Ai phải nộp thuế giá trị gia tăng năm 2025?
Thuế giá trị gia tăng là gì?
Căn cứ Điều 2 Luật Thuế giá trị gia tăng 2008 giải thích thuế giá trị gia tăng là thuế tính trên giá trị tăng thêm của hàng hóa, dịch vụ phát sinh trong quá trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng.
Ai phải nộp thuế giá trị gia tăng từ 01/01/2025 đến hết 30/6/2025?
Trước khi Luật Thuế giá trị gia tăng 2024 có hiệu lực thi hành từ 01/07/2025 thì người phải nộp thuế giá trị gia tăng từ 01/01/2025 đến hết 30/6/2025 được xác định theo Điều 4 Luật Thuế giá trị gia tăng 2008 được hướng dẫn bởi Điều 2 Nghị định 209/2013/NĐ-CP như sau:
[1] Người nộp thuế giá trị gia tăng là tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế giá trị gia tăng (sau đây gọi là cơ sở kinh doanh) và tổ chức, cá nhân nhập khẩu hàng hóa chịu thuế giá trị gia tăng (sau đây gọi là người nhập khẩu).
[2] Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam mua dịch vụ (kể cả trường hợp mua dịch vụ gắn với hàng hóa) của tổ chức nước ngoài không có cơ sở thường trú tại Việt Nam, cá nhân ở nước ngoài là đối tượng không cư trú tại Việt Nam thì tổ chức, cá nhân mua dịch vụ là người nộp thuế, trừ trường hợp không phải kê khai, tính nộp thuế giá trị gia tăng quy định tại mục [3].
Quy định về cơ sở thường trú và cá nhân ở nước ngoài là đối tượng không cư trú tại Khoản này thực hiện theo quy định của pháp luật thuế thu nhập doanh nghiệp và pháp luật thuế thu nhập cá nhân.
[3] Các trường hợp không phải kê khai, tính nộp thuế giá trị gia tăng:
+ Tổ chức, cá nhân nhận các khoản thu về bồi thường, tiền thưởng, tiền hỗ trợ, tiền chuyển nhượng quyền phát thải và các khoản thu tài chính khác.
+ Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam mua dịch vụ của tổ chức nước ngoài không có cơ sở thường trú tại Việt Nam, cá nhân ở nước ngoài là đối tượng không cư trú tại Việt Nam, bao gồm các trường hợp: Sửa chữa phương tiện vận tải, máy móc, thiết bị (bao gồm cả vật tư, phụ tùng thay thế); quảng cáo, tiếp thị; xúc tiến đầu tư và thương mại; môi giới bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ; đào tạo; chia cước dịch vụ bưu chính, viễn thông quốc tế giữa Việt Nam với nước ngoài mà các dịch vụ này được thực hiện ở ngoài Việt Nam.
+ Tổ chức, cá nhân không kinh doanh, không phải là người nộp thuế giá trị gia tăng bán tài sản.
+ Tổ chức, cá nhân chuyển nhượng dự án đầu tư để sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế giá trị gia tăng cho doanh nghiệp, hợp tác xã.
+ Sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản chưa chế biến thành các sản phẩm khác hoặc chỉ qua sơ chế thông thường được bán cho doanh nghiệp, hợp tác xã, trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 5 Luật thuế giá trị gia tăng 2008 (được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 1 Luật Thuế giá trị gia tăng, Luật thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật quản lý thuế sửa đổi 2016).
Ai phải nộp thuế giá trị gia tăng năm 2025? (Hình từ Internet)
Ai phải nộp thuế giá trị gia tăng từ 01/07/2025?
Từ ngày 01/07/2025, người phải nộp thuế giá trị gia tăng được xác định theo Điều 4 Luật Thuế giá trị gia tăng 2024 như sau:
[1] Tổ chức, hộ, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế giá trị gia tăng (sau đây gọi là cơ sở kinh doanh).
[2] Tổ chức, cá nhân nhập khẩu hàng hóa chịu thuế giá trị gia tăng (sau đây gọi là người nhập khẩu).
[3] Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam mua dịch vụ (kể cả trường hợp mua dịch vụ gắn với hàng hóa) của tổ chức nước ngoài không có cơ sở thường trú tại Việt Nam, cá nhân ở nước ngoài là đối tượng không cư trú tại Việt Nam, trừ trường hợp quy định tại mục [6], [7];
[5] Tổ chức sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam mua hàng hóa, dịch vụ để tiến hành hoạt động tìm kiếm thăm dò, phát triển mỏ dầu khí và khai thác dầu khí của tổ chức nước ngoài không có cơ sở thường trú tại Việt Nam, cá nhân ở nước ngoài là đối tượng không cư trú tại Việt Nam.
[6] Nhà cung cấp nước ngoài không có cơ sở thường trú tại Việt Nam có hoạt động kinh doanh thương mại điện tử, kinh doanh dựa trên nền tảng số với tổ chức, cá nhân tại Việt Nam (sau đây gọi là nhà cung cấp nước ngoài);
+ Tổ chức là nhà quản lý nền tảng số nước ngoài thực hiện khấu trừ, nộp thay nghĩa vụ thuế phải nộp của nhà cung cấp nước ngoài;
+ Tổ chức kinh doanh tại Việt Nam áp dụng phương pháp tính thuế giá trị gia tăng là phương pháp khấu trừ thuế mua dịch vụ của nhà cung cấp nước ngoài không có cơ sở thường trú tại Việt Nam thông qua kênh thương mại điện tử hoặc các nền tảng số thực hiện khấu trừ, nộp thay nghĩa vụ thuế phải nộp của nhà cung cấp nước ngoài.
[7] Tổ chức là nhà quản lý sàn giao dịch thương mại điện tử, nhà quản lý nền tảng số có chức năng thanh toán thực hiện khấu trừ, nộp thuế thay, kê khai số thuế đã khấu trừ cho hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh trên sàn thương mại điện tử, nền tảng số.
Lưu ý: Chính phủ quy định về người nộp thuế trong trường hợp nhà cung cấp nước ngoài cung cấp dịch vụ cho người mua là tổ chức kinh doanh tại Việt Nam áp dụng phương pháp khấu trừ thuế quy định tại mục [6].
- Lịch Vạn Niên 2026 - Xem lịch âm, lịch dương 2026 năm Bính Ngọ? Từ năm 2026, nâng mức doanh thu chịu thuế GTGT của hộ, cá nhân kinh doanh?
- Giảm thuế giá trị gia tăng trong tất cả các khâu cho hàng hóa dịch vụ thuộc đối tượng được giảm thuế?
- Mức phạt uống rượu bia khi lái xe máy năm 2025? Tiền xử phạt vi phạm hành chính có thuộc nguồn thu ngân sách nhà nước không?
- Người lao động có thể nhận những khoản tiền nào vào dịp Tết Nguyên đán 2025? Tiền lương làm thêm giờ vào Tết Nguyên đán 2025 có chịu thuế TNCN không?
- Từ 01/02/2025, giá bán lẻ điện được quy định như thế nào? Hiện nay, thuế GTGT đối với điện sinh hoạt là bao nhiêu?
- Trình tự thủ tục thực hiện giảm thuế giá trị gia tăng từ 01/01/2025 theo Nghị định 180?
- Mẫu tờ khai giảm thuế GTGT 2% từ 01/01/2025 đến hết 30/06/2025?
- Tất cả giao dịch bán tài sản công phải sử dụng hóa đơn điện tử từ ngày 01/01/2025?
- Khung giờ nào không được bấm còi xe từ 01/01/2025?
- Bị phạt đến 10 triệu đồng và tước giấy phép lái xe đối với người lái xe máy có nồng độ cồn? Loại xe máy nào phải chịu thuế TTĐB?