Nhiệm vụ, phạm vi thực hiện của Đăng kiểm viên thực hiện công tác kiểm tra

Nhiệm vụ, phạm vi thực hiện của Đăng kiểm viên thực hiện công tác kiểm tra
Nguyễn Thị Diễm My

Nhiệm vụ, phạm vi thực hiện của Đăng kiểm viên thực hiện công tác kiểm tra được quy định như thế nào? – Thế Hùng (Bình Phước)

Nhiệm vụ, phạm vi thực hiện của Đăng kiểm viên thực hiện công tác kiểm tra

Nhiệm vụ, phạm vi thực hiện của Đăng kiểm viên thực hiện công tác kiểm tra (Hình từ internet)

Về vấn đề này, LawNet giải đáp như sau:

1. Nhiệm vụ, phạm vi thực hiện của Đăng kiểm viên thực hiện công tác kiểm tra hạng III

- Nhiệm vụ:

+ Kiểm tra lần đầu, chu kỳ, bất thường, hoán cải phương tiện;

+ Sao và thẩm định mẫu định hình;

+ Lập và cấp hồ sơ đăng kiểm cho các đối tượng kiểm tra;

+ Hướng dẫn thực tập nghiệp vụ cho đăng kiểm viên thực tập hạng III;

+ Kiểm tra chất lượng sản phẩm công nghiệp sử dụng trong đóng mới, hoán cải, lắp đặt trên phương tiện;

+ Giám định trạng thái kỹ thuật, tham gia điều tra tai nạn đối với phương tiện thủy nội địa trong phạm vi thực hiện nhiệm vụ theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền;

+ Kiểm tra năng lực kỹ thuật của cơ sở đóng mới, hoán cải, sửa chữa phục hồi phương tiện thủy nội địa theo quy định;

+ Tính giá dịch vụ, lệ phí đăng kiểm cho đối tượng kiểm tra theo quy định;

+ Thực hiện các nhiệm vụ khác theo sự phân công của lãnh đạo đơn vị.

- Phạm vi thực hiện:

+ Thực hiện nhiệm vụ theo quy định tại khoản 1 Điều 11 Thông tư 49/2015/TT-BGTVT theo chuyên ngành đào tạo đối với phương tiện thủy nội địa có tổng dung tích dưới 500 GT, phương tiện thủy nội địa có động cơ tổng công suất máy chính dưới 300 sức ngựa, phương tiện thủy nội địa có sức chở dưới 50 người (trừ tàu cấp VR -SB, tàu nhiều thân, tàu chở công te nơ, tàu cao tốc chở khách, tàu đệm khí, tàu cánh ngầm, tàu dầu, tàu chở hóa chất nguy hiểm, tàu chở khí hóa lỏng, tàu chở hàng nguy hiểm);

+ Trường hợp đăng kiểm viên thực hiện công tác kiểm tra hạng III chuyên ngành vỏ tàu được đào tạo bổ sung chương trình 2 tại Mục III Phụ lục I hoặc là đăng kiểm viên thực hiện công tác kiểm tra hạng III chuyên ngành máy tàu được đào tạo bổ sung chương trình 1 tại Mục III Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này và được tập huấn, thực tập nghiệp vụ với hạng mục tương ứng, đạt yêu cầu về kiểm tra thực tế năng lực thực hành thì được thực hiện kiểm tra chu kỳ, bất thường theo chuyên ngành đào tạo bổ sung đối với phương tiện nêu tại điểm a khoản 2 Điều 11 Thông tư 49/2015/TT-BGTVT.

(Điều 11 Thông tư 49/2015/TT-BGTVT, được sửa đổi bởi Thông tư 02/2024/TT-BGTVT)

2. Nhiệm vụ, phạm vi thực hiện của Đăng kiểm viên thực hiện công tác kiểm tra hạng II

- Nhiệm vụ:

+ Thực hiện các nhiệm vụ quy định tại khoản 1 Điều 11 Thông tư 49/2015/TT-BGTVT;

+ Tham gia tập huấn nghiệp vụ đăng kiểm viên hạng III và hạng II;

+ Hướng dẫn thực tập nghiệp vụ cho đăng kiểm viên thực tập hạng II;

+ Kiểm tra thực tế năng lực thực hành nghiệp vụ để công nhận đăng kiểm viên hạng III và hạng II.

- Phạm vi thực hiện:

+ Thực hiện nhiệm vụ theo quy định tại khoản 1 Điều 12 Thông tư 49/2015/TT-BGTVT theo chuyên ngành đào tạo đối với các loại phương tiện thủy nội địa (trừ tàu dầu có tổng dung tích từ 3000 GT trở lên, tàu hàng cấp VR-SB có tổng dung tích từ 3000 GT trở lên hoặc tàu khách cấp VR-SB có sức chở từ 100 người trở lên, tàu chở hóa chất nguy hiểm, tàu chở khí hóa lỏng, tàu chở hàng nguy hiểm);

+ Trường hợp đăng kiểm viên thực hiện công tác kiểm tra hạng II chuyên ngành vỏ tàu được đào tạo bổ sung chương trình 2 tại Mục III Phụ lục I hoặc là đăng kiểm viên thực hiện công tác kiểm tra hạng II chuyên ngành máy tàu được đào tạo bổ sung chương trình 1 tại Mục III Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này và được tập huấn, thực tập nghiệp vụ với hạng mục tương ứng, đạt yêu cầu về kiểm tra thực tế năng lực thực hành thì được thực hiện kiểm tra chu kỳ, bất thường theo chuyên ngành đào tạo bổ sung đối với phương tiện nêu tại điểm a khoản 2 Điều 12 Thông tư 49/2015/TT-BGTVT.

(Điều 12 Thông tư 49/2015/TT-BGTVT, được sửa đổi bởi Thông tư 02/2024/TT-BGTVT)

>> XEM BẢN TIẾNG ANH CỦA BÀI VIẾT NÀY TẠI ĐÂY

265 lượt xem

Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của LawNet. Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn


Liên quan Văn bản
  • Địa chỉ: 19 Nguyễn Gia Thiều, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP Hồ Chí Minh
    Điện thoại: (028) 7302 2286
    E-mail: info@lawnet.vn
Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;