Xem 02 cách điền mẫu 02B phần hạn chế, khuyết điểm và nguyên nhân trong Bản kiểm điểm đảng viên cuối năm 2024? Đảng viên trong đơn vị vũ trang đóng đảng phí bao nhiêu?

Mẫu 02B phần hạn chế, khuyết điểm và nguyên nhân trong Bản kiểm điểm đảng viên cuối năm cách điền như thế nào? Đảng viên trong đơn vị vũ trang đóng đảng phí sao?

Xem 02 cách điền mẫu 02B phần hạn chế, khuyết điểm và nguyên nhân trong Bản kiểm điểm đảng viên cuối năm 2024?

Mới nhất:

>>> Hướng dẫn tải và ghi Bản kiểm điểm cá nhân đảng viên 2024 đối với cá nhân không giữ chức vụ lãnh đạo?

Xem thêm:

>>> 02 cách điền chi tiết Bản kiểm điểm cá nhân đảng viên 2024 đối với cá nhân giữ chức vụ lãnh đạo?

Mẫu 02B-HD KĐ.ĐG 2023 là mẫu Bản kiểm điểm cá nhân Đảng viên cuối năm 2024 đối với cá nhân giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý ban hành kèm theo Hướng dẫn 25-HD/BTCTW năm 2023, cụ thể như sau:

Mẫu 02B Bản kiểm điểm cá nhân Đảng viên cuối năm 2024 đối với cá nhân giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý...Tải về

Dưới đây là 02 cách điền mẫu 02B phần hạn chế, khuyết điểm và nguyên nhân trong Bản kiểm điểm đảng viên cuối năm 2024:

Cách 1:

(1) Hạn chế, khuyết điểm:

- Không duy trì được mối quan hệ tốt với các đối tác chiến lược do thiếu kỹ năng giao tiếp và đàm phán.

- Về bản thân chưa nhạy bén trong các mối quan hệ xã hội.

- Bản thân còn chưa mạnh dạn trong công tác tự phê bình và phê bình.

- Không hoàn thành kế hoạch đào tạo nhân viên đúng hạn do thiếu kỹ năng quản lý thời gian

- Chưa thực hiện đầy đủ các cuộc họp định kỳ với nhân viên, dẫn đến thiếu thông tin và sự phối hợp.

Biện pháp khắc phục khuyết điểm:

- Tôi sẽ không ngừng học hỏi, trau dồi kiến thức để nâng cao trình độ nhận thức, đặc biệt là nhận thức về Đảng.

- Tham gia các khóa học về quản lý và lãnh đạo để nâng cao kỹ năng và hiệu quả công việc.

- Bản thân chưa dành thời gian để tìm hiểu, nghiên cứu về cương lĩnh và điều lệ của Đảng, về chính sách và pháp luật nhà nước.

- Xây dựng kế hoạch đào tạo và phát triển nhân viên rõ ràng, cụ thể để nâng cao năng lực đội ngũ

(2) Nguyên nhân của hạn chế, khuyết điểm

- Do khối lượng công việc lớn và thiếu sự hỗ trợ từ các phòng ban khác

- Thiếu kinh nghiệm quản lý và đào tạo, dẫn đến khó khăn trong việc điều hành và phát triển đội ngũ

- Thiếu tổ chức huấn luyện đảng hiệu quả.

- Thiếu tính hiện đại và linh hoạt trong quản lý cán bộ.

- Thiếu động lực cá nhân và tầm quan trọng của bản thân trong sự phát triển cá nhân.

- Sự chậm trễ trong việc cập nhật thông tin và kiến thức.

- Thiếu tính kỷ luật và trách nhiệm cá nhân….

Cách 2:

(1) Hạn chế, khuyết điểm

Trình bày rõ ràng, cụ thể những mặt còn hạn chế trong công tác chuyên môn, quản lý, lãnh đạo, hoặc tư cách đạo đức:

- Trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo:

+ Chưa thực hiện đầy đủ kế hoạch công việc đề ra, còn tồn đọng một số nhiệm vụ.

+ Thiếu sâu sát trong việc kiểm tra, giám sát các hoạt động của đơn vị.

+ Đôi khi chậm trễ trong việc ra quyết định, ảnh hưởng tiến độ công việc.

Trong xây dựng tổ chức, đội ngũ cán bộ:

+ Chưa tạo được sự đoàn kết cao trong tập thể, còn xảy ra ý kiến trái chiều chưa được giải quyết triệt để.

+ Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ chưa đạt được mục tiêu đề ra.

- Trong rèn luyện, tu dưỡng đạo đức:

+ Chưa thật sự phát huy tính gương mẫu ở một số thời điểm.

= Có lúc thiếu lắng nghe ý kiến phản hồi từ đồng nghiệp, cấp dưới.

(2) Nguyên nhân

Phân tích nguyên nhân dẫn đến các hạn chế, khuyết điểm, cả về khách quan và chủ quan.

- Nguyên nhân khách quan:

+ Khối lượng công việc lớn, nhân sự chưa đáp ứng đầy đủ dẫn đến quá tải.

+ Điều kiện khách quan, như các thay đổi chính sách hoặc tình hình kinh tế - xã hội phức tạp, gây khó khăn cho việc thực hiện nhiệm vụ.

- Nguyên nhân chủ quan:

+ Chưa phân bổ thời gian hợp lý giữa công tác lãnh đạo và quản lý chi tiết.

+ Kỹ năng lãnh đạo, quản lý còn một số điểm cần hoàn thiện.

+ Tư duy đổi mới chưa được vận dụng linh hoạt, dẫn đến hạn chế trong xử lý vấn đề phức tạp.

(3) Lưu ý khi viết

Viết trung thực, không né tránh hoặc đổ lỗi cho hoàn cảnh.

Tập trung vào các vấn đề chính yếu, tránh liệt kê dài dòng.

Phản ánh đúng thực tế, có sự đối chiếu với nhiệm vụ và trách nhiệm cá nhân.

Sử dụng ngôn ngữ chuẩn mực, không mang tính biện hộ.

Bạn có thể tham khảo cách viết mẫu dưới đây để dễ dàng áp dụng:

(4) Ví dụ:

- Trong năm qua, mặc dù đã nỗ lực thực hiện các nhiệm vụ được giao, tôi nhận thấy bản thân còn một số hạn chế, khuyết điểm như sau:

+ Chưa bám sát kịp thời tiến độ triển khai một số công việc quan trọng, dẫn đến chậm tiến độ ở một vài thời điểm.

+ Chưa dành đủ thời gian để lắng nghe, chia sẻ với đội ngũ, ảnh hưởng đến sự gắn kết nội bộ.

+ Việc cập nhật các chủ trương, chính sách mới còn chậm, ảnh hưởng đến việc áp dụng vào thực tiễn.

- Nguyên nhân chính của các hạn chế trên bao gồm:

+ Chủ quan: Sự tập trung vào công việc điều hành trực tiếp đôi lúc khiến tôi chưa cân đối thời gian cho các nhiệm vụ khác.

+ Khách quan: Một số nhiệm vụ gặp khó khăn do yếu tố khách quan, như thiếu nhân sự phù hợp và sự thay đổi liên tục của quy định cấp trên.

Lưu ý: Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo!

Xem 02 cách điền mẫu 02B phần hạn chế, khuyết điểm và nguyên nhân trong Bản kiểm điểm đảng viên cuối năm 2024?

Xem 02 cách điền mẫu 02B phần hạn chế, khuyết điểm và nguyên nhân trong Bản kiểm điểm đảng viên cuối năm 2024? (Hình ảnh từ Internet)

Đảng viên trong đơn vị vũ trang đóng đảng phí bao nhiêu?

Căn cứ theo tiểu mục 1 Mục 1 Phần B Quy định về chế độ đảng phí ban hành kèm theo Quyết định 342/QĐ-TW năm 2010 có quy định về đối tượng và mức đóng đảng phí hằng tháng, cụ thể như sau:

Đối tượng và mức đóng đảng phí hằng tháng của đảng viên
Thu nhập hằng tháng của đảng viên để tính đóng đảng phí bao gồm: tiền lương, một số khoản phụ cấp; tiền công; sinh hoạt phí; thu nhập khác. Đảng viên xác định được thu nhập thường xuyên, đóng đảng phí theo tỷ lệ (%) của thu nhập hằng tháng (chưa tính trừ thuế thu nhập cá nhân); đảng viên khó xác định được thu nhập thì quy định mức đóng cụ thể hằng tháng cho từng loại đối tượng.
1- Đảng viên trong các cơ quan hành chính, các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, đơn vị lực lượng vũ trang: đóng đảng phí hằng tháng bằng 1% tiền lương, các khoản phụ cấp; tiền công; sinh hoạt phí.
...

Như vậy, đảng viên trong các đơn vị lực lượng vũ trang đóng đảng phí hằng tháng bằng 1% tiền lương, các khoản phụ cấp; tiền công; sinh hoạt phí.

Đảng phí được quản lý và sử dụng như thế nào?

Căn cứ theo tiểu mục 2 Mục 2 Phần B Quyết định 342-QĐ/TW năm 2010 có quy định về việc quản lý và sử dụng đảng phí như sau:

- Đảng phí được trích để lại ở cấp nào được sử dụng cân đối vào nguồn kinh phí hoạt động công tác đảng ở cấp đó. Đối với cấp ủy huyện, quận, thị; tỉnh, thành trực thuộc Trung ương; các Đảng ủy Quân sự Trung ương, Công an Trung ương và cơ quan tài chính đảng ở Trung ương, số thu đảng phí được trích giữ lại không tính vào định mức kinh phí chi thường xuyên của cơ quan, đơn vị mà được lập quỹ dự trữ của Đảng ở cấp đó; quỹ dự trữ được dùng bổ sung chi hoạt động của cấp ủy, hỗ trợ kinh phí hoạt động cho các tổ chức đảng trực thuộc có khó khăn; cấp ủy đảng quyết định việc chi tiêu từ quỹ dự trữ.

- Các cấp ủy có trách nhiệm tổng hợp tình hình thu, nộp, sử dụng đảng phí của cấp mình và toàn đảng bộ, lập báo cáo gửi lên cấp ủy cấp trên. Văn phòng Trung ương Đảng có trách nhiệm tổng hợp tình hình thu, nộp, sử dụng đảng phí của toàn Đảng, báo cáo Ban Chấp hành Trung ương.

Cùng chủ đề
Tác giả: Ngô Trung Hiếu
Lượt xem: 0
Bài viết mới nhất

Đăng ký tài khoản Lawnet

Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;