Bộ Tài chính trả lời lý do chưa tăng mức giảm trừ gia cảnh như thế nào?

Bộ Tài chính ban hành Công văn 8760/BTC-CST ngày 20/8/2024 về việc trả lời kiến nghị của cử tri gửi tới trước kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV. Vậy vì sao chưa tăng mức giảm trừ gia cảnh?

Bộ Tài chính trả lời lý do chưa tăng mức giảm trừ gia cảnh như thế nào?

Bộ Tài chính đã nhận được kiến nghị của cử tri các tỉnh: Bình Định, Hà Giang, Thái Nguyên, Trà Vinh, Tuyên Quang và Tây Ninh do Ban Dân nguyện chuyển tới tại Công văn 499/BDN ngày 14/6/2024, nội dung kiến nghị như sau:

Cử tri các tỉnh đề nghị xem xét điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh cho người nộp thuế và người phụ thuộc, điều chỉnh biểu thuế lũy tiến từng phần đảm bảo phù hợp với thực tế, đặc biệt là sau khi tăng lương kể từ ngày 01/7/2024.

Bộ Tài chính ban hành Công văn 8760/BTC-CST năm 2024 trả lời như sau:

Theo quy định của Luật Thuế thu nhập cá nhân 2007 hiện hành, cá nhân được trừ các khoản bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp đối với một số ngành nghề phải tham gia bảo hiểm bắt buộc, trừ đi mức giảm trừ gia cảnh, các khoản đóng góp từ thiện, nhân đạo, các khoản phụ cấp, trợ cấp theo quy định... số còn lại mới là thu nhập làm căn cứ tính thuế TNCN.

Luật Thuế thu nhập cá nhân 2007 (áp dụng từ 01/01/2009) quy định mức giảm trừ đối với đối tượng nộp thuế là 4 triệu đồng/tháng (48 triệu đồng/năm); mức giảm trừ đối với mỗi người phụ thuộc là 1,6 triệu đồng/tháng.

Luật Thuế thu nhập cá nhân sửa đổi 2012 (áp dụng từ 01/7/2013) quy định mức giảm trừ đối với đối tượng nộp thuế là 9 triệu đồng/tháng (108 triệu đồng/năm); mức giảm trừ đối với mỗi người phụ thuộc là 3,6 triệu đồng/tháng. Đồng thời bổ sung quy định: Trường hợp chỉ số giá tiêu dùng (CPI) biến động trên 20% so với thời điểm Luật có hiệu lực thi hành hoặc thời điểm điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh gần nhất thì Chính phủ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh phù hợp với biến động của giá cả để áp dụng cho kỳ tính thuế tiếp theo.

Ngày 02/6/2020, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã ban hành Nghị quyết 954/2020/UBTVQH14 về điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh của thuế TNCN (áp dụng từ kỳ tính thuế năm 2020). Theo đó, nâng mức giảm trừ đối với đối tượng nộp thuế là 11 triệu đồng/tháng (132 triệu đồng/năm); mức giảm trừ đối với mỗi người phụ thuộc là 4,4 triệu đồng/tháng. Việc điều chỉnh nâng mức giảm trừ gia cảnh của thuế TNCN đã góp phần giảm bớt nghĩa vụ cho người nộp thuế, số thuế phải nộp sẽ được giảm cho mọi đối tượng đang nộp thuế TNCN.

Quy định về giảm trừ trước khi tính thuế đảm bảo nguyên tắc cá nhân cần phải có một mức thu nhập nhất định nhằm đáp ứng được nhu cầu thiết yếu của cuộc sống như: ăn, ở, đi lại, học tập, khám chữa bệnh.... vì thế, thu nhập trên ngưỡng này mới phải nộp thuế.

Việc áp dụng các khoản giảm trừ còn hướng tới mục tiêu loại trừ các đối tượng có thu nhập thấp ra khỏi diện phải nộp thuế TNCN. Mức giảm trừ gia cảnh cho người nộp thuế, người phụ thuộc của người nộp thuế theo quy định của pháp luật về thuế TNCN là mức cụ thể theo mặt bằng chung của xã hội, không phân biệt người có thu nhập cao hay thấp, với nhu cầu tiêu dùng khác nhau. Cá nhân có khó khăn do thiên tai, hoả hoạn, tai nạn, bệnh hiểm nghèo thì Luật Thuế thu nhập cá nhân 2007 đã có quy định giảm thuế cho các trường hợp này. Theo đó, mức giảm trừ gia cảnh cụ thể cần được nghiên cứu, tỉnh toán một cách kỹ lưỡng, đảm bảo cao hơn GDP bình quân đầu người, tiền lương tối thiểu vùng, mức chỉ tiêu bình quân đầu người trong một giai đoạn nhất định.

Theo Báo cáo khảo sát mức sống dân cư năm 2023 của Tổng cục Thống kê (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) công bồ thì thu nhập bình quân đầu người/tháng của Việt Nam trong năm 2023 (theo giá hiện hành) là 4,96 triệu đồng và nhóm hộ có thu nhập cao nhất (nhóm gồm 20% dân số giàu nhất - nhóm 5) có thu nhập bình quân là 10,86 triệu đồng/tháng/người.

Theo đó, mức giảm trừ cho người nộp thuế hiện nay (11 triệu đồng/tháng) là hơn 2,2 lần so với mức thu nhập bình quân đầu người (cao hơn nhiều so với mức phổ biến mà các nước đang áp dụng từ 0,5 đến 1 lần); đồng thời cũng cao hơn mức thu nhập bình quân của nhóm 20% dân số có thu nhập cao nhất. Mức giảm trừ đối với người phụ thuộc cũng gần với mức thu nhập bình quân đầu người hiện nay.

Với mức giảm trừ cho bản thân người nộp thuế hiện nay là 11 triệu đồng/tháng và cho mỗi người phụ thuộc là 4,4 triệu đồng/tháng thì người có thu nhập từ tiền lương, tiền công ở mức 17 triệu đồng/tháng (nếu có 1 người phụ thuộc) hay mức 22 triệu đồng/tháng (nếu có 2 người phụ thuộc) sau khi trừ các khoản bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp…thì cũng chưa phải nộp thuế TNCN.

Tại khoản 4 Điều 1 Luật Thuế thu nhập cá nhân sửa đổi 2012 quy định:

Trường hợp chỉ số giá tiêu dùng (CPI) biển động trên 20% so với thời điểm Luật có hiệu lực thi hành hoặc thời điểm điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh gần nhất thì Chính phủ trình Ủy ban thường vụ Quốc hội điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh quy định tại khoản này phù hợp với biến động của giả cả để áp dụng cho kỳ tính thuế tiếp theo

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê thì chỉ số CPI năm 2020 tăng 3,23%, CPI năm 2021 tăng 1,84%, CPI năm 2022 tăng 3,15% và CPI năm 2023 tăng 3,25%. Như vậy, CPI biển động chưa đến 20% kể từ thời điểm điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh gần nhất (năm 2020), do đó, theo quy định của Luật Thuế thu nhập cá nhân 2007 hiện hành thì chưa thể điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh.

Bộ Tài chính trả lời lý do chưa tăng mức giảm trừ gia cảnh như thế nào?

Bộ Tài chính trả lời lý do chưa tăng mức giảm trừ gia cảnh như thế nào? (Hình từ Internet)

Trường hợp nào được giảm thuế thu nhập cá nhân?

Theo Điều 5 Luật Thuế thu nhập cá nhân 2007, đối tượng nộp thuế gặp khó khăn do thiên tai, hoả hoạn, tai nạn, bệnh hiểm nghèo ảnh hưởng đến khả năng nộp thuế thì được xét giảm thuế tương ứng với mức độ thiệt hại nhưng không vượt quá số thuế phải nộp.

Ai phải nộp thuế thu nhập cá nhân?

Đối tượng nộp thuế thu nhập cá nhân là cá nhân cư trú có thu nhập chịu thuế quy định tại Điều 3 Luật Thuế thu nhập cá nhân 2007 phát sinh trong và ngoài lãnh thổ Việt Nam và cá nhân không cư trú có thu nhập chịu thuế quy định tại Điều 3 Luật Thuế thu nhập cá nhân 2007 phát sinh trong lãnh thổ Việt Nam.

Trong đó:

- Cá nhân cư trú là người đáp ứng một trong các điều kiện sau đây:

+ Có mặt tại Việt Nam từ 183 ngày trở lên tính trong một năm dương lịch hoặc tính theo 12 tháng liên tục kể từ ngày đầu tiên có mặt tại Việt Nam;

+ Có nơi ở thường xuyên tại Việt Nam, bao gồm có nơi ở đăng ký thường trú hoặc có nhà thuê để ở tại Việt Nam theo hợp đồng thuê có thời hạn.

- Cá nhân không cư trú là người không đáp ứng điều kiện của cá nhân cư trú.

Giảm trừ gia cảnh
Cùng chủ đề
Hỏi đáp Pháp luật
Con ở nước ngoài học đại học thì có được giảm trừ gia cảnh không?
Hỏi đáp Pháp luật
Thu nhập từ nhượng quyền thương mại có được giảm trừ gia cảnh không?
Hỏi đáp Pháp luật
Cha mẹ trong độ tuổi lao động có được tính giảm trừ gia cảnh khi nộp thuế thu nhập cá nhân không?
Hỏi đáp Pháp luật
Có được giảm trừ gia cảnh cho con ngoài giá thú?
Hỏi đáp Pháp luật
Giảm trừ gia cảnh người phụ thuộc, được tính từ thời điểm nuôi dưỡng hay thời điểm đăng ký?
Hỏi đáp Pháp luật
Con trên 18 tuổi có được tính giảm trừ gia cảnh khi nộp thuế thu nhập cá nhân không?
Hỏi đáp Pháp luật
Có được giảm trừ gia cảnh trường hợp cháu nuôi bà nội không? Hồ sơ chứng minh người phụ thuộc như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Loại thu nhập nào không được giảm trừ gia cảnh khi tính thuế TNCN?
Hỏi đáp Pháp luật
Bộ Tài chính trả lời lý do chưa tăng mức giảm trừ gia cảnh như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
01 người nộp thuế được giảm trừ gia cảnh tối đa bao nhiêu người phụ thuộc?
Tác giả: Đỗ Văn Minh
Lượt xem: 51

Đăng ký tài khoản Lawnet

Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;