Trách nhiệm, phạm vi và cách thức giải quyết công việc của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông

Trách nhiệm, phạm vi và cách thức giải quyết công việc của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông
Nguyễn Thị Diễm My

Trách nhiệm, phạm vi và cách thức giải quyết công việc của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông được quy định như thế nào? – Thủy Trúc (Phú Yên)

Trách nhiệm, phạm vi và cách thức giải quyết công việc của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông

Trách nhiệm, phạm vi và cách thức giải quyết công việc của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông (Hình từ internet)

Về vấn đề này, LawNet giải đáp như sau:

1. Trách nhiệm của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông

Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông có trách nhiệm:

- Quyết định các công việc thuộc phạm vi quản lý của Bộ theo quy định của pháp luật và chịu trách nhiệm cá nhân trước Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về toàn bộ công việc thuộc trách nhiệm và thẩm quyền của mình.

- Chỉ đạo, điều hành toàn diện công tác của Bộ theo đúng quy định của Hiến pháp, Luật Tổ chức Chính phủ, Nghị định 123/2016/NĐ-CP; Nghị định 138/2016/NĐ-CP; Nghị định 17/2017/NĐ-CP và các văn bản pháp luật khác có quy định thẩm quyền giải quyết của Bộ trưởng. Trực tiếp chỉ đạo các công việc lớn, quan trọng, các nhiệm vụ mang tính chiến lược thuộc các lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ và các nhiệm vụ được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao.

- Phân công cho các Thứ trưởng giải quyết công việc của một số lĩnh vực, chỉ đạo công tác của một số đơn vị trực thuộc Bộ; theo dõi công tác quản lý nhà nước về lĩnh vực thông tin và truyền thông của một số tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

- Uỷ quyền cho Thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ thực hiện một số công việc cụ thể theo quy định của pháp luật; chủ động phối hợp với các Bộ, cơ quan khác để xử lý các vấn đề có liên quan đến nhiệm vụ của Bộ hoặc các vấn đề do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ phân công.

- Chỉ đạo việc hướng dẫn, thanh tra, kiểm tra hoạt động của các bộ, ngành, Ủy ban nhân dân các cấp, các tổ chức khác, các cơ quan chuyên ngành ở địa phương, các đơn vị thuộc Bộ trong việc thực hiện pháp luật, nhiệm vụ đã phân công, phân cấp thuộc các lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ.

- Ký các văn bản thuộc thẩm quyền của Bộ trưởng.

- Chủ trì các hội nghị, hội thảo, lễ kỷ niệm của Ðảng, Nhà nước và của Ngành do cấp trên phân công căn cứ theo chức năng của Bộ.

- Tiếp công dân theo quy định của Luật tiếp công dân.

(Khoản 1 Điều 4 Quy chế làm việc của Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành kèm theo Quyết định 727/QĐ-BTTTT năm 2017)

2. Phạm vi, cách thức giải quyết công việc của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông

- Những công việc thuộc thẩm quyền quy định trong Hiến pháp, Luật Tổ chức Chính phủ, Quy chế làm việc của Chính phủ, các văn bản pháp luật liên quan và những công việc quy định tại mục 1.

- Những công việc được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao hoặc uỷ quyền.

- Quyết định theo thẩm quyền hoặc trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định theo thẩm quyền các vấn đề liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của Ngành.

- Ban hành văn bản quy phạm pháp luật và các văn bản hành chính theo thẩm quyền để thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với Ngành.

- Trong trường hợp cần thiết, Bộ trưởng có thể trực tiếp giải quyết một số công việc đã giao cho Thứ trưởng nhưng vì nội dung vấn đề cấp bách hoặc quan trọng, hoặc do Thứ trưởng đi công tác vắng.

- Trực tiếp giải quyết những việc liên quan đến từ hai Thứ trưởng trở lên nhưng các Thứ trưởng có ý kiến khác nhau.

- Khi vắng mặt và nếu thấy cần thiết, Bộ trưởng phân công một Thứ trưởng thay mặt Bộ trưởng lãnh đạo công tác của Bộ và giải quyết công việc do Bộ trưởng trực tiếp phụ trách.

- Khi Thứ trưởng vắng mặt và nếu thấy cần thiết, Bộ trưởng phân công Thứ trưởng khác xử lý hoặc trực tiếp xử lý công việc của Thứ trưởng vắng mặt.

- Quyết định phân cấp cho chính quyền địa phương thực hiện một số nhiệm vụ liên quan đến Ngành theo thẩm quyền.

- Những công việc cần được thảo luận trong tập thể Lãnh đạo Bộ trước khi Bộ trưởng quyết định:

+ Chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành, lĩnh vực.

+ Chương trình công tác, kế hoạch xây dựng văn bản quy phạm pháp luật hàng năm và dài hạn của Ngành; các đề án quan trọng của Bộ trình Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ quyết định.

+ Chương trình hành động, kế hoạch của Ngành triển khai thực hiện các chủ trương, chính sách quan trọng của Đảng, Nhà nước, các văn bản quy phạm pháp luật quan trọng của cấp trên đã ban hành.

+ Các chương trình, dự án trọng điểm của Ngành.

+ Phân bổ dự toán thu, chi, kế hoạch đầu tư phát triển hàng năm.

+ Công tác tổ chức bộ máy và nhân sự của Bộ theo quy định.

+ Báo cáo hàng năm về tổng kết tình hình thực hiện kế hoạch Nhà nước và kiểm điểm sự chỉ đạo điều hành của Bộ.

+ Những vấn đề về ký kết và tham gia các điều ước quốc tế, kế hoạch thực hiện các cam kết về hội nhập quốc tế.

+ Những vấn đề khác mà Bộ trưởng thấy cần thiết phải đưa ra thảo luận.

- Trong trường hợp không có điều kiện tổ chức thảo luận tập thể, theo chỉ đạo của Bộ trưởng, đơn vị chủ trì đề án phối hợp với Văn phòng Bộ lấy ý kiến các Thứ trưởng, trình Bộ trưởng quyết định.

Sau khi các Thứ trưởng đã có ý kiến, Bộ trưởng là người đưa ra quyết định cuối cùng và chịu trách nhiệm về quyết định của mình.

(Khoản 2 Điều 4 Quy chế làm việc của Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành kèm theo Quyết định 727/QĐ-BTTTT năm 2017)

>> XEM BẢN TIẾNG ANH CỦA BÀI VIẾT NÀY TẠI ĐÂY

279 lượt xem

Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của LawNet. Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn


Liên quan Văn bản
  • Địa chỉ: 19 Nguyễn Gia Thiều, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP Hồ Chí Minh
    Điện thoại: (028) 7302 2286
    E-mail: info@lawnet.vn
Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;