07 nguyên tắc giám sát hoạt động của Đoàn thanh tra thuế?
07 nguyên tắc giám sát hoạt động của Đoàn thanh tra thuế?
Căn cứ Điều 5 Quyết định 1614/QĐ-TCT năm 2020 của Tổng cục Thuế hướng dẫn về Quy chế giám sát hoạt động của Đoàn thanh tra, kiểm tra thuế, theo đó 07 nguyên tắc giám sát hoạt động của Đoàn thanh tra thuế được xác định như sau:
(1) Việc giám sát hoạt động của Đoàn thanh tra thuế tại trụ sở người nộp thuế được tiến hành thường xuyên kể từ ngày công bố quyết định thanh tra, kiểm tra thuế đến ngày kết thúc thời gian thanh tra, kiểm tra tại trụ sở người nộp thuế.
(2) Tuân thủ theo pháp luật, bảo đảm tính chính xác, khách quan, công khai, dân chủ, kịp thời.
(3) Bảo đảm bí mật thông tin, tài liệu liên quan đến hoạt động của Đoàn thanh tra thuế; không can thiệp trái pháp luật vào hoạt động của Đoàn thanh tra, kiểm tra thuế.
(4) Người giám sát có thể đồng thời giám sát hoạt động của nhiều Đoàn thanh tra thuế.
(5) Việc cử người giám sát được thực hiện theo nguyên tắc Tổ trưởng tổ giám sát hoặc người giám sát là người được người ra quyết định thanh tra thuế giao thực hiện nhiệm vụ giám sát hoạt động của Đoàn thanh tra thuế, có ngạch công chức (hoặc chức vụ) cao hơn hoặc tương đương ngạch công chức (hoặc chức vụ) của Trưởng đoàn thanh tra thuế.
(6) Việc giám sát hoạt động Đoàn thanh tra thuế tại trụ sở người nộp thuế được thực hiện đối với tất cả các Đoàn thanh tra thuế và được ban hành theo Quyết định về việc giám sát hoạt động của Đoàn thanh tra thuế.
Ngoài việc thực hiện giám sát theo Quyết định về việc giám sát hoạt động của Đoàn thanh tra thuế; việc giám sát được thực hiện theo quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và thẩm quyền về phân cấp quản lý hành chính và quy chế làm việc tại Cơ quan thuế các cấp.
(7) Việc giám sát hoạt động của Tổ kiểm tra thuế tại trụ sở Cơ quan thuế được thực hiện theo quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và thẩm quyền về phân cấp quản lý hành chính và quy chế làm việc tại Cơ quan thuế các cấp.
07 nguyên tắc giám sát hoạt động của Đoàn thanh tra thuế? (Hình từ Internet)
Nội dung giám sát hoạt động của Đoàn thanh tra thuế về việc chấp hành pháp luật là gì?
Căn cứ khoản 1 Điều 8 Quyết định 1614/QĐ-TCT năm 2020 của Tổng cục Thuế hướng dẫn về Quy chế giám sát hoạt động của Đoàn thanh tra, kiểm tra thuế, theo đó nội dung giám sát hoạt động của Đoàn thanh tra thuế về việc chấp hành pháp luật như sau:
- Việc thực hiện các quy định của pháp luật về trình tự, thủ tục, thời hạn tiến hành một cuộc thanh tra thuế theo quy trình thanh tra thuế bao gồm: việc thu thập, tổng hợp, đánh giá thông tin; thực hiện chế độ thông tin, báo cáo; ghi nhật ký Đoàn thanh tra thuế;
- Việc thực hiện các quyền trong hoạt động thanh tra thuế đối với người được giám sát, bao gồm: căn cứ, thẩm quyền, trình tự, thủ tục và kết quả thực hiện; việc xử lý ý kiến của đối tượng thanh tra và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc thực hiện các quyền trong hoạt động thanh tra;
- Việc thực hiện các quy định của pháp luật đối với người được giám sát, bao gồm: quy định về những điều cấm trong hoạt động thanh tra thuế; quy tắc ứng xử của công chức thực hiện nhiệm vụ thanh tra thuế; ý thức chấp hành kỷ luật thanh tra thuế và các quy định khác có liên quan.
Người thân của thành viên Đoàn thanh tra thuế có được giám sát hoạt động của Đoàn thanh tra thuế không?
Căn cứ Điều 12 Quyết định 1614/QĐ-TCT năm 2020 của Tổng cục Thuế hướng dẫn về Quy chế giám sát hoạt động của Đoàn thanh tra, kiểm tra thuế, theo đó việc lựa chọn công chức giám sát hoạt động của Đoàn thanh tra thuế đảm bảo nguyên tắc như sau:
Lựa chọn công chức giám sát hoạt động của Đoàn thanh tra, kiểm tra thuế
1. Công chức được giao nhiệm vụ giám sát phải am hiểu về lĩnh vực thanh tra, kiểm tra, Luật Thanh tra, Luật Quản lý thuế, Quy trình thanh tra, kiểm tra thuế và các văn bản hướng dẫn thi hành.
2. Không bố trí công chức giám sát hoạt động của Đoàn thanh tra, kiểm tra thuế trong trường hợp có vợ (chồng), con hoặc cha, mẹ, anh, chị em ruột của người đó, của vợ (chồng) người đó là Trưởng đoàn, Phó Trưởng đoàn, thành viên Đoàn thanh tra, kiểm tra thuế hoặc của người đại diện theo pháp luật của người nộp thuế.
Như vậy, người thân là vợ (chồng), con hoặc cha, mẹ, anh, chị em ruột của người đó, của vợ (chồng) của thành viên Đoàn thanh tra thuế thì sẽ không được bố trí nhiệm vụ giám sát hoạt động của Đoàn thanh tra thuế đó.
- Hiệp định thuế là gì? Trách nhiệm và quyền hạn của Cơ quan thuế trong quản lý giá giao dịch liên kết ra sao?
- Tổng hợp văn bản hướng dẫn Luật Thuế thu nhập cá nhân mới nhất?
- Kết thúc thời gian miễn lệ phí môn bài 6 tháng đầu năm thì thời hạn nộp lệ phí môn bài là khi nào?
- Sử dụng hóa đơn không hợp pháp là gì? Sử dụng hóa đơn không hợp pháp bị phạt bao nhiêu tiền?
- Hộ kinh doanh cá thể có doanh thu trên 500 triệu một năm thì mức thuế môn bài cần nộp là bao nhiêu?
- Phí trọng tài là gì? Chi nhánh của tổ chức trọng tài nước ngoài tại Việt Nam có quyền thu phí trọng tài không?
- Người đang nợ thuế sẽ bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế bằng cách khấu trừ thuế vào tiền lương đúng không?
- Mẫu thông báo nộp lệ phí trước bạ nhà đất của cơ quan thuế theo Nghị định 126?
- Các trường hợp được hưởng 100% bảo hiểm y tế từ 01/7/2025? Người nước ngoài có được giảm trừ thuế TNCN khi đóng BHYT không?
- Điều kiện cấp giấy phép hoạt động điện lực từ 01/02/2025? Doanh thu từ hoạt động sản xuất bán điện có được hưởng ưu đãi thuế TNDN?