Hóa đơn bán hàng dành cho tổ chức trong khu phi thuế quan có mã ký tự đầu tiên là gì?

Tổ chức chuyển dữ liệu hóa đơn điện tử đến cơ quan thuế phải đảm bảo yêu cầu gì? Mã ký tự của hóa đơn bán hàng dành cho tổ chức trong khu phi thuế quan là gì?

Hóa đơn bán hàng dành cho tổ chức trong khu phi thuế quan có mã ký tự đầu tiên là gì?

Căn cứ theo khoản 2 Điều 4 Thông tư 78/2021/TT-BTC quy định về ký hiệu Hóa đơn do Cục Thuế đặt in như sau:

Ký hiệu mẫu số, ký hiệu hóa đơn, tên liên hóa đơn
...
2. Hóa đơn do Cục Thuế đặt in
a) Ký hiệu mẫu số hóa đơn do Cục Thuế đặt in là một nhóm gồm 11 ký tự thể hiện các thông tin về: tên loại hóa đơn, số liên, số thứ tự mẫu trong một loại hóa đơn (một loại hóa đơn có thể có nhiều mẫu), cụ thể như sau:
- Sáu (06) ký tự đầu tiên thể hiện tên loại hóa đơn:
+ 01GTKT: Hóa đơn giá trị gia tăng;
+ 02GTTT: Hóa đơn bán hàng;
+ 07KPTQ: Hóa đơn bán hàng dành cho tổ chức, cá nhân trong khu phi thuế quan;
+ 03XKNB: Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ;
+ 04HGDL: Phiếu xuất kho hàng gửi bán đại lý.
- Một (01) ký tự tiếp theo là các số tự nhiên 1, 2, 3 thể hiện số liên hóa đơn;
- Một (01) ký tự tiếp theo là “/” để phân cách;
- Ba (03) ký tự tiếp theo là số thứ tự của mẫu trong một loại hóa đơn, bắt đầu bằng 001 và tối đa đến 999.
b) Ký hiệu hóa đơn do Cục Thuế đặt in là một nhóm gồm 08 ký tự thể hiện thông tin về: Cục Thuế đặt in hóa đơn; năm đặt in hóa đơn; ký hiệu hóa đơn do cơ quan thuế tự xác định căn cứ theo nhu cầu quản lý, cụ thể như sau:
- Hai (02) ký tự đầu tiên thể hiện mã của Cục Thuế đặt in hóa đơn và được xác định theo Phụ lục I.A ban hành kèm theo Thông tư này;
- Hai (02) ký tự tiếp theo là hai chữ cái trong 20 chữ cái in hoa của bảng chữ cái Việt Nam gồm: A, B, C, D, E, G, H, K, L, M, N, P, Q, R, S, T, U, V, X, Y thể hiện ký hiệu hóa đơn do cơ quan thuế tự xác định căn cứ theo nhu cầu quản lý;
- Một (01) ký tự tiếp theo là “/” để phân cách;
- Ba (03) ký tự tiếp theo gồm hai (02) ký tự đầu là hai chữ số Ả rập thể hiện năm Cục Thuế đặt in hóa đơn, được xác định theo 02 chữ số cuối của năm dương lịch và một (01) ký tự là chữ cái P thể hiện hóa đơn do Cục Thuế đặt in. Ví dụ: Năm Cục Thuế đặt in là năm 2022 thì thể hiện là số 22P; năm Cục Thuế đặt in hóa đơn là năm 2023 thì thể hiện là số 23P;
- Ví dụ thể hiện các ký tự của ký hiệu mẫu hóa đơn do Cục Thuế đặt in và ký hiệu hóa đơn do Cục Thuế đặt in:
Ký hiệu mẫu hóa đơn “01GTKT3/001”, Ký hiệu hóa đơn “01AA/22P”: được hiểu là mẫu số 001 của hóa đơn giá trị gia tăng có 3 liên do Cục Thuế thành phố Hà Nội đặt in năm 2022.
c) Liên hóa đơn do Cục Thuế đặt in là các tờ trong cùng một số hóa đơn. Mỗi số hóa đơn có 3 liên trong đó:
- Liên 1: Lưu;
- Liên 2: Giao cho người mua;
- Liên 3: Nội bộ.
d) Ký hiệu mẫu số hóa đơn là tem, vé, thẻ do Cục Thuế đặt in gồm 03 ký tự để phân biệt tem, vé, thẻ thuộc loại hóa đơn giá trị gia tăng hay hóa đơn bán hàng như sau:
- Ký hiệu 01/: đối với tem, vé, thẻ thuộc loại hóa đơn GTGT;
- Ký hiệu 02/: đối với tem, vé, thẻ thuộc loại hóa đơn bán hàng.

Như vậy, đối chiếu quy định trên thì hóa đơn bán hàng dành cho tổ chức trong khu phi thuế quan có mã ký tự đầu tiên là 07KPTQ.

Hóa đơn bán hàng dành cho tổ chức trong khu phi thuế quan có mã ký tự đầu tiên là gì?

Hóa đơn bán hàng dành cho tổ chức trong khu phi thuế quan có mã ký tự đầu tiên là gì? (Hình từ Internet)

XML trong định dạng hóa đơn điện tử là gì?

Căn cứ theo Điều 12 Nghị định 123/2020/NĐ-CP quy định như sau:

Định dạng hóa đơn điện tử
1. Định dạng hóa đơn điện tử là tiêu chuẩn kỹ thuật quy định kiểu dữ liệu, chiều dài dữ liệu của các trường thông tin phục vụ truyền nhận, lưu trữ và hiển thị hóa đơn điện tử. Định dạng hóa đơn điện tử sử dụng ngôn ngữ định dạng văn bản XML (XML là chữ viết tắt của cụm từ tiếng Anh "eXtensible Markup Language" được tạo ra với mục đích chia sẻ dữ liệu điện tử giữa các hệ thống công nghệ thông tin).
2. Định dạng hóa đơn điện tử gồm hai thành phần: thành phần chứa dữ liệu nghiệp vụ hóa đơn điện tử và thành phần chứa dữ liệu chữ ký số. Đối với hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế thì có thêm thành phần chứa dữ liệu liên quan đến mã cơ quan thuế.
3. Tổng cục Thuế xây dựng và công bố thành phần chứa dữ liệu nghiệp vụ hóa đơn điện tử, thành phần chứa dữ liệu chữ ký số và cung cấp công cụ hiển thị các nội dung của hóa đơn điện tử theo quy định tại Nghị định này.
4. Tổ chức, doanh nghiệp bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ khi chuyển dữ liệu hóa đơn điện tử đến cơ quan thuế bằng hình thức gửi trực tiếp phải đáp ứng yêu cầu sau:
a) Kết nối với Tổng cục Thuế thông qua kênh thuê riêng hoặc kênh MPLS VPN Layer 3, gồm 1 kênh truyền chính và 1 kênh truyền dự phòng. Mỗi kênh truyền có băng thông tối thiểu 5 Mbps.
b) Sử dụng dịch vụ Web (Web Service) hoặc Message Queue (MQ) có mã hóa làm phương thức để kết nối.
c) Sử dụng giao thức SOAP để đóng gói và truyền nhận dữ liệu.
5. Hóa đơn điện tử phải được hiển thị đầy đủ, chính xác các nội dung của hóa đơn đảm bảo không dẫn tới cách hiểu sai lệch để người mua có thể đọc được bằng phương tiện điện tử.

Như vậy, có thể thấy rằng XML trong định dạng hóa đơn điện tử (là chữ viết tắt của cụm từ tiếng Anh "eXtensible Markup Language" được tạo ra với mục đích chia sẻ dữ liệu điện tử giữa các hệ thống công nghệ thông tin).

Tổ chức bán hàng hóa khi chuyển dữ liệu hóa đơn điện tử đến cơ quan thuế bằng hình thức gửi trực tiếp phải đảm bảo yêu cầu gì?

Căn cứ theo khoản 4 Điều 12 Nghị định 123/2020/NĐ-CP quy định như sau:

Định dạng hóa đơn điện tử
...
4. Tổ chức, doanh nghiệp bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ khi chuyển dữ liệu hóa đơn điện tử đến cơ quan thuế bằng hình thức gửi trực tiếp phải đáp ứng yêu cầu sau:
a) Kết nối với Tổng cục Thuế thông qua kênh thuê riêng hoặc kênh MPLS VPN Layer 3, gồm 1 kênh truyền chính và 1 kênh truyền dự phòng. Mỗi kênh truyền có băng thông tối thiểu 5 Mbps.
b) Sử dụng dịch vụ Web (Web Service) hoặc Message Queue (MQ) có mã hóa làm phương thức để kết nối.
c) Sử dụng giao thức SOAP để đóng gói và truyền nhận dữ liệu.
5. Hóa đơn điện tử phải được hiển thị đầy đủ, chính xác các nội dung của hóa đơn đảm bảo không dẫn tới cách hiểu sai lệch để người mua có thể đọc được bằng phương tiện điện tử.

Như vậy, đối chiếu quy định trên thì tổ chức bán hàng hóa khi chuyển dữ liệu hóa đơn điện tử đến cơ quan thuế bằng hình thức gửi trực tiếp phải đảm bảo yêu cầu sau:

[1] Kết nối với Tổng cục Thuế thông qua kênh thuê riêng hoặc kênh MPLS VPN Layer 3, gồm 1 kênh truyền chính và 1 kênh truyền dự phòng. Mỗi kênh truyền có băng thông tối thiểu 5 Mbps.

[2] Sử dụng dịch vụ Web (Web Service) hoặc Message Queue (MQ) có mã hóa làm phương thức để kết nối.

[3] Sử dụng giao thức SOAP để đóng gói và truyền nhận dữ liệu.

Hóa đơn bán hàng
Cùng chủ đề
Hỏi đáp Pháp luật
Hóa đơn bán hàng dành cho đối tượng nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Xuất hóa đơn bán hàng thuế GTGT 8% theo NĐ94 và phát hiện hóa đơn có sai sót sau 01/7/2024 thì hóa đơn điều chỉnh có áp dụng thuế GTGT 8% không?
Hỏi đáp Pháp luật
Hóa đơn bán hàng dành cho tổ chức trong khu phi thuế quan có mã ký tự đầu tiên là gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Thời điểm lập hóa đơn bán hàng hóa là khi nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Tải File Excel mẫu hóa đơn bán hàng bán lẻ?
Tác giả: Lê Đình Khôi
Lượt xem: 23

Đăng ký tài khoản Lawnet

Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;