Cơ cấu, thành phần Hội đồng sáng kiến Tổng Cục thuế như thế nào?
Cơ cấu, thành phần Hội đồng sáng kiến Tổng Cục thuế như thế nào?
Căn cứ theo Điều 4 Quy chế hoạt động sáng kiến Tổng cục Thuế ban hành kèm theo Quyết định 928/QĐ-TCT năm 2024 có quy định cơ cấu, thành phần Hội đồng sáng kiến gồm Hội đồng sáng kiến Tổng cục Thuế và Hội đồng sáng kiến cơ sở, cụ thể:
(1) Hội đồng sáng kiến Tổng cục Thuế
- Chủ tịch Hội đồng: Lãnh đạo Tổng cục Thuế là Chủ tịch Hội đồng.
- Phó Chủ tịch thường trực Hội đồng: Vụ trưởng - Phó Trưởng Ban Thường trực Ban cải cách & Hiện đại hóa.
- Các thành viên là Lãnh đạo các Vụ/Cục/đơn vị thuộc và trực thuộc Tổng cục Thuế do Thường trực Hội đồng sáng kiến trình Tổng cục trưởng quyết định phù hợp theo từng giai đoạn cụ thể.
- Ban Cải cách và Hiện đại hóa là đơn vị Thường trực Hội đồng sáng kiến Tổng cục Thuế.
- Hội đồng sáng kiến Tổng cục Thuế đồng thời là Hội đồng sáng kiến cơ quan Tổng cục Thuế.
(2) Hội đồng sáng kiến cơ sở
- Hội đồng sáng kiến cơ sở gồm Hội đồng sáng kiến Cơ quan Tổng cục Thuế và Hội đồng sáng kiến Cục Thuế.
- Hội đồng sáng kiến Cục Thuế do Cục trưởng Cục Thuế quyết định thành lập. Số lượng thành viên Hội đồng do Cục trưởng Cục Thuế quyết định, tối đa không quá 18 người. Thành phần Hội đồng sáng kiến Cục Thuế do Lãnh đạo Cục Thuế làm Chủ tịch Hội đồng; Phó Chủ tịch Thường trực là Trưởng phòng - Phòng Tổ chức cán bộ; Ủy viên là Lãnh đạo các Phòng, Lãnh đạo một số Chi cục Thuế/ Chi cục Thuế khu vực do Cục trưởng Cục Thuế quyết định.
- Phòng Tổ chức cán bộ là Thường trực Hội đồng sáng kiến Cục Thuế.
Cơ cấu, thành phần Hội đồng sáng kiến Tổng Cục thuế như thế nào? (Hình ảnh từ Internet)
Nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng sáng kiến Tổng Cục thuế ra sao?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 5 Quy chế hoạt động sáng kiến Tổng cục Thuế ban hành kèm theo Quyết định 928/QĐ-TCT năm 2024 có quy định nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng sáng kiến Tổng cục Thuế như sau:
- Giúp Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế thẩm định, đánh giá các giải pháp đề nghị công nhận sáng kiến của các cá nhân thuộc cơ quan Tổng cục Thuế; Tham mưu, trình Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế công nhận sáng kiến cho các giải pháp của các cá nhân thuộc cơ quan Tổng cục Thuế.
- Giúp Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế thẩm định, đánh giá hiệu quả áp dụng, khả năng nhân rộng của sáng kiến, hiệu quả áp dụng, phạm vi ảnh hưởng của đề tài khoa học, đề án khoa học, công trình khoa học và công nghệ trong Tổng cục Thuế; Tham mưu, trình Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế công nhận hiệu quả áp dụng, khả năng nhân rộng của sáng kiến, hiệu quả áp dụng, phạm vi ảnh hưởng của đề tài khoa học, đề án khoa học, công trình khoa học và công nghệ trong Tổng cục Thuế.
- Giúp Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế thẩm định, đánh giá, lựa chọn sáng kiến, đề tài khoa học, đề án khoa học, công trình khoa học và công nghệ của các cá nhân thuộc Tổng cục Thuế đề nghị Bộ Tài chính công nhận hiệu quả áp dụng, khả năng nhân rộng, phạm vi ảnh hưởng trong Bộ Tài chính, toàn quốc; Tham mưu, trình Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế xác nhận hồ sơ của các cá nhân thuộc Tổng cục Thuế đề nghị Bộ Tài chính công nhận hiệu quả áp dụng, khả năng nhân rộng của sáng kiến, hiệu quả áp dụng, phạm vi ảnh hưởng của đề tài khoa học, đề án khoa học, công trình khoa học và công nghệ trong Bộ Tài chính, toàn quốc.
- Các nhiệm vụ khác liên quan đến hoạt động sáng kiến do Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế giao.
Nguyên tắc làm việc của Hội đồng sáng kiến Tổng Cục thuế là gì?
Căn cứ theo Điều 6 Quy chế hoạt động sáng kiến Tổng cục Thuế ban hành kèm theo Quyết định 928/QĐ-TCT năm 2024 có quy định về nguyên tắc làm việc của Hội đồng sáng kiến Tổng Cục thuế như sau:
- Hội đồng làm việc theo chế độ tập thể, đảm bảo tính dân chủ, công khai, chính xác và quyết định theo đa số.
- Các thành viên Hội đồng làm việc độc lập trong quá trình đánh giá và chịu trách nhiệm cá nhân trước Hội đồng về ý kiến, kiến nghị và đề xuất của mình.
- Tại phiên họp Hội đồng, Hội đồng tiến hành biểu quyết bằng hình thức giơ tay hoặc bỏ phiếu. Kết luận của Hội đồng được thông qua khi ít nhất 2/3 ý kiến đồng ý của các thành viên Hội đồng (đối với các thành viên vắng mặt phải lấy ý kiến bằng văn bản).
- Trường hợp không có điều kiện tổ chức họp Hội đồng thì Thường trực Hội đồng gửi lấy ý kiến các thành viên Hội đồng bằng văn bản và tổng hợp kết quả lấy ý kiến, báo cáo Chủ tịch Hội đồng kết luận theo nguyên tắc nêu trên.
Chủ tịch Hội đồng sáng kiến Tổng Cục thuế có quyền quyết định triệu tập cuộc họp Hội đồng không?
Căn cứ theo khoản 3 Điều 7 Quy chế hoạt động sáng kiến Tổng cục Thuế ban hành kèm theo Quyết định 928/QĐ-TCT năm 2024 có quy định nhiệm vụ, quyền hạn của chủ tịch Hội đồng sáng kiến Tổng Cục thuế như sau:
Nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch Hội đồng
1. Chịu trách nhiệm trước Thủ trưởng đơn vị về hiệu quả hoạt động của Hội đồng.
2. Tổ chức, chỉ đạo mọi hoạt động của Hội đồng theo Quy chế này.
3. Quyết định triệu tập, chủ trì và kết luận các cuộc họp Hội đồng, trường hợp vắng mặt thì ủy quyền cho Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng điều hành.
4. Ký các văn bản của Hội đồng.
Như vậy, Chủ tịch Hội đồng sáng kiến Tổng Cục thuế có quyền quyết định triệu tập cuộc họp Hội đồng.
- Thuế GTGT đầu vào của hàng hóa khuyến mại có được khấu trừ không?
- Huân Chương Lao động hạng Nhất là gì? Có phải đóng thuế thu nhập cá nhân đối với tiền thưởng kèm theo Bằng khen?
- Mẫu 02-ĐK-TCT Tờ khai đăng ký thuế dành cho đơn vị phụ thuộc, địa điểm kinh doanh trực tiếp phát sinh nghĩa vụ thuế theo Thông tư 86?
- Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam mới nhất 2025 và tổng hợp văn bản hướng dẫn? Đảng viên hiện nay đóng đảng phí như thế nào?
- Tiếp tục giảm 50% thuế bảo vệ môi trường đối với xăng dầu trong năm 2025?
- Vận chuyển hàng hóa vào khu chế xuất thì xuất hóa đơn thuế GTGT là bao nhiêu phần trăm?
- Giảm trừ gia cảnh là gì? Cách xác định người phụ thuộc để giảm trừ gia cảnh?
- Hàng hóa xuất khẩu vượt định mức miễn thuế có được khai trên tờ khai hải quan giấy không?
- Có phải ngừng sử dụng hóa đơn điện tử khi bị yêu cầu tạm ngừng kinh doanh ngành nghề kinh doanh có điều kiện?
- Tiết thanh minh hay Tết thanh minh? Các loại thuế nào khai theo quý năm 2025?