Báo cáo tài chính của đơn vị hành chính sự nghiệp được lập vào thời điểm nào?
- Báo cáo tài chính của đơn vị hành chính sự nghiệp được lập vào thời điểm nào?
- Nguyên tắc và yêu cầu lập báo cáo tài chính của đơn vị hành chính sự nghiệp là gì?
- Đơn vị hành chính sự nghiệp có bắt buộc phải công khai báo cáo tài chính hay không?
- Đơn vị kế toán có phải khóa sổ kế toán trước khi lập báo cáo tài chính?
Báo cáo tài chính của đơn vị hành chính sự nghiệp được lập vào thời điểm nào?
Căn cứ khoản 1 và khoản 4 Điều 7 Thông tư 107/2017/TT-BTC quy định về báo cáo tài chính như sau:
Báo cáo tài chính
1. Đối tượng lập báo cáo tài chính
Sau khi kết thúc kỳ kế toán năm, các đơn vị hành chính, sự nghiệp phải khóa sổ và lập báo cáo tài chính để gửi cơ quan có thẩm quyền và các đơn vị có liên quan theo quy định."
...
4. Kỳ lập báo cáo
Đơn vị phải lập báo cáo tài chính vào cuối kỳ kế toán năm theo quy định của Luật Kế toán.
...
Từ quy định trên, có thể thấy báo cáo tài chính được lập vào cuối kỳ kế toán năm theo quy định của Luật Kế toán để gửi cơ quan có thẩm quyền và các đơn vị có liên quan.
Báo cáo tài chính của đơn vị hành chính sự nghiệp được lập vào thời điểm nào? (Hình từ Internet)
Nguyên tắc và yêu cầu lập báo cáo tài chính của đơn vị hành chính sự nghiệp là gì?
Căn cứ khoản 3 Điều 7 Thông tư 107/2017/TT-BTC quy định về nguyên tắc và yêu cầu lập báo cáo tài chính của đơn vị hành chính sự nghiệp như sau:
- Nguyên tắc:
+ Việc lập báo cáo tài chính phải được căn cứ vào số liệu kế toán sau khi khóa sổ kế toán. Báo cáo tài chính phải được lập đúng nguyên tắc, nội dung, phương pháp theo quy định và được trình bày nhất quán giữa các kỳ kế toán, trường hợp báo cáo tài chính trình bày khác nhau giữa các kỳ kế toán thì phải thuyết minh rõ lý do.
+ Báo cáo tài chính phải có chữ ký của người lập, kế toán trưởng và thủ trưởng của đơn vị kế toán. Người ký báo cáo tài chính phải chịu trách nhiệm về nội dung của báo cáo.
- Yêu cầu:
+ Báo cáo tài chính phải được phản ánh một cách trung thực, khách quan về nội dung và giá trị các chỉ tiêu báo cáo; trình bày theo một cấu trúc chặt chẽ, có hệ thống về tình hình tài chính, kết quả hoạt động và các luồng tiền từ hoạt động của đơn vị.
+ Báo cáo tài chính phải được lập kịp thời, đúng thời gian quy định đối với từng loại hình đơn vị, trình bày rõ ràng, dễ hiểu, chính xác thông tin, số liệu kế toán.
+ Thông tin, số liệu báo cáo phải được phản ánh liên tục, số liệu của kỳ này phải kế tiếp số liệu của kỳ trước.
Đơn vị hành chính sự nghiệp có bắt buộc phải công khai báo cáo tài chính hay không?
Căn cứ khoản 7 Điều 7 Thông tư 107/2017/TT-BTC thì việc công khai báo cáo tài chính của đơn vị hành chính sự nghiệp được quy định như sau:
Báo cáo tài chính
...
7. Công khai báo cáo tài chính
Báo cáo tài chính được công khai theo quy định của pháp luật về kế toán và các văn bản có liên quan.
Đồng thời, Điều 31 Luật Kế toán 2015 quy định cụ thể về nội dung công khai báo cáo tài chính như sau:
- Đơn vị kế toán sử dụng ngân sách nhà nước công khai thông tin thu, chi ngân sách nhà nước theo quy định của Luật ngân sách nhà nước.
- Đơn vị kế toán không sử dụng ngân sách nhà nước công khai quyết toán thu, chi tài chính năm.
- Đơn vị kế toán sử dụng các khoản đóng góp của Nhân dân công khai mục đích huy động và sử dụng các khoản đóng góp, đối tượng đóng góp, mức huy động, kết quả sử dụng và quyết toán thu, chi từng khoản đóng góp.
- Đơn vị kế toán thuộc hoạt động kinh doanh công khai các nội dung sau đây:
+ Tình hình tài sản, nợ phải trả và vốn chủ sở hữu;
+ Kết quả hoạt động kinh doanh;
+ Trích lập và sử dụng các quỹ;
+ Thu nhập của người lao động;
+ Các nội dung khác theo quy định của pháp luật.
- Báo cáo tài chính của đơn vị kế toán mà pháp luật quy định phải kiểm toán khi công khai phải kèm theo báo cáo kiểm toán của tổ chức kiểm toán.
Đơn vị kế toán có phải khóa sổ kế toán trước khi lập báo cáo tài chính?
Căn cứ điểm a khoản 7 Điều 5 Thông tư 107/2017/TT-BTC quy định về sổ kế toán như sau:
Quy định về sổ kế toán
...
7. Khóa sổ kế toán
Khóa sổ kế toán là việc cộng sổ để tính ra tổng số phát sinh bên Nợ, bên Có và số dư cuối kỳ của từng tài khoản kế toán hoặc tổng số thu, chi, tồn quỹ, nhập, xuất, tồn kho.
a) Kỳ khóa sổ
- Sổ quỹ tiền mặt phải thực hiện khóa sổ vào cuối mỗi ngày. Sau khi khóa sổ phải thực hiện đối chiếu giữa sổ tiền mặt của kế toán với sổ quỹ của thủ quỹ và tiền mặt có trong két đảm bảo chính xác, khớp đúng. Riêng ngày cuối tháng phải lập Bảng kiểm kê quỹ tiền mặt, sau khi kiểm kê, Bảng kiểm kê quỹ tiền mặt được lưu cùng với sổ kế toán tiền mặt ngày cuối cùng của tháng.
- Sổ tiền gửi ngân hàng, kho bạc phải khóa sổ vào cuối tháng để đối chiếu số liệu với ngân hàng, kho bạc; Bảng đối chiếu số liệu với ngân hàng, kho bạc (có xác nhận của ngân hàng, kho bạc) được lưu cùng Sổ tiền gửi ngân hàng, kho bạc hàng tháng.
- Đơn vị kế toán phải khóa sổ kế toán tại thời điểm cuối kỳ kế toán năm, trước khi lập báo cáo tài chính.
- Ngoài ra, đơn vị kế toán phải khóa sổ kế toán trong các trường hợp kiểm kê đột xuất hoặc các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
...
Theo quy định trên thì đơn vị kế toán phải khóa sổ kế toán tại thời điểm cuối kỳ kế toán năm, trước khi lập báo cáo tài chính.
- Mẫu tờ khai thuế GTGT quý 4 năm 2024? Tải mẫu tờ khai tại đâu?
- Giá chuyển nhượng đối với thu nhập từ hoạt động chuyển nhượng vốn là gì?
- Lịch nghỉ Tết 2025 xổ số miền Bắc, miền Trung, miền Nam? Trúng xổ số có phải đóng thuế thu nhập cá nhân không?
- Chính thức có Pháp lệnh Chi phí tố tụng mới từ 01/07/2025?
- Tổng hợp mẫu thông báo nghỉ Tết 2025 bằng tiếng Việt và tiếng Anh đầy đủ nhất? Doanh nghiệp có được nộp hồ sơ thuế điện tử vào mùng 1 Tết không?
- Lịch nghỉ Tết Ngân hàng Vietcombank 2025? Ngân hàng có trách nhiệm cung cấp thông tin giao dịch của người nộp thuế cho cơ quan thuế không?
- Thời hạn cá nhân tự đi quyết toán thuế TNCN 2025 là khi nào?
- Luật Thuế tài nguyên mới nhất năm 2025 là Luật nào?
- Từ 01/7/2025, chuyển giao công nghệ trong trường hợp nào không phải đóng thuế GTGT?
- Phương thức giao dịch điện tử giữa người nộp thuế với cơ quan thuế là gì?