Hướng dẫn cách viết mẫu 01/PLI báo cáo tình hình sử dụng lao động 6 tháng cuối năm 2024? Tiền phụ cấp độc hại của người lao động có chịu thuế TNCN không?
Hướng dẫn cách viết mẫu số 01/PLI báo cáo tình hình sử dụng lao động 6 tháng cuối năm 2024?
Mẫu báo cáo tình hình sử dụng lao động theo mẫu số 01/PLI, áp dụng cho 6 tháng đầu năm 2024, hiện được quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 145/2020/NĐ-CP. Mẫu báo cáo này được doanh nghiệp sử dụng để báo cáo định kỳ về tình hình lao động của đơn vị, giúp cơ quan quản lý nhà nước theo dõi và đánh giá tình hình sử dụng lao động trong từng thời kỳ, từ đó có các biện pháp điều chỉnh và hỗ trợ cần thiết.
Mẫu số 01/PLI mẫu báo cáo tình hình sử dụng lao động .tải về
Phần khai báo thông tin đơn vị nhận báo cáo:
Điền thông tin về Sở Lao động - Thương binh và Xã hội; cơ quan bảo hiểm xã hội cấp quận, huyện nơi doanh nghiệp hoặc chi nhánh, văn phòng đại diện đặt trụ sở ([1]).
Phân loại vị trí việc làm:
Cột (8) Nhà quản lý: Đánh dấu "X" với những lao động giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý tại các cấp bậc và lĩnh vực, từ trung ương đến địa phương (xã).
Cột (9) Chuyên môn kỹ thuật bậc cao: Đánh dấu "X" với lao động yêu cầu trình độ chuyên môn từ đại học trở lên trong các lĩnh vực như khoa học, kỹ thuật, y tế, giáo dục, kinh doanh, công nghệ thông tin, luật, văn hóa và xã hội.
Cột (10) Chuyên môn kỹ thuật bậc trung: Đánh dấu "X" với lao động có trình độ từ cao đẳng hoặc trung cấp trong các lĩnh vực như khoa học, kỹ thuật, y tế, kinh doanh, luật, công nghệ thông tin, văn hóa và giáo dục.
Người điền cần xác định vị trí việc làm của mỗi lao động và đánh dấu "X" vào ô phù hợp.
Các thông tin khác liên quan đến lao động:
- Tiền lương, phụ cấp: Điền mức lương và phụ cấp theo thỏa thuận trong hợp đồng lao động. Nếu không có thỏa thuận, để trống.
- Loại và hiệu lực hợp đồng lao động: Ghi rõ loại hợp đồng (xác định thời hạn, không xác định thời hạn) và thời gian hiệu lực hợp đồng.
- Ngành nghề nặng nhọc, độc hại: Đánh dấu nếu lao động làm công việc thuộc nhóm ngành nghề nặng nhọc, độc hại.
- Thời gian đóng bảo hiểm xã hội (BHXH): Điền thời điểm bắt đầu và kết thúc đóng BHXH nếu có, theo hợp đồng và thực tế đóng bảo hiểm của lao động.
Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo.
Hướng dẫn cách viết mẫu số 01/PLI báo cáo tình hình sử dụng lao động 6 tháng cuối năm 2024? Doanh nghiệp có bắt buộc quyết toán thuế thu nhập cá nhân cho người lao động không? (Hình từ Internet)
Người lao động có trách nhiệm phải nộp báo cáo tình hình sử dụng lao động không?
Theo Điều 12 Bộ luật Lao động 2019 quy định về trách nhiệm quản lý lao động của người sử dụng lao động như sau:
Trách nhiệm quản lý lao động của người sử dụng lao động
1. Lập, cập nhật, quản lý, sử dụng sổ quản lý lao động bằng bản giấy hoặc bản điện tử và xuất trình khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu.
2. Khai trình việc sử dụng lao động trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày bắt đầu hoạt động, định kỳ báo cáo tình hình thay đổi về lao động trong quá trình hoạt động với cơ quan chuyên môn về lao động thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và thông báo cho cơ quan bảo hiểm xã hội.
3. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
Như vậy, thông qua quy định trên thì người lao động phải có trách nhiệm cho việc nộp báo cáo sử dụng tình hình lao động.
Tiền phụ cấp độc hại của người lao động có chịu thuế TNCN không?
Căn cứ khoản 2 Điều 2 Thông tư 111/2013/TT-BTC quy định về các khoản thu nhập chịu thuế như sau:
Các khoản thu nhập chịu thuế
...
2. Thu nhập từ tiền lương, tiền công
Thu nhập từ tiền lương, tiền công là thu nhập người lao động nhận được từ người sử dụng lao động, bao gồm:
a) Tiền lương, tiền công và các khoản có tính chất tiền lương, tiền công dưới các hình thức bằng tiền hoặc không bằng tiền.
b) Các khoản phụ cấp, trợ cấp, trừ các khoản phụ cấp, trợ cấp sau:
b.1) Trợ cấp, phụ cấp ưu đãi hàng tháng và trợ cấp một lần theo quy định của pháp luật về ưu đãi người có công.
b.2) Trợ cấp hàng tháng, trợ cấp một lần đối với các đối tượng tham gia kháng chiến, bảo vệ tổ quốc, làm nhiệm vụ quốc tế, thanh niên xung phong đã hoàn thành nhiệm vụ.
b.3) Phụ cấp quốc phòng, an ninh; các khoản trợ cấp đối với lực lượng vũ trang.
b.4) Phụ cấp độc hại, nguy hiểm đối với những ngành, nghề hoặc công việc ở nơi làm việc có yếu tố độc hại, nguy hiểm.
b.5) Phụ cấp thu hút, phụ cấp khu vực.
b.6) Trợ cấp khó khăn đột xuất, trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, trợ cấp một lần khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi, mức hưởng chế độ thai sản, mức hưởng dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ sau thai sản, trợ cấp do suy giảm khả năng lao động, trợ cấp hưu trí một lần, tiền tuất hàng tháng, trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm, trợ cấp thất nghiệp và các khoản trợ cấp khác theo quy định của Bộ luật Lao động và Luật Bảo hiểm xã hội.
b.7) Trợ cấp đối với các đối tượng được bảo trợ xã hội theo quy định của pháp luật.
b.8) Phụ cấp phục vụ đối với lãnh đạo cấp cao.
...
Như vậy, khoản phụ cấp độc hại, nguy hiểm dành cho người lao động làm việc trong những ngành, nghề hoặc công việc có yếu tố độc hại, nguy hiểm sẽ không phải tính vào thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân (thuế TNCN).
- Phương pháp khai thuế GTGT, thuế TNCN theo từng lần phát sinh áp dụng với cá nhân kinh doanh nào?
- Trong lĩnh vực quản lý thuế, phí, lệ phí của cơ quan thuế thì thời điểm lập biên lai ra sao?
- Mẫu Bảng kê viên chức ngoại giao thuộc đối tượng được hoàn thuế giá trị gia tăng (Mẫu số 01-3b/HT)?
- Khu phi thuế quan có chịu thuế GTGT không? Khu phi thuế quan gồm những khu nào?
- Nhận tiền tài trợ có lập hóa đơn không? Bảo mật đối với hóa đơn điện tử như thế nào?
- Thuế VAT ai chịu? Nộp hồ sơ khai thuế VAT ở đâu?
- Cục trưởng Cục Thuế có quyền ấn định thuế không? Người nộp thuế bị ấn định thuế trong những trường hợp nào?
- Hướng dẫn quy trình kê khai lệ phí trước bạ điện tử cho xe máy như thế nào?
- Doanh nghiệp tư nhân được cấp mã số thuế 10 số hay 13 số?
- Tờ khai đăng ký thuế lần đầu dùng cho cơ quan đại diện của tổ chức quốc tế tại Việt Nam là mẫu nào?