Biên bản về việc kiểm kê tài sản liên quan đến hoạt động Thanh tra thuế là mẫu nào?

Biên bản về việc kiểm kê tài sản liên quan đến hoạt động Thanh tra thuế là mẫu nào?

Biên bản về việc kiểm kê tài sản liên quan đến hoạt động Thanh tra trong lĩnh vực thuế là mẫu nào?

Biên bản về việc kiểm kê tài sản liên quan đến hoạt động Thanh tra trong lĩnh vực thuế được quy định theo mẫu 14/TTrT tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư 80/2021/TT-BTC.

Tải về Biên bản về việc kiểm kê tài sản liên quan đến hoạt động Thanh tra trong lĩnh vực thuế

Biên bản về việc kiểm kê tài sản liên quan đến hoạt động Thanh tra thuế là mẫu nào?

Biên bản về việc kiểm kê tài sản liên quan đến hoạt động Thanh tra thuế là mẫu nào?

Quyền của đối tượng thanh tra thuế được quy định như thế nào?

Căn cứ tại Điều 118 Luật Quản lý thuế 2019 quy định như sau:

Quyền và nghĩa vụ của đối tượng thanh tra thuế
1. Đối tượng thanh tra thuế có các quyền sau đây:
a) Giải trình về những vấn đề có liên quan đến nội dung thanh tra thuế;
b) Khiếu nại về quyết định, hành vi của người ra quyết định thanh tra, trưởng đoàn thanh tra, thành viên của đoàn thanh tra trong quá trình thanh tra; khiếu nại về kết luận thanh tra, quyết định xử lý sau thanh tra theo quy định của pháp luật về khiếu nại; trong khi chờ giải quyết khiếu nại, người khiếu nại vẫn phải thực hiện các quyết định đó;
c) Nhận biên bản thanh tra thuế và yêu cầu giải thích nội dung biên bản thanh tra thuế;
d) Từ chối cung cấp thông tin, tài liệu không liên quan đến nội dung thanh tra thuế, thông tin, tài liệu thuộc bí mật Nhà nước, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác;
đ) Yêu cầu bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật;
e) Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật của thủ trưởng cơ quan quản lý thuế, trưởng đoàn thanh tra thuế và thành viên của đoàn thanh tra thuế theo quy định của pháp luật.
2. Đối tượng thanh tra thuế có các nghĩa vụ sau đây:
a) Chấp hành quyết định thanh tra thuế;
b) Cung cấp kịp thời, đầy đủ, chính xác các thông tin, tài liệu theo yêu cầu của người ra quyết định thanh tra, trưởng đoàn thanh tra, thành viên của đoàn thanh tra và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực của thông tin, tài liệu đã cung cấp;
c) Thực hiện yêu cầu, kiến nghị, kết luận thanh tra thuế, quyết định xử lý của người ra quyết định thanh tra, trưởng đoàn thanh tra, các thành viên của đoàn thanh tra và cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
d) Ký biên bản thanh tra.

Như vậy, đối tượng thanh tra thuế có các quyền sau đây:

- Giải trình về những vấn đề có liên quan đến nội dung thanh tra thuế;

- Khiếu nại về quyết định, hành vi của người ra quyết định thanh tra, trưởng đoàn thanh tra, thành viên của đoàn thanh tra trong quá trình thanh tra; khiếu nại về kết luận thanh tra, quyết định xử lý sau thanh tra theo quy định của pháp luật về khiếu nại; trong khi chờ giải quyết khiếu nại, người khiếu nại vẫn phải thực hiện các quyết định đó;

- Nhận biên bản thanh tra thuế và yêu cầu giải thích nội dung biên bản thanh tra thuế;

- Từ chối cung cấp thông tin, tài liệu không liên quan đến nội dung thanh tra thuế, thông tin, tài liệu thuộc bí mật Nhà nước, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác;

- Yêu cầu bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật;

- Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật của thủ trưởng cơ quan quản lý thuế, trưởng đoàn thanh tra thuế và thành viên của đoàn thanh tra thuế theo quy định của pháp luật.

05 Nguyên tắc kiểm tra thuế, thanh tra thuế là gì?

Theo Điều 107 Luật Quản lý thuế 2019 thì có 5 nguyên tắc kiểm tra thuế, thanh tra thuế bao gồm:

- Áp dụng quản lý rủi ro trong quản lý thuế và ứng dụng công nghệ thông tin trong kiểm tra thuế, thanh tra thuế.

- Tuân thủ quy định của Luật Quản lý thuế 2019, quy định khác của pháp luật có liên quan và mẫu biểu thanh tra, kiểm tra, trình tự, thủ tục, hồ sơ kiểm tra thuế theo quy định của Bộ trưởng Bộ Tài chính.

- Không cản trở hoạt động bình thường của người nộp thuế.

- Khi kiểm tra thuế, thanh tra thuế tại trụ sở của người nộp thuế, thủ trưởng cơ quan quản lý thuế phải ban hành quyết định kiểm tra, thanh tra.

- Việc kiểm tra thuế, thanh tra thuế nhằm đánh giá tính đầy đủ, chính xác, trung thực nội dung các chứng từ, thông tin, hồ sơ mà người nộp thuế đã khai, nộp, xuất trình với cơ quan quản lý thuế; đánh giá việc tuân thủ pháp luật về thuế và quy định khác của pháp luật có liên quan của người nộp thuế để xử lý về thuế theo quy định của pháp luật.

Thanh tra thuế
Cùng chủ đề
Hỏi đáp Pháp luật
Các nhóm doanh nghiệp nào Tổng Cục thuế tập trung thanh tra, kiểm tra vào năm 2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Tổng cục Thuế thanh tra thuế 9 nhóm doanh nghiệp năm 2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Thời hạn thanh tra thuế năm 2024 là bao lâu?
Hỏi đáp Pháp luật
Đối tượng thanh tra thuế có những quyền gì theo quy định?
Hỏi đáp Pháp luật
Biên bản về việc kiểm kê tài sản liên quan đến hoạt động Thanh tra thuế là mẫu nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Trong quyết định thanh tra thuế có nội dung về thời hạn tiến hành thanh tra thuế không?
Hỏi đáp Pháp luật
Người ra quyết định thanh tra thuế có nhiệm vụ, quyền hạn như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Mức xử phạt vi phạm hành chính về thuế đối với vi phạm về chấp hành quyết định kiểm tra, thanh tra thuế, cưỡng chế thuế ra sao?
Hỏi đáp Pháp luật
Quyền và nghĩa vụ của đối tượng thanh tra thuế là gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Thời hiệu thanh tra lại trong hoạt động thanh tra thuế là bao lâu?
Tác giả: Đỗ Văn Minh
Lượt xem: 46
Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;