Chính thức có Luật Phòng chống mua bán người 2024, số 53/2024/QH15? Hỗ trợ chi phí vay vốn cho nạn nhân ra sao?

Đã có Luật Phòng, chống mua bán người mới nhất? Hỗ trợ chi phí vay vốn cho nạn nhân ra sao?

Chính thức có Luật Phòng, chống mua bán người 2024, số 53/2024/QH15?

Ngày 28/11/2024, Quốc Hội chính thức thông qua Luật Phòng, chống mua bán người 2024, số 53/2024/QH15

Luật Phòng, chống mua bán người 2024 gồm 08 chương, 63 điều (tăng 05 điều so với Luật hiện hành) có hiệu lực từ ngày 01/7/2025

Xem thêm Luật Phòng, chống mua bán người 2024...Tải về

Luật Phòng, chống mua bán người 2024 có một số nội dung mới như:

- Mở rộng đối tượng bảo vệ gồm: nạn nhân, người đang trong quá trình xác định là nạn nhân, người dưới 18 tuổi đi cùng, người thân thích của nạn nhân, người đang trong quá trình xác định là nạn nhân, cá nhân tham gia phòng, chống mua bán người hoặc hỗ trợ nạn nhân (Điều 34);

- Mở rộng chính sách hỗ trợ cho nạn nhân, người đang trong quá trình xác định là nạn nhân và người dưới 18 tuổi đi cùng như: trợ giúp pháp lý, hỗ trợ pháp luật, hỗ trợ học nghề, tư vấn việc làm, trợ cấp khó khăn ban đầu, hỗ trợ vay vốn, hỗ trợ đóng bảo hiểm y tế trong năm đầu tiên nếu nạn nhân chưa có bảo hiểm y tế (Điều 37);

Quy định hành vi nghiêm cấm mạnh hơn, bao gồm cả nghiêm cấm hành vi "thỏa thuận mua bán người từ khi còn đang là bào thai" và nhiều hành vi khác nhằm ngăn chặn từ sớm, từ xa và xử lý hiệu quả các hành vi liên quan đến mua bán người (khoản 2 Điều 3)...

Chính thức có Luật Phòng, chống mua bán người 2024, số 53/2024/QH15?

Chính thức có Luật Phòng, chống mua bán người 2024, số 53/2024/QH15? (Hình ảnh từ Internet)

Thông tin, tuyên truyền, giáo dục về phòng, chống mua bán người ra sao?

Căn cứ theo Điều 7 Luật Phòng, chống mua bán người 2024 có quy định về thông tin, tuyên truyền, giáo dục về phòng, chống mua bán người

(1) Thông tin, tuyên truyền, giáo dục về phòng, chống mua bán người nhằm nâng cao nhận thức và trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, cộng đồng, gia đình, cá nhân trong phòng, chống mua bán người, đề cao cảnh giác, tích cực tham gia phòng, chống mua bán người.

(2) Nội dung thông tin, tuyên truyền, giáo dục bao gồm:

- Chính sách, pháp luật về phòng, chống mua bán người và pháp luật có liên quan;

- Mục đích, thủ đoạn, hành vi mua bán người và các hành vi bị nghiêm cấm khác theo quy định của Luật này;

- Kỹ năng ứng xử trong trường hợp có nghi ngờ về việc mua bán người;

- Biện pháp, kinh nghiệm phòng, chống mua bán người;

- Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, gia đình, cá nhân trong phòng, chống mua bán người;

- Chống xúc phạm, kỳ thị, phân biệt đối xử đối với nạn nhân, người đang trong quá trình xác định là nạn nhân;

- Các biện pháp bảo vệ và chính sách hỗ trợ nạn nhân, người đang trong quá trình xác định là nạn nhân; kết quả xử lý vụ việc mua bán người theo quy định của pháp luật;

- Các nội dung khác có liên quan đến phòng, chống mua bán người.

(3) Việc thông tin, tuyên truyền, giáo dục được thực hiện bằng các hình thức sau đây:

- Gặp gỡ, nói chuyện trực tiếp;

- Cung cấp tài liệu;

- Thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, hoạt động thông tin cơ sở;

- Thông qua hoạt động ngoại khóa tại cơ sở giáo dục, cơ sở giáo dục nghề nghiệp;

- Thông qua hoạt động văn học, nghệ thuật, sinh hoạt cộng đồng và các loại hình văn hóa khác;

- Sử dụng mạng viễn thông, mạng Internet, mạng máy tính;

- Thông qua hội nghị, hội thảo, tập huấn, nói chuyện chuyên đề; phổ biến, giáo dục pháp luật trực tiếp;

- Thông qua tổ chức cuộc thi, chiến dịch truyền thông;

- Các hình thức phù hợp khác.

(4) Xây dựng mạng lưới tuyên truyền viên ở cơ sở, huy động sự tham gia tích cực của các tổ chức chính trị - xã hội, khuyến khích sự tham gia của nạn nhân vào công tác thông tin, tuyên truyền, giáo dục về phòng, chống mua bán người.

(5) Công tác thông tin, tuyên truyền, giáo dục cần được tăng cường đối với phụ nữ, thanh niên, trẻ em, học sinh, sinh viên, người khuyết tật, người lao động tại các khu công nghiệp, người làm việc tại cơ sở kinh doanh casino, kinh doanh dịch vụ karaoke, vũ trường, xoa bóp và người cư trú tại khu vực biên giới, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, vùng có nhiều công dân kết hôn với người nước ngoài, đi làm việc ở nước ngoài, địa bàn có tình hình mua bán người diễn biến phức tạp.

Hỗ trợ chi phí đi lại cho nạn nhân như thế nào?

Căn cứ theo Điều 42 Luật Phòng, chống mua bán người 2024 có quy định về hỗ trợ chi phí đi lại cho nạn nhân như sau:

Hỗ trợ chi phí đi lại
Nạn nhân, người đang trong quá trình xác định là nạn nhân và người dưới 18 tuổi đi cùng có nguyện vọng trở về nơi cư trú thì được hỗ trợ chi phí tiền tàu, xe đi lại trong nước và tiền ăn trong thời gian đi đường.

Như vậy, nạn nhân, người đang trong quá trình xác định là nạn nhân và người dưới 18 tuổi đi cùng có nguyện vọng trở về nơi cư trú thì được hỗ trợ chi phí tiền tàu, xe đi lại trong nước và tiền ăn trong thời gian đi đường.

Hỗ trợ chi phí vay vốn cho nạn nhân ra sao?

Căn cứ theo Điều 45 Luật Phòng, chống mua bán người 2024 có quy định về hỗ trợ chi phí vay vốn cho nạn nhân như sau:

Trợ cấp khó khăn ban đầu, hỗ trợ vay vốn
Nạn nhân khi trở về nơi cư trú được hỗ trợ một lần tiền trợ cấp khó khăn ban đầu.
Nạn nhân khi trở về nơi cư trú có nhu cầu vay vốn để sản xuất, kinh doanh được xem xét để Ngân hàng Chính sách xã hội cho vay với các chính sách tín dụng ưu đãi theo quy định của pháp luật.

Như vậy, nạn nhân khi trở về nơi cư trú mà có nhu cầu vay vốn để sản xuất, kinh doanh được xem xét để Ngân hàng Chính sách xã hội cho vay với các chính sách tín dụng ưu đãi theo quy định của pháp luật.

Hỗ trợ chi phí
Cùng chủ đề
Hỏi đáp Pháp luật
Chính thức có Luật Phòng chống mua bán người 2024, số 53/2024/QH15? Hỗ trợ chi phí vay vốn cho nạn nhân ra sao?
Tác giả: Ngô Trung Hiếu
Lượt xem: 73

Đăng ký tài khoản Lawnet

Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;