính như thế nào?
Tác giả: Nguyễn Như Quỳnh
Lượt xem: 126

Đăng ký tài khoản Lawnet

Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;