Hướng dẫn 3 cách viết Bản kiểm điểm đảng viên cuối năm 2024 mẫu 2A, 2B? Đảng viên ở nông thôn thì đóng đảng phí bao nhiêu?
Hướng dẫn 3 cách viết Bản kiểm điểm đảng viên cuối năm 2024 mẫu 2A, 2B?
Mới nhất:
Xem thêm:
>>> 02 cách điền chi tiết Bản kiểm điểm cá nhân đảng viên 2024 đối với cá nhân giữ chức vụ lãnh đạo?
Mẫu 02A-HD KĐ.ĐG 2023 là mẫu bản kiểm điểm Đảng viên cuối năm 2024 đối với cá nhân không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý là ban hành kèm theo Hướng dẫn 25-HD/BTCTW năm 2023.
Mẫu 02B-HD KĐ.ĐG 2023 là mẫu Bản kiểm điểm cá nhân Đảng viên cuối năm 2024 đối với cá nhân giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý ban hành kèm theo Hướng dẫn 25-HD/BTCTW năm 2023, cụ thể như sau:
Mẫu bản kiểm điểm Đảng viên cuối năm 2024 như sau:
Mẫu 02A bản kiểm điểm Đảng viên cuối năm 2024 đối với cá nhân không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý ... Tải về
Mẫu 02B Bản kiểm điểm cá nhân Đảng viên cuối năm 2024 đối với cá nhân giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý...Tải về
Dưới đây là tổng hợp 3 cách viết Bản kiểm điểm đảng viên cuối năm 2024 mẫu 2A, 2B các bạn có thể tham khảo:
Cách 1:
(1) Thông tin chi tiết Đảng viên:
Họ và tên; ngày, tháng, năm sinh; chức vụ trong Đảng và chức vụ chính quyền, đoàn thể (nếu có) kèm theo đơn vị công tác cùng tên của Chi bộ.
(2) Ưu điểm, kết quả đạt được
Trước hết, Đảng viên cần phải nêu được ưu điểm trong quá trình bản thân rèn luyện suốt một năm qua. Trong đó, phải đảm bảo đầy đủ các nội dung sau đây:
*Đối với cá nhân không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý;
- Về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống; ý thức tổ chức kỷ luật; tác phong, lề lối làm việc: Đây là một trong những mục tiêu hàng đầu trong nhiệm vụ hằng năm của từng Đảng viên. Trong đó, cần phải chủ động liên hệ các biểu hiện về suy thoái, "tự diễn biến", "tự chuyển hóa"…
- Khi kiểm điểm Đảng viên, không chỉ căn cứ vào các nhiệm vụ trọng tâm của Đảng viên đó mà còn phải liên hệ với nhiệm vụ, chức trách của mình ở chính quyền. Do đó, nội dung cần phải có trong bản kiểm điểm là:
Thực hiện cũng như kết quả thực hiện chức trách, nhiệm vụ, quyền hạn được giao trong năm.
Trách nhiệm của cá nhân Đảng viên đó liên quan đến kết quả, hạn chế, khuyết điểm ở lĩnh vực, địa phương, tổ chức, cơ quan, đơn vị do mình phụ trách, đảm nhiệm.
- Việc thực hiện cam kết tu dưỡng, rèn luyện, phấn đấu hằng năm của Đảng viên.
*Đối với cá nhân giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý;
- Về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống; tinh thần đoàn kết, thống nhất trong nội bộ; ý thức tổ chức kỷ luật, trách nhiệm nêu gương, việc thực hiện những điều đảng viên không được làm; tác phong, lề lối làm việc. Liên hệ các biểu hiện về suy thoái, "tự diễn biến", "tự chuyển hoá".
- Việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn và kết quả thực hiện các chỉ tiêu, nhiệm vụ được giao trong năm.
- Kết quả công tác lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý, điều hành; thực hiện chức trách, nhiệm vụ; mức độ hoàn thành nhiệm vụ của các tổ chức, cơ quan, đơn vị thuộc quyền quản lý; khả năng quy tụ, xây dựng đoàn kết nội bộ.
- Trách nhiệm trong công việc; tinh thần năng động, đổi mới, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm; xử lý những vấn đề khó, phức tạp, nhạy cảm trong thực hiện nhiệm vụ.
- Trách nhiệm nêu gương của bản thân và gia đình; việc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí; sự tín nhiệm của cán bộ, đảng viên.
- Việc thực hiện cam kết tu dưỡng, rèn luyện, phấn đấu hằng năm
(3) Những hạn chế, khuyết điểm, nguyên nhân
Bên cạnh những thành tích đạt được thì luôn đi kèm đó là hạn chế và khuyết điểm. Trong bản tự kiểm điểm này, Đảng viên cũng phải chỉ ra được những khuyết điểm, hạn chế của mình trong năm nay và nguyên nhân của những khuyết điểm đó.
Đồng thời, Đảng viên cũng phải nêu rõ kết quả, biện pháp khắc phục những khuyết điểm đã được cấp có thẩm quyền chỉ ra, kết luận ở các năm trước.
+ Hạn chế, khuyết điểm
*Đối với cá nhân không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý;
Ví dụ: Còn vắng họp chi bộ nhiều lần trong năm, còn vắng học nghị quyết, chưa mạnh dạn phát biểu ý kiến đóng góp trong các cuộc họp của chi bộ, còn nhiều thiếu sót trong công tác...
+ Nguyên nhân của hạn chế, khuyết điểm
Ví dụ: Do phải liên tục công tác xa nên không thể tham dự họp chi bộ, học nghị quyết đầy đủ;…
*Đối với cá nhân giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý;
+ Hạn chế, khuyết điểm
Ví dụ: Trình bày những điểm yếu trong việc thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn. Có thể là thiếu sót trong việc triển khai các sáng kiến, đổi mới hoặc chưa đủ năng lực để giải quyết một số vấn đề phức tạp.
+ Nguyên nhân của hạn chế, khuyết điểm
Ví dụ: Do chưa quản lý thời gian tốt, chưa cương quyết trong việc quyết định,...
(4) Kết quả khắc phục những hạn chế, khuyết điểm đã được cấp có thẩm quyền kết luận hoặc chỉ ra ở các kỳ kiểm điểm trước
Kiểm điểm rõ từng hạn chế, khuyết điểm (đã được khắc phục; đang khắc phục, mức độ khắc phục; chưa được khắc phục); những khó khăn, vướng mắc (nếu có); trách nhiệm cá nhân.
Đảng viên tự đánh giá về cấp độ thực hiện: Chọn 1 trong các mức độ (Xuất sắc; Tốt; Trung bình; Kém)
(5) Giải trình về những vấn đề được gợi ý kiểm điểm (nếu có)
Giải trình từng vấn đề được gợi ý kiểm điểm, nêu nguyên nhân và xác định trách nhiệm của cá nhân với từng vấn đề được gợi ý kiểm điểm.
(6) Làm rõ trách nhiệm của cá nhân với những hạn chế, khuyết điểm của tập thể (nếu có)
(7) Phương hướng, biện pháp khắc phục hạn chế, khuyết điểm
*Đối với cá nhân không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý;
Ví dụ: Sẽ cố gắng sắp xếp thời gian công việc, học tập một cách hợp lý để tham dự đầy đủ các buổi họp chi bộ, học nghị quyết; Mạnh dạn phát biểu ý kiến trong các buổi sinh hoạt chi bộ.
*Đối với cá nhân giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý;
Ví dụ: chủ động phân công nhiệm vụ rõ ràng và theo dõi tiến độ công việc chặt chẽ hơn. Bên cạnh đó, tổ chức các cuộc họp giao ban định kỳ để kịp thời giải quyết vấn đề phát sinh, từ đó đảm bảo công việc được thực hiện hiệu quả, đúng tiến độ.
(8) Tự nhận mức xếp loại chất lượng
Đây là một trong những nội dung quan trọng của bản tự kiểm điểm. Trong đó, các mức xếp loại gồm hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ; Hoàn thành tốt nhiệm vụ; Hoàn thành nhiệm vụ; Không hoàn thành nhiệm vụ.
(9) Ký và ghi rõ họ tên của đảng viên làm đánh giá
(10) Ý kiến nhận xét của Thủ trưởng cơ quan, chi ủy (chi bộ), Đảng ủy (Chi ủy)
Sau khi Đảng viên tự nhận mức đánh giá, căn cứ vào những thông tin được Đảng viên tự kiểm điểm nêu tại bản kiểm điểm Đảng viên cuối năm, các cấp gồm Thủ trưởng cơ quan, đơn vị; chi ủy và Đảng ủy sẽ đánh giá Đảng viên đó.
- Thủ trưởng cơ quan, đơn vị của Đảng viên đó: Nhận xét, đánh giá và đưa ra mức xếp loại chất lượng (nếu là công chức, viên chức).
- Chi ủy: Tổng hợp mức tự xếp loại của Đảng viên, ý kiến của các cơ quan có thẩm quyền nơi Đảng viên cư trú để đề xuất mức xếp loại.
- Cấp ủy: Tổng hợp, thẩm định, căn cứ vào đề xuất của chi ủy để đưa ra mức xếp loại chất lượng Đảng viên.
Cách 2:
(1) Thông tin chi tiết Đảng viên:
Họ và tên; ngày, tháng, năm sinh; chức vụ trong Đảng và chức vụ chính quyền, đoàn thể (nếu có) kèm theo đơn vị công tác cùng tên của Chi bộ.
(2) Ưu điểm, kết quả đạt được
*Đối với cá nhân không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý
- Ưu điểm trong tư tưởng chính trị
+ Trình bày việc thực hiện tư tưởng chính trị, lòng trung thành với Đảng, chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước.
+ Nêu rõ thái độ phấn đấu, quyết tâm xây dựng và bảo vệ tổ chức Đảng, góp phần xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh.
- Kết quả đạt được trong công tác chuyên môn và thực hiện nhiệm vụ được giao
+ Đánh giá việc hoàn thành nhiệm vụ, kết quả công tác và những sáng kiến hoặc đóng góp có giá trị trong quá trình công tác.
+ Nêu rõ sự nỗ lực, sáng tạo trong công việc, những kết quả cụ thể, và hiệu quả đạt được.
Ví dụ:
"Hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ chuyên môn được giao, luôn chủ động và sáng tạo trong công việc. Đã đề xuất và triển khai thành công một số giải pháp cải tiến giúp nâng cao hiệu quả công tác, được đơn vị và đồng nghiệp đánh giá cao."
- Ưu điểm trong phẩm chất đạo đức, lối sống
+ Đánh giá về đạo đức, lối sống lành mạnh, trong sạch, gương mẫu. Nêu rõ tinh thần đấu tranh chống tham nhũng, tiêu cực và việc thực hiện các quy định của Đảng về chuẩn mực đạo đức của Đảng viên.
+ Nhấn mạnh sự gương mẫu trong tập thể, tinh thần đoàn kết, hỗ trợ đồng chí và nhân dân.
- Kết quả trong học tập và rèn luyện lý luận chính trị, chuyên môn
+ Trình bày việc tham gia đầy đủ các khóa đào tạo, bồi dưỡng về lý luận chính trị và chuyên môn do Đảng và đơn vị tổ chức.
+ Nêu rõ những tiến bộ trong năng lực chuyên môn, tự nghiên cứu để nâng cao kiến thức.
Ví dụ:
"Đã tham gia đầy đủ các lớp bồi dưỡng chính trị và chuyên môn, không ngừng tự học hỏi để nâng cao kiến thức phục vụ tốt hơn cho công việc. Luôn cập nhật các văn bản, chỉ thị mới để thực hiện nhiệm vụ chính xác và hiệu quả."
* Đối với cá nhân giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý
- Ưu điểm trong công tác lãnh đạo, quản lý
+ Đánh giá khả năng lãnh đạo, điều hành và định hướng trong công việc, nêu rõ vai trò dẫn dắt tập thể hoàn thành nhiệm vụ.
+ Nhấn mạnh tinh thần trách nhiệm, sự gương mẫu của bản thân, đặc biệt trong việc chấp hành nghiêm túc các quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước.
Ví dụ:
"Luôn thực hiện tốt vai trò lãnh đạo, quản lý, đưa ra định hướng rõ ràng giúp tập thể hoàn thành các chỉ tiêu công tác. Đề cao trách nhiệm và gương mẫu trong mọi hoạt động, chấp hành nghiêm túc các quy định của Đảng và Nhà nước."
+ Kết quả đạt được trong công tác chuyên môn và nhiệm vụ được giao
+ Trình bày các kết quả cụ thể đạt được trong đơn vị, đặc biệt là những chỉ tiêu hoặc nhiệm vụ đã hoàn thành vượt mức.
+ Nêu rõ những sáng kiến, cải tiến trong quá trình quản lý mang lại hiệu quả cao cho công việc hoặc nâng cao năng suất làm việc của tập thể.
- Ưu điểm trong tư tưởng chính trị
+ Nêu rõ sự kiên định, trung thành với tư tưởng, đường lối của Đảng, tinh thần đoàn kết và trách nhiệm trong xây dựng Đảng bộ, Chi bộ.
+ Đề cao trách nhiệm của bản thân trong việc động viên, khuyến khích và gắn kết các thành viên trong tổ chức để xây dựng một tập thể vững mạnh.
- Phẩm chất đạo đức, lối sống:
+ Đánh giá việc giữ gìn phẩm chất đạo đức và lối sống lành mạnh, gương mẫu của người lãnh đạo.
+ Nêu rõ sự công tâm, khách quan trong công việc, tinh thần phục vụ nhân dân và đoàn kết, hỗ trợ đồng nghiệp.
- Kết quả trong bồi dưỡng, đào tạo và phát triển nhân lực
+ Nêu các kết quả cụ thể trong công tác bồi dưỡng và đào tạo đội ngũ nhân viên, xây dựng nguồn nhân lực chất lượng cao cho tổ chức.
+ Đề cập đến các chương trình đào tạo, các buổi chia sẻ kinh nghiệm, giúp đội ngũ phát triển chuyên môn, gắn bó và phát huy khả năng.
(3) Những hạn chế, khuyết điểm, nguyên nhân
*Đối với cá nhân không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý
- Những hạn chế trong tư tưởng chính trị
+ Đánh giá những khía cạnh còn thiếu sót trong việc học tập và thực hiện tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, nếu có.
+ Nhận xét về những biểu hiện chưa tốt như chưa chủ động cập nhật thông tin, đôi khi thiếu tích cực trong việc tham gia các hoạt động chính trị hoặc học tập lý luận của Đảng.
- Hạn chế trong thực hiện nhiệm vụ được giao
+ Trình bày những hạn chế trong công việc, như chưa đạt hiệu quả tối đa trong một số nhiệm vụ, chậm tiến độ hoặc chưa đạt được các mục tiêu đề ra.
+ Nhận xét về việc thiếu chủ động hoặc chưa linh hoạt trong xử lý công việc.
Ví dụ:
"Một số công việc chưa đạt hiệu quả cao do khả năng sắp xếp thời gian chưa hợp lý. Đôi khi chưa chủ động trong việc nắm bắt và giải quyết vấn đề, dẫn đến chậm tiến độ một vài nhiệm vụ."
- Hạn chế trong việc học tập, bồi dưỡng và tự rèn luyện
+ Trình bày về sự thiếu hụt hoặc chậm trễ trong việc bồi dưỡng chuyên môn và lý luận chính trị, chưa dành đủ thời gian cho việc tự học, tự rèn luyện.
+ Nêu rõ những điểm còn yếu cần cải thiện trong kiến thức chuyên môn hoặc kỹ năng công tác.
Ví dụ:
"Việc tự học và bồi dưỡng lý luận chính trị chưa được thực hiện đều đặn. Đôi lúc chưa dành thời gian đủ để nâng cao chuyên môn, dẫn đến khả năng ứng dụng trong công việc chưa đạt hiệu quả cao nhất."
- Nguyên nhân của các hạn chế, khuyết điểm
+ Đưa ra các nguyên nhân chủ quan và khách quan dẫn đến các hạn chế trên. Lưu ý chỉ ra một cách cụ thể, rõ ràng để làm rõ lý do chưa hoàn thành tốt một số nhiệm vụ.
+ Nguyên nhân có thể do kỹ năng cá nhân cần cải thiện, hoặc do điều kiện khách quan như khối lượng công việc lớn, chưa được hướng dẫn đầy đủ.
*Đối với cá nhân giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý
- Những hạn chế trong công tác lãnh đạo, quản lý
+ Đánh giá các khuyết điểm trong việc lãnh đạo và quản lý tập thể, có thể là thiếu sót trong chỉ đạo, quản lý nhân sự, hoặc công tác phối hợp, triển khai nhiệm vụ.
+ Nếu có sự chậm trễ trong việc thực hiện nhiệm vụ hoặc các chỉ đạo chưa được triển khai hiệu quả, cần chỉ rõ.
- Những hạn chế trong công tác chuyên môn
+ Trình bày những điểm yếu trong việc thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn. Có thể là thiếu sót trong việc triển khai các sáng kiến, đổi mới hoặc chưa đủ năng lực để giải quyết một số vấn đề phức tạp.
+ Nếu có các công việc chưa hoàn thành tốt hoặc chưa đạt được mục tiêu đề ra, cần phải chỉ rõ.
- Những hạn chế về tư tưởng chính trị
+ Nêu ra các khuyết điểm trong việc học tập và thực hiện các nghị quyết, chỉ thị của Đảng. Có thể là thiếu chủ động trong việc cập nhật và nghiên cứu các văn bản chỉ đạo của Đảng, dẫn đến việc thực hiện chưa đồng bộ hoặc thiếu nhất quán.
+ Nếu có sai sót trong việc thực hiện chỉ đạo của cấp trên hoặc không hoàn thành nhiệm vụ đúng hạn, cần phải đề cập.
- Những hạn chế về phẩm chất đạo đức, lối sống
+ Trình bày các khuyết điểm trong phẩm chất đạo đức, lối sống của bản thân, có thể là chưa phát huy đủ tính gương mẫu trong công tác hoặc trong cuộc sống hàng ngày.
+ Nếu có những hành vi chưa phù hợp với chuẩn mực của Đảng viên, cần đề cập rõ.
- Nguyên nhân của các hạn chế, khuyết điểm
+ Phân tích các nguyên nhân chủ quan và khách quan dẫn đến các hạn chế, khuyết điểm đã nêu. Có thể do yếu tố cá nhân như thiếu kỹ năng quản lý thời gian, hoặc do yếu tố khách quan như khối lượng công việc quá lớn, thiếu sự hỗ trợ từ cấp dưới, v.v.
+ Cần nêu rõ nguyên nhân để giúp bản thân hiểu rõ hơn về vấn đề và tìm ra giải pháp khắc phục.
- Kết thúc phần này bằng cách thể hiện sự nghiêm túc trong tự phê bình và cam kết khắc phục các hạn chế, khuyết điểm trong thời gian tới. Đây cũng là lúc để bạn thể hiện trách nhiệm và tinh thần cầu tiến của một Đảng viên giữ chức vụ lãnh đạo.
Ví dụ:
"Tôi nhận thức được các hạn chế và khuyết điểm của bản thân trong công tác lãnh đạo, quản lý. Tôi cam kết sẽ nghiêm túc khắc phục những điểm yếu này thông qua việc cải thiện kỹ năng quản lý, giao tiếp và phối hợp giữa các bộ phận. Đồng thời, sẽ dành nhiều thời gian hơn để bồi dưỡng phẩm chất đạo đức và lối sống gương mẫu."
(4) Kết quả khắc phục những hạn chế, khuyết điểm đã được cấp có thẩm quyền kết luận hoặc chỉ ra ở các kỳ kiểm điểm trước
Kiểm điểm rõ từng hạn chế, khuyết điểm (đã được khắc phục; đang khắc phục, mức độ khắc phục; chưa được khắc phục); những khó khăn, vướng mắc (nếu có); trách nhiệm cá nhân.
Đảng viên tự đánh giá về cấp độ thực hiện: Chọn 1 trong các mức độ (Xuất sắc; Tốt; Trung bình; Kém)
(5) Giải trình về những vấn đề được gợi ý kiểm điểm (nếu có)
Giải trình từng vấn đề được gợi ý kiểm điểm, nêu nguyên nhân và xác định trách nhiệm của cá nhân với từng vấn đề được gợi ý kiểm điểm.
(6) Làm rõ trách nhiệm của cá nhân với những hạn chế, khuyết điểm của tập thể (nếu có)
(7) Phương hướng, biện pháp khắc phục hạn chế, khuyết điểm
*Đối với cá nhân không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý
- Phương hướng khắc phục về tư tưởng chính trị
+ Đưa ra các biện pháp để nâng cao nhận thức, tăng cường học tập và thực hành tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.
+ Đề ra kế hoạch tham gia đầy đủ các buổi sinh hoạt chính trị và cập nhật thường xuyên các chỉ thị, nghị quyết của Đảng.
Ví dụ:
"Cam kết sẽ dành thời gian để học tập, cập nhật các chỉ thị, nghị quyết mới của Đảng. Tham gia đầy đủ các buổi sinh hoạt chính trị do Chi bộ tổ chức, đồng thời chủ động học hỏi để củng cố lập trường tư tưởng, nâng cao nhận thức chính trị."
- Phương hướng khắc phục trong công tác chuyên môn và nhiệm vụ được giao
+ Đề ra các biện pháp cải thiện kỹ năng làm việc, tăng cường tính chủ động và linh hoạt trong công việc.
+ Nêu rõ kế hoạch sắp xếp thời gian hợp lý, học hỏi các kỹ năng mới và áp dụng các công cụ quản lý công việc nếu cần.
Ví dụ:
"Sẽ chủ động học hỏi thêm các kỹ năng quản lý công việc và sắp xếp thời gian hiệu quả. Cam kết cải thiện kỹ năng xử lý tình huống và tính chủ động, đảm bảo hoàn thành tốt các nhiệm vụ đúng tiến độ và đạt chất lượng cao."
- Phương hướng khắc phục về học tập, bồi dưỡng lý luận chính trị và chuyên môn
+ Đưa ra kế hoạch học tập lý luận chính trị và chuyên môn, tham gia đầy đủ các khóa đào tạo, bồi dưỡng mà tổ chức yêu cầu.
+ Cam kết tự học và nghiên cứu thêm ngoài giờ để nâng cao trình độ, đáp ứng tốt hơn yêu cầu công tác.
Ví dụ:
"Cam kết tham gia đầy đủ các khóa bồi dưỡng chính trị và chuyên môn, chủ động tự học và nghiên cứu để nâng cao năng lực chuyên môn. Sẽ dành thời gian ngoài giờ làm việc để rèn luyện và cập nhật kiến thức, nâng cao hiệu quả công việc."
*Đối với cá nhân giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý
- Phương hướng khắc phục trong công tác lãnh đạo, quản lý
+ Đề ra các biện pháp để cải thiện khả năng chỉ đạo, điều hành, đảm bảo công tác lãnh đạo được triển khai kịp thời và hiệu quả.
+ Tăng cường tính chủ động trong việc phân công công việc, theo dõi tiến độ, phối hợp với các bộ phận và nhân viên để đạt được kết quả tốt hơn.
Ví dụ:
"Để khắc phục các hạn chế trong công tác lãnh đạo và quản lý, tôi sẽ chủ động phân công nhiệm vụ rõ ràng và theo dõi tiến độ công việc chặt chẽ hơn. Bên cạnh đó, tôi sẽ tổ chức các cuộc họp giao ban định kỳ để kịp thời giải quyết vấn đề phát sinh, từ đó đảm bảo công việc được thực hiện hiệu quả, đúng tiến độ."
- Phương hướng khắc phục về công tác chuyên môn
+ Đề ra kế hoạch nâng cao năng lực chuyên môn, cải thiện kỹ năng quản lý công việc, giải quyết vấn đề và sáng tạo trong công tác.
+ Tìm hiểu và áp dụng các sáng kiến, đổi mới quy trình làm việc, cải tiến phương pháp quản lý để đạt hiệu quả cao hơn.
- Phương hướng khắc phục về công tác bồi dưỡng, đào tạo nhân lực
+ Đề ra các biện pháp cải thiện công tác đào tạo, bồi dưỡng nhân lực trong đơn vị, tạo cơ hội cho đội ngũ phát triển và nâng cao kỹ năng chuyên môn.
+ Chú trọng đến việc phát triển đội ngũ kế cận, giúp các đồng chí trong đơn vị phát huy tối đa năng lực và có cơ hội thăng tiến.
Ví dụ:
"Tôi sẽ tổ chức các chương trình đào tạo kỹ năng chuyên môn, tạo cơ hội học hỏi, nâng cao năng lực cho cán bộ, đảng viên trong đơn vị. Đồng thời, tôi sẽ chủ động tìm kiếm và bồi dưỡng các nhân tố mới để xây dựng nguồn nhân lực chất lượng cao trong tương lai."
(8) Tự nhận mức xếp loại chất lượng
Đây là một trong những nội dung quan trọng của bản tự kiểm điểm. Trong đó, các mức xếp loại gồm hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ; Hoàn thành tốt nhiệm vụ; Hoàn thành nhiệm vụ; Không hoàn thành nhiệm vụ.
(9) Ký và ghi rõ họ tên của đảng viên làm đánh giá
(10) Ý kiến nhận xét của Thủ trưởng cơ quan, chi ủy (chi bộ), Đảng ủy (Chi ủy)
Sau khi Đảng viên tự nhận mức đánh giá, căn cứ vào những thông tin được Đảng viên tự kiểm điểm nêu tại bản kiểm điểm Đảng viên cuối năm, các cấp gồm Thủ trưởng cơ quan, đơn vị; chi ủy và Đảng ủy sẽ đánh giá Đảng viên đó.
Cách 3:
Mẫu bản kiểm điểm Đảng viên cuối năm 2024 đối với cá nhân không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý:
(1) Ưu điểm, kết quả đạt được
Trước hết, Đảng viên cần phải nêu được ưu điểm trong quá trình bản thân rèn luyện suốt một năm qua. Trong đó, phải đảm bảo đầy đủ các nội dung sau đây:
- Về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống; ý thức tổ chức kỷ luật; tác phong, lề lối làm việc:
+ Tự đánh giá theo các cấp độ
+ Sau đó có thể điền như sau:
++ Phẩm chất chính trị: Trung thành tuyệt đối với chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối đổi mới của Đảng; chấp hành, tuyên truyền, vận động gia đình thực hiện theo chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước…
++ Phẩm chất đạo đức, lối sống: Giữ gìn đạo đức, lối sống; Có tinh thần cầu thị, lắng nghe, tiếp thu sửa chữa khuyết điểm và đấu tranh với các biểu hiện quan liêu, tham nhũng, lãng phí, tiêu cực…
++ Ý thức tổ chức kỷ luật: Chấp hành sự phân công của tổ chức; thực hiện nghiêm túc những điều Đảng viên không được làm; sinh hoạt và đóng đảng phí đầy đủ; gương mẫu thực hiện nghĩa vụ công dân và thường xuyên giữ mối liên hệ với chi ủy, đảng ủy cơ sở nơi cư trú…
++ Tác phong, lề lối làm việc: Năng động, sáng tạo, quyết liệt trong thực hiện nhiệm vụ; làm việc khoa học, dân chủ, đúng nguyên tắc; có tinh thần hợp tác, giúp đỡ đồng chí, đồng nghiệp.
++ Đấu tranh phòng, chống những biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” của cá nhân. (Đối chiếu với 27 biểu hiện, cá nhân tự nhận diện): Tự liên hệ với các biểu hiện như: Không sẵn sàng nhận nhiệm vụ ở nơi xa, nơi có khó khăn; Đoàn kết xuôi chiều, dân chủ hình thức;...
- Việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn và kết quả thực hiện các chỉ tiêu, nhiệm vụ được giao trong năm.
+ Tự đánh giá theo các cấp độ
+ Sau đó có thể điền như sau:
Kết quả thực hiện các chỉ tiêu, nhiệm vụ được giao trong năm được lượng hóa bằng sản phẩm. Đối với đảng viên là cán bộ, công chức, viên chức cần làm rõ về khối lượng, chất lượng, tiến độ, hiệu quả thực hiện các chỉ tiêu, nhiệm vụ được giao trong năm; tinh thần đổi mới, sáng tạo, tự chịu trách nhiệm; ý thức, thái độ phục vụ nhân dân...
- Kết quả đánh giá, xếp loại các tổ chức, cơ quan, đơn vị thuộc phạm vi lãnh đạo, quản lý trực tiếp; kết quả đánh giá tín nhiệm định kỳ (nếu có).
+ Tự đánh giá theo các cấp độ
+ Sau đó có thể điền như sau:
Quán triệt, thể chế hóa và thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước tại cơ quan, tổ chức, đơn vị;
- Trách nhiệm trong công việc; tinh thần năng động, đổi mới, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm; xử lý những vấn đề khó, phức tạp, nhạy cảm trong thực hiện nhiệm vụ.
+ Tự đánh giá theo các cấp độ:
+ Sau đó, có thể tham khảo các tiêu chí sau để điền:
++ Nêu cao ý thức trách nhiệm, tận tụy với công việc; tích cực học tập, nghiên cứu, tiếp thu và vận dụng có hiệu quả các tri thức khoa học, công nghệ hiện đại, các sáng kiến trong lao động, sản xuất, công tác.
++ Chủ động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm; nói đi đôi với làm, đã nói thì phải làm.
++ Hiểu và thực hiện đúng chức trách, nhiệm vụ, quyền hạn của mình; làm việc có nguyên tắc, kỷ cương, có lý, có tình.
++ Trách nhiệm nêu gương của bản thân và gia đình; việc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí; sự tín nhiệm của cán bộ, đảng viên.
+ Tự đánh giá theo các cấp độ:
+ Sau đó, có thể tham khảo các tiêu chí sau để điền:
(1) Về tư tưởng chính trị, về đạo đức, lối sống, tác phong
(2) Về tự phê bình, phê bình
(3) Về quan hệ với nhân dân
(4) Về trách nhiệm trong công tác
(5) Về ý thức tổ chức kỷ luật
(6) Về đoàn kết nội bộ
- Việc thực hiện cam kết tu dưỡng, rèn luyện, phấn đấu hằng năm
Có thể tham khảo các tiêu chí sau để điền:
+ Luôn cao lên tinh thần trách nhiệm khi thực hiện nhiệm vụ; đổi mới phương pháp làm việc và lối sống;
+ Chủ động học tập để nâng cao trình độ và năng lực công tác; hoàn thành tốt chức trách, nhiệm vụ được giao .
(3) Những hạn chế, khuyết điểm, nguyên nhân
Dưới đây là cách điền phần những khuyết điểm, hạn chế và nguyên nhân:
- Hạn chế, khuyết điểm.
Có thể dựa trên những tiêu chí sau để điền:
+ Chưa mạnh dạn phát biểu ý kiến của bản thân trong các cuộc họp.
+ Về bản thân chưa nhạy bén trong các mối quan hệ xã hội.
- Biện pháp khắc phục khuyết điểm.
Có thể dự trên tiêu chí sau để điền:
+ Tôi sẽ không ngừng học hỏi, trau dồi kiến thức để nâng cao trình độ nhận thức, đặc biệt là nhận thức về Đảng.
+ Phối hợp với nhiều bộ phận tại đơn vị công tác để xây dựng quy chế hoạt động của trang Website cho phù hợp.
+ Bản thân chưa dành thời gian để tìm hiểu, nghiên cứu về cương lĩnh và điều lệ của Đảng, về chính sách và pháp luật nhà nước.
- Nguyên nhân của hạn chế, khuyết điểm.
Có thể dựa trên các tiêu chí sau để điền:
+ Thiếu tổ chức huấn luyện đảng hiệu quả.
+ Thiếu động lực cá nhân và tầm quan trọng của bản thân trong sự phát triển cá nhân.
(4) Kết quả khắc phục những hạn chế, khuyết điểm đã được cấp có thẩm quyền kết luận hoặc chỉ ra ở các kỳ kiểm điểm trước
Tự đánh giá theo các cấp độ:
Sau đó, có thể tham khảo các tiêu chí sau để điền:
+ Tích cực tham gia đào tạo và phát triển năng lực cá nhân theo Chỉ thị 05-CT/TW năm 2015 về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh và các quy định về trách nhiệm nêu gương. Từ đó làm việc hiệu quả hơn trong vai trò của mình, có thể áp dụng một cách phù hợp kiến thức chuyên môn, kỹ năng vào công việc hàng ngày;
+ Thay đổi tư duy, đã áp dụng những kiến thức mới và kỹ năng mà họ đã học được vào công việc, tạo ra những ý tưởng sáng tạo, giải pháp giải quyết vấn đề.
(5) Giải trình về những vấn đề được gợi ý kiểm điểm (nếu có)
Giải trình từng vấn đề được gợi ý kiểm điểm, nêu nguyên nhân và xác định trách nhiệm của cá nhân với từng vấn đề được gợi ý kiểm điểm.
(6) Làm rõ trách nhiệm của cá nhân với những hạn chế, khuyết điểm của tập thể (nếu có)
(7) Phương hướng, biện pháp khắc phục hạn chế, khuyết điểm
Có thể dựa trên những tiêu chí sau để điền:
+ Chưa mạnh dạn phát biểu ý kiến của bản thân trong các cuộc họp.
+ Về bản thân chưa nhạy bén trong các mối quan hệ xã hội.
+ Bản thân còn chưa mạnh dạn trong công tác tự phê bình và phê bình.
+ Chưa mạnh dạn đấu tranh.
(8) Tự nhận mức xếp loại chất lượng
Đây là một trong những nội dung quan trọng của bản tự kiểm điểm. Trong đó, các mức xếp loại gồm hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ; Hoàn thành tốt nhiệm vụ; Hoàn thành nhiệm vụ; Không hoàn thành nhiệm vụ.
(9) Ký và ghi rõ họ tên của đảng viên làm đánh giá
(10) Ý kiến nhận xét của Thủ trưởng cơ quan, chi ủy (chi bộ), Đảng ủy (Chi ủy)
Sau khi Đảng viên tự nhận mức đánh giá, căn cứ vào những thông tin được Đảng viên tự kiểm điểm nêu tại bản kiểm điểm Đảng viên cuối năm, các cấp gồm Thủ trưởng cơ quan, đơn vị; chi ủy và Đảng ủy sẽ đánh giá Đảng viên đó.
- Thủ trưởng cơ quan, đơn vị của Đảng viên đó: Nhận xét, đánh giá và đưa ra mức xếp loại chất lượng (nếu là công chức, viên chức).
- Chi ủy: Tổng hợp mức tự xếp loại của Đảng viên, ý kiến của các cơ quan có thẩm quyền nơi Đảng viên cư trú để đề xuất mức xếp loại.
- Cấp ủy: Tổng hợp, thẩm định, căn cứ vào đề xuất của chi ủy để đưa ra mức xếp loại chất lượng Đảng viên.
Mẫu bản kiểm điểm Đảng viên cuối năm 2024 đối với cá nhân giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý:
(1) Thông tin chi tiết Đảng viên:
Họ và tên; ngày, tháng, năm sinh; chức vụ trong Đảng và chức vụ chính quyền, đoàn thể (nếu có) kèm theo đơn vị công tác cùng tên của Chi bộ.
(2) Ưu điểm, kết quả đạt được
1. Về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống; tinh thần đoàn kết, thống nhất trong nội bộ; ý thức tổ chức kỷ luật, trách nhiệm nêu gương, việc thực hiện những điều đảng viên không được làm; tác phong, lề lối làm việc. Liên hệ các biểu hiện về suy thoái, "tự diễn biến", "tự chuyển hóa".
Tự đánh giá theo các cấp độ:
Sau đó, có thể tham khảo các tiêu chí sau để điền:
- Phẩm chất chính trị: Trung thành tuyệt đối với chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối đổi mới của Đảng; chấp hành, tuyên truyền, vận động gia đình thực hiện theo chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước…
- Phẩm chất đạo đức, lối sống: Giữ gìn đạo đức, lối sống; Có tinh thần cầu thị, lắng nghe, tiếp thu sửa chữa khuyết điểm và đấu tranh với các biểu hiện quan liêu, tham nhũng, lãng phí, tiêu cực…
- Ý thức tổ chức kỷ luật: Chấp hành sự phân công của tổ chức; thực hiện nghiêm túc những điều Đảng viên không được làm; sinh hoạt và đóng đảng phí đầy đủ; gương mẫu thực hiện nghĩa vụ công dân và thường xuyên giữ mối liên hệ với chi ủy, đảng ủy cơ sở nơi cư trú…
- Tác phong, lề lối làm việc: Năng động, sáng tạo, quyết liệt trong thực hiện nhiệm vụ; làm việc khoa học, dân chủ, đúng nguyên tắc; có tinh thần hợp tác, giúp đỡ đồng chí, đồng nghiệp.
- Đấu tranh phòng, chống những biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” của cá nhân. (Đối chiếu với 27 biểu hiện, cá nhân tự nhận diện): Tự liên hệ với các biểu hiện như: Không sẵn sàng nhận nhiệm vụ ở nơi xa, nơi có khó khăn; Đoàn kết xuôi chiều, dân chủ hình thức;...
2. Việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn và kết quả thực hiện các chỉ tiêu, nhiệm vụ được giao trong năm.
Tự đánh giá theo các cấp độ:
Sau đó, có thể tham khảo các tiêu chí sau để điền:
- Việc thực hiện chức trách, quyền hạn theo quy định (đảng, chính quyền, đoàn thể).
- Kết quả thực hiện các chỉ tiêu, nhiệm vụ được giao trong năm được lượng hóa bằng sản phẩm. Đối với đảng viên là cán bộ, công chức, viên chức cần làm rõ về khối lượng, chất lượng, tiến độ, hiệu quả thực hiện các chỉ tiêu, nhiệm vụ được giao trong năm; tinh thần đổi mới, sáng tạo, tự chịu trách nhiệm; ý thức, thái độ phục vụ nhân dân...
- Kết quả đánh giá, xếp loại các tổ chức, cơ quan, đơn vị thuộc phạm vi lãnh đạo, quản lý trực tiếp; kết quả đánh giá tín nhiệm định kỳ (nếu có).
3. Kết quả công tác lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý, điều hành; thực hiện chức trách, nhiệm vụ; mức độ hoàn thành nhiệm vụ của các tổ chức, cơ quan, đơn vị thuộc quyền quản lý; khả năng quy tụ, xây dựng đoàn kết nội bộ.
Tự đánh giá theo các cấp độ:
Sau đó, có thể tham khảo các tiêu chí sau để điền:
- Quán triệt, thể chế hóa và thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước tại cơ quan, tổ chức, đơn vị;
- Duy trì kỷ luật, kỷ cương trong cơ quan, tổ chức, đơn vị; không để xảy ra các vụ, việc vi phạm kỷ luật, vi phạm pháp luật phải xử lý, tình trạng khiếu nại, tố cáo kéo dài; phòng, chống tham nhũng, lãng phí trong phạm vi cơ quan, tổ chức, đơn vị;
- Lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức kiểm tra, thanh tra, giám sát, giải quyết khiếu nại, tố cáo theo thẩm quyền; chỉ đạo, thực hiện công tác cải cách hành chính, cải cách chế độ công vụ, công chức tại cơ quan, tổ chức, đơn vị;
- Xây dựng chương trình, kế hoạch hoạt động hàng năm của cơ quan, tổ chức, đơn vị được giao quản lý, phụ trách, trong đó xác định rõ kết quả thực hiện các chỉ tiêu, nhiệm vụ, lượng hóa bằng sản phẩm cụ thể.
4. Trách nhiệm trong công việc; tinh thần năng động, đổi mới, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm; xử lý những vấn đề khó, phức tạp, nhạy cảm trong thực hiện nhiệm vụ.
Tự đánh giá theo các cấp độ:
Sau đó, có thể tham khảo các tiêu chí sau để điền:
- Nêu cao ý thức trách nhiệm, tận tụy với công việc; lãnh đạo, chỉ đạo đơn vị hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao; tích cực học tập, nghiên cứu, tiếp thu và vận dụng có hiệu quả các tri thức khoa học, công nghệ hiện đại, các sáng kiến trong lao động, sản xuất, công tác.
- Chủ động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm; nói đi đôi với làm, đã nói thì phải làm.
- Hiểu và thực hiện đúng chức trách, nhiệm vụ, quyền hạn của mình; làm việc có nguyên tắc, kỷ cương, có lý, có tình; không lạm dụng chức vụ, quyền hạn khi giải quyết công việc; chống các hiện tượng chạy chức, chạy quyền, chạy tội, chạy bằng cấp, chạy thi đua và các biểu hiện tiêu cực khác.
- Kiên quyết chống tư tưởng cục bộ, bè phái và các biểu hiện cơ hội, thực dụng vì lợi ích cá nhân, "lợi ích nhóm".
5. Trách nhiệm nêu gương của bản thân và gia đình; việc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí; sự tín nhiệm của cán bộ, đảng viên.
Tự đánh giá theo các cấp độ:
Sau đó, có thể tham khảo các tiêu chí sau để điền:
- Về tư tưởng chính trị
+ Kiên định chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối đổi mới của Ðảng, mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; đi đầu trong đấu tranh với những biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống.
+ Gương mẫu trong thực hiện, tuyên truyền và bảo vệ chủ trương, đường lối của Ðảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; sẵn sàng hy sinh lợi ích cá nhân vì lợi ích chung của Ðảng, Nhà nước và của nhân dân.
- Về đạo đức, lối sống, tác phong
+ Thực hiện nghiêm Quy định của Ban Chấp hành Trung ương về những điều đảng viên không được làm và Hướng dẫn của Ủy ban Kiểm tra Trung ương về việc thực hiện Quy định này.
+ Ði đầu trong đấu tranh phòng, chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí; sẵn sàng nhận và chịu trách nhiệm khi tổ chức, cơ quan, đơn vị do mình phụ trách xảy ra tham nhũng, lãng phí, tiêu cực và quyết tâm sửa chữa, khắc phục.
+ Nêu gương về đức khiêm tốn, giản dị; tác phong sâu sát thực tế, gần gũi để thấu hiểu tâm tư, nguyện vọng chính đáng của quần chúng, trước hết trong tổ chức, cơ quan, đơn vị công tác và nơi cư trú.
+ Kiên quyết không nhận quà biếu với động cơ vụ lợi dưới mọi hình thức; không để cho người thân lợi dụng quyền hạn và ảnh hưởng của mình để trục lợi.
- Về tự phê bình, phê bình
+ Người đứng đầu phải là tấm gương tự phê bình và phê bình để cấp dưới làm theo.
+ Trong tự phê bình và phê bình phải thực sự cầu thị, tự giác, trung thực, chân thành, công tâm, không hữu khuynh, né tránh, chạy theo chủ nghĩa thành tích; khi có khuyết điểm phải nhận khuyết điểm và phải có kế hoạch sửa chữa.
- Có tình đồng chí, thương yêu lẫn nhau; thẳng thắn đấu tranh bảo vệ lẽ phải, bảo vệ người tốt; kiên quyết đấu tranh chống những biểu hiện lợi dụng phê bình với động cơ xấu.
- Về quan hệ với nhân dân
+ Nêu cao ý thức phục vụ nhân dân; làm việc với thái độ khách quan, công tâm, tập trung sức giải quyết những lợi ích chính đáng của nhân dân; lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của quần chúng, chủ động đối thoại với nhân dân và cán bộ dưới quyền.
+ Gương mẫu thực hiện nghĩa vụ công dân nơi cư trú.
+ Kiên quyết đấu tranh với những biểu hiện vô cảm, quan liêu, cửa quyền, hách dịch và các hành vi nhũng nhiễu, gây phiền hà nhân dân.
- Về trách nhiệm trong công tác
+ Nêu cao ý thức trách nhiệm, tận tụy với công việc; lãnh đạo, chỉ đạo đơn vị hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao; tích cực học tập, nghiên cứu, tiếp thu và vận dụng có hiệu quả các tri thức khoa học, công nghệ hiện đại, các sáng kiến trong lao động, sản xuất, công tác.
+ Hiểu và thực hiện đúng chức trách, nhiệm vụ, quyền hạn của mình; làm việc có nguyên tắc, kỷ cương, có lý, có tình; không lạm dụng chức vụ, quyền hạn khi giải quyết công việc; chống các hiện tượng chạy chức, chạy quyền, chạy tội, chạy bằng cấp, chạy thi đua và các biểu hiện tiêu cực khác.
- Về ý thức tổ chức kỷ luật
+ Thực hiện nghiêm nguyên tắc tập trung dân chủ; phát huy dân chủ đi đôi với giữ nghiêm kỷ luật trong tổ chức, cơ quan, đơn vị.
+ Gương mẫu chấp hành nghị quyết, chỉ thị, quyết định, sự phân công, điều động của tổ chức; đi đầu thực hiện nền nếp, chế độ sinh hoạt đảng, các nội quy, quy chế, quy định của tổ chức, cơ quan, đơn vị.
- Về đoàn kết nội bộ
+ Hết lòng chăm lo xây dựng và tăng cường đoàn kết nội bộ; quan tâm đến đời sống vật chất, tinh thần của quần chúng trong cơ quan, đơn vị, địa phương; công tâm với cán bộ dưới quyền; hợp tác với đồng chí, đồng nghiệp để không ngừng tiến bộ.
+ Chân thành giúp đỡ đồng chí, đồng nghiệp trong công tác và trong cuộc sống; bảo vệ uy tín, danh dự chính đáng của đồng chí, đồng nghiệp; không tranh công, đổ lỗi, né tránh, đùn đẩy trách nhiệm, khuyết điểm cho người khác.
+Tích cực tham gia xây dựng tổ chức đảng, chính quyền và các tổ chức chính trị - xã hội nơi công tác; kiên quyết đấu tranh chống các biểu hiện chia rẽ, bè phái, gây mất đoàn kết nội bộ và trong nhân dân.
- Việc thực hiện cam kết tu dưỡng, rèn luyện, phấn đấu hằng năm
Có thể tham khảo các tiêu chí sau để điền:
+ Luôn cao lên tinh thần trách nhiệm khi thực hiện nhiệm vụ; đổi mới phương pháp làm việc và lối sống; tuân thủ và bảo vệ, tuyên truyền, kêu gọi cán bộ, đảng viên, gia đình và nhân dân thực hiện đường lối, quan điểm, chủ trương, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.
+ Chủ động học tập để nâng cao trình độ và năng lực công tác; hoàn thành tốt chức trách, nhiệm vụ được giao .
+ Bản thân luôn thực hiện cam kết tu dưỡng, rèn luyện, phấn đấu hàng năm. Không ngừng “Học tập và làm theo tấm gương theo đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”, để có lối sống trong sáng, đúng mực, xứng đáng của một người giáo viên.
(2) Hạn chế, khuyết điểm và nguyên nhân
1. Hạn chế, khuyết điểm.
- Chưa mạnh dạn đưa ra các đề xuất, tham mưu...
- Bản thân chưa dành nhiều thời gian để tìm hiểu, nghiên cứu cương lĩnh và điều lệ của Đảng, về chính sách và pháp luật nhà nước.
- Còn chưa nhạy bén trong thực hiện chủ trương, nghị quyết, chính sách mới của Đảng và Nhà nước.
- Chưa mạnh dạn, thẳng thắn trong đóng góp ý kiến, nhận xét công việc.
- Trong việc đánh giá, sử dụng, bố trí cán bộ quản lý còn nể nang, cục bộ, chưa chú trọng phát hiện và có cơ chế thật sự để trọng dụng người có tài đức.
2. Nguyên nhân của hạn chế, khuyết điểm.
- Hạn chế là chưa mạnh dạn, thẳng thắn trong đóng góp ý kiến, nhận xét công việc.
>> Nguyên nhân là do còn sự nể nang nên công tác đánh giá, phê bình chưa thật sự khách quan, đánh giá đúng bản chất của vấn đề.
- Hoặc hạn chế là chưa dành nhiều thời gian để tìm hiểu, nghiên cứu cương lĩnh và điều lệ của Đảng, về chính sách và pháp luật nhà nước
>> Nguyên nhân là do quá tập trung vào công việc, chưa sắp xếp được quỹ thời gian một cách hợp lý, dẫn đến không đủ thời gian nghiên cứu, tìm hiểu.
(3) Kết quả khắc phục những hạn chế, khuyết điểm đã được cấp có thẩm quyền kết luận hoặc được chỉ ra ở các kỳ kiểm điểm trước
Kiểm điểm rõ từng hạn chế, khuyết điểm (đã được khắc phục; đang khắc phục, mức độ khắc phục; chưa được khắc phục); những khó khăn, vướng mắc (nếu có); trách nhiệm của cá nhân.
Tự đánh giá về cấp độ thực hiện:
Có thể dựa trên các yếu tố sau:
- Tích cực tham gia đào tạo và phát triển năng lực cá nhân về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh và các quy định về trách nhiệm nêu gương. Từ đó làm việc hiệu quả hơn trong vai trò của mình, có thể áp dụng một cách phù hợp kiến thức chuyên môn, kỹ năng vào công việc hàng ngày;
- Thay đổi tư duy, đã áp dụng những kiến thức mới và kỹ năng mà họ đã học được vào công việc, tạp ra những ý tưởng sáng tạo, giải pháp giải quyết vấn đề.
(4) Giải trình những vấn đề được gợi ý kiểm điểm (nếu có)
Giải trình từng vấn đề được gợi ý kiểm điểm, nêu nguyên nhân, xác định trách nhiệm của cá nhân đối với từng vấn đề được gợi ý kiểm điểm.
(5) Làm rõ trách nhiệm của cá nhân đối với những hạn chế, khuyết điểm của tập thể (nếu có)
(6) Phương hướng, biện pháp khắc phục hạn chế, khuyết điểm
- Cố gắng phát huy ưu điểm, khắc phục về góp ý phê bình và tự phê bình cho đồng nghiệp, mạnh dạn, tích cực tham gia đóng góp ý kiến hơn trong sinh hoạt chi bộ. Trong quá trình giải quyết công việc phải linh hoạt, chủ động nhưng thận trọng, thể hiện thái độ kiên quyết, cứng rắn trong đấu tranh hạn chế tối đa các hành vi tham ô, tham nhũng, sai trái của các đồng chí, đồng nghiệp từ đó góp phần xây dựng Đảng, chính quyền vững mạnh;
- Tự giác học tập, tích cực nghiên cứu cập nhật kiến thức, cập nhật các nội dung mới, văn bản pháp luật mới để không ngừng nâng cao trình độ, năng lực công tác, tạo cơ sở để tuyên truyền các kiến thức pháp luật, các chính sách của Đảng ủy và Nhà nước tới mọi công dân;
- Tự ý thức về việc rèn luyện bản chất vô tư, khách quan, trung thực, mạnh dạn và nói thẳng, nói thật, chân thành;
- Thường xuyên, tích cực tu dưỡng và rèn luyện đạo đức lối sống để nâng cao trình độ lý luận chính trị, chuyên môn nghiệp vụ.
(7) Tự nhận mức xếp loại chất lượng
Đây là một trong những nội dung quan trọng của bản tự kiểm điểm. Trong đó, các mức xếp loại gồm hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ; Hoàn thành tốt nhiệm vụ; Hoàn thành nhiệm vụ; Không hoàn thành nhiệm vụ.
(9) Ký và ghi rõ họ tên của đảng viên làm đánh giá
(10) Ý kiến nhận xét của Thủ trưởng cơ quan, chi ủy (chi bộ), Đảng ủy (Chi ủy)
Sau khi Đảng viên tự nhận mức đánh giá, căn cứ vào những thông tin được Đảng viên tự kiểm điểm nêu tại bản kiểm điểm Đảng viên cuối năm, các cấp gồm Thủ trưởng cơ quan, đơn vị; chi ủy và Đảng ủy sẽ đánh giá Đảng viên đó.
- Thủ trưởng cơ quan, đơn vị của Đảng viên đó: Nhận xét, đánh giá và đưa ra mức xếp loại chất lượng (nếu là công chức, viên chức).
- Chi ủy: Tổng hợp mức tự xếp loại của Đảng viên, ý kiến của các cơ quan có thẩm quyền nơi Đảng viên cư trú để đề xuất mức xếp loại.
- Cấp ủy: Tổng hợp, thẩm định, căn cứ vào đề xuất của chi ủy để đưa ra mức xếp loại chất lượng Đảng viên.
Lưu ý: Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo!
Hướng dẫn 3 cách viết Bản kiểm điểm đảng viên cuối năm 2024 mẫu 2A, 2B? (Hình ảnh từ Internet)
Đảng viên ở nông thông thì đóng đảng phí bao nhiêu?
Căn cứ theo Mục 1 Phần B Quy định về chế độ đảng phí ban hành kèm theo Quyết định 342/QĐ-TW năm 2010 có quy định về đối tượng và mức đóng đảng phí hằng tháng, cụ thể như sau:
Đối tượng và mức đóng đảng phí hằng tháng của đảng viên
Thu nhập hằng tháng của đảng viên để tính đóng đảng phí bao gồm: tiền lương, một số khoản phụ cấp; tiền công; sinh hoạt phí; thu nhập khác. Đảng viên xác định được thu nhập thường xuyên, đóng đảng phí theo tỷ lệ (%) của thu nhập hằng tháng (chưa tính trừ thuế thu nhập cá nhân); đảng viên khó xác định được thu nhập thì quy định mức đóng cụ thể hằng tháng cho từng loại đối tượng.
...
4- Đảng viên khác ở trong nước (bao gồm đảng viên nông nghiệp, nông thôn, đảng viên là học sinh, sinh viên…): đóng đảng phí từ 2.000 đồng đến 30.000 đồng/tháng. Đối với đảng viên ngoài độ tuổi lao động, mức đóng đảng phí bằng 50% đảng viên trong độ tuổi lao động.
...
Như vậy, đối với Đảng viên ở nông thôn thì sẽ đóng đảng phí từ 2.000 đồng đến 30.000 đồng một tháng.
Trích, nộp đảng phí thu trong nước như thế nào?
Căn cứ theo tiểu mục 1 Mục 2 Phần B Quy định về chế độ đảng phí ban hành kèm theo Quyết định 342/QĐ-TW năm 2010 có quy định về trích, nộp đảng phí thu được trong nước, cụ thể như sau:
- Các chi bộ trực thuộc đảng bộ cơ sở được trích để lại từ 30% đến 50%, nộp 50% đến 70% lên cấp ủy cấp trên.
- Tổ chức đảng cơ sở ở xã, phường, thị trấn được trích để lại 90%, nộp 10% lên cấp ủy cấp trên.
- Các tổ chức khác của Đảng được trích để lại 70%, nộp 30% lên cấp ủy cấp trên.
- Các cấp trên cơ sở, mỗi cấp được trích để lại 50%, nộp 50% lên cấp ủy cấp trên
- Người đang nợ thuế sẽ bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế bằng cách khấu trừ thuế vào tiền lương đúng không?
- Mẫu thông báo nộp lệ phí trước bạ nhà đất của cơ quan thuế theo Nghị định 126?
- Các trường hợp được hưởng 100% bảo hiểm y tế từ 01/7/2025? Người nước ngoài có được giảm trừ thuế TNCN khi đóng BHYT không?
- Điều kiện cấp giấy phép hoạt động điện lực từ 01/02/2025? Doanh thu từ hoạt động sản xuất bán điện có được hưởng ưu đãi thuế TNDN?
- Căn cứ lập kế hoạch đầu tư công trung hạn và hằng năm từ 01/01/2025? Ưu đãi thuế TNDN với dự án đáp ứng điều kiện về lĩnh vực ưu đãi đầu tư?
- https canhantmdt gdt gov vn Cổng thông tin điện tử hỗ trợ người nộp thuế trên các sàn thương mại điện tử hoạt động từ 19/12/2024?
- Sửa đổi quy định về hoàn thuế giá trị gia tăng đối với xuất khẩu từ ngày 01/7/2025?
- Ngày 10 tháng Chạp rơi vào ngày mấy dương lịch 2025? Ngày 10 tháng Chạp là ngày gì? Hạn cuối nộp lệ phí môn bài 2025 là khi nào?
- Mẫu giấy ủy quyền mua hóa đơn do cơ quan thuế đặt in là mẫu nào?
- Mẫu kê khai thông tin báo cáo lợi nhuận liên quốc gia mới nhất năm 2024?