Đây là biện pháp khắc phục hậu quả mới đáng chú ý tại Nghị định 36/2020/NĐ-CP xử phạt vi phạm hành chính lĩnh vực tài nguyên nước và khoáng sản.
Ảnh minh họa
Theo đó, Nghị định này đã bổ sung thêm biện pháp khắc phục hậu quả đối với các hành vi vi phạm trong lĩnh vực tài nguyên nước và khoáng sản.
Cụ thể, điểm s khoản 3 Điều 4 Nghị định 36/2020/NĐ-CP quy định:
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Đối với mỗi hành vi vi phạm hành chính, ngoài việc bị áp dụng hình thức xử phạt chính, hình thức xử phạt bổ sung, tổ chức, cá nhân vi phạm hành chính có thể bị áp dụng một hoặc nhiều biện pháp khắc phục hậu quả sau:
…
s) Buộc chi trả kinh phí trưng cầu giám định, kiểm định và đo đạc trong trường hợp có hành vi vi phạm;
Hiện nay, Nghị định 33/2017/NĐ-CP chưa đề cập đến vấn đề chi trả kinh phí trưng cầu giám định này. Do đó, có thể thấy việc bổ sung chi trả kinh phí trưng cầu giám định vào nhóm các biện pháp khắc phục hậu quả là quan điểm hết sức đúng đắn của Chính phủ.
Quy định buộc chi trả phí trưng cầu giám định vừa tạo thêm nguồn thu cho ngân sách nhà nước, giảm bớt chi phí giám định mức độ ô nhiễm vừa khiến cho các tổ chức, cá nhân có hoạt động liên quan đến lĩnh vực tài nguyên nước, khoáng sản chấp hành nghiêm chỉnh quy định của pháp luật. Bởi lẽ, nếu như bị xác định có hành vi vi phạm thì ngoài nộp tiền phạt còn có thể chịu thêm chi phí trưng cầu giám định.
Xem thêm các quy định khác tại Nghị định 36/2020/NĐ-CP có hiệu lực từ 10/05/2020.
Toàn Trung
Địa chỉ: | 19 Nguyễn Gia Thiều, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP Hồ Chí Minh |
Điện thoại: | (028) 7302 2286 |
E-mail: | info@lawnet.vn |