Thủ tục cấp Giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ trên đường bộ

Bộ Công an vừa ban hành Thông tư 06/2022/TT-BCA về Quy trình thực hiện nhiệm vụ công tác phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ trong Công an nhân dân. Theo đó quy định chi tiết thủ tục cấp Giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ trên đường bộ.

Thủ tục cấp Giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ trên đường bộ

Thủ tục cấp Giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ trên đường bộ (Ảnh minh họa)

1. Hồ sơ cấp Giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ trên đường bộ

Hồ sơ đề nghị, thủ tục cấp Giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ thuộc loại 1, loại 2, loại 3, loại 4 và loại 9 bằng phương tiện giao thông cơ giới đường bộ thực hiện theo quy định của Nghị định 42/2020/NĐ-CP, bao gồm:

- Giấy đề nghị cấp Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm theo mẫu quy định tại Phụ lục IV của Nghị định 42/2020/NĐ-CP;

- Bản sao Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô, trong đó phải có loại hình kinh doanh vận tải hàng hoá (áp dụng đối với đơn vị kinh doanh vận tải bằng xe ô tô) hoặc bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, hợp tác xã (áp dụng đối với đơn vị kinh doanh vận tải đường thuỷ nội địa);

- Bản sao hoặc bản chính Bảng kê danh sách phương tiện tham gia vận chuyển kèm theo bản sao giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của phương tiện vận chuyển còn thời hạn hiệu lực do cơ quan có thẩm quyền cấp (áp dụng trong trường hợp vận chuyển theo chuyến);

- Bản sao hoặc bản chính Bảng kê danh sách người điều khiển phương tiện vận chuyển hàng hoá nguy hiểm;

- Bản sao hoặc bản chính phương án tổ chức vận chuyển hàng hoá nguy hiểm của đơn vị vận chuyển, trong đó nêu rõ tuyến đường, lịch trình vận chuyển hàng hoá nguy hiểm;biện pháp ứng cứu khẩn cấp khi có sự cố cháy, nổ;

- Bản sao hoặc bản chính hợp đồng mua bán, cung ứng vật liệu nổ công nghiệp hoặc văn bản cho phép thử nổ công nghiệp (trường hợp vận chuyển đi thử nổ công nghiệp) hoặc quyết định hủy vật liệu nổ công nghiệp (trường hợp vận chuyển đi hủy) của cơ quan có thẩm quyền;

- Bản sao hoặc bản chính biên bản kiểm tra của Cơ quan Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ có thẩm quyền về điều kiện vận chuyển vật liệu nổ công nghiệp của người áp tải, người điều khiển phương tiện và phương tiện vận chuyển (kèm theo bản chính để đối chiếu);

- Bản sao hoặc bản chính giấy đăng ký khối lượng, chủng loại và thời gian tiếp nhận của cơ quan trực tiếp quản lý kho vật liệu nổ công nghiệp được vận chuyển đến hoặc văn bản cho phép về địa điểm bốc dỡ vật liệu nổ công nghiệp của UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;

- Bản sao giấy phép sử dụng vật liệu nổ công nghiệp hoặc văn bản của cơ quan có thẩm quyền cho phép nhập khẩu vật liệu nổ công nghiệp;

- Bản sao hoặc bản chính văn bản của cơ quan có thẩm quyền cho phép xuất khẩu hoặc vận chuyển vật liệu nổ công nghiệp từ Việt Nam ra nước ngoài (trường hợp vận chuyển ra nước ngoài).

Trường hợp hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ bằng phương tiện giao thông cơ giới đường bộ không thuộc thẩm quyền giải quyết, cán bộ, chiến sĩ tiếp nhận hồ sơ ghi thông tin vào Phiếu từ chối tiếp nhận giải quyết hồ sơ theo Mẫu số 03 Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư 01/2018/TT-VPCP và trả hồ sơ cho cơ quan, tổ chức, cá nhân.

2. Thủ tục giải quyết hồ sơ cấp Giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ trên đường bộ

- Sau khi tiếp nhận hồ sơ theo quy định, cán bộ, chiến sĩ tiếp nhận hồ sơ lập và ghi đầy đủ thông tin vào Phiếu kiểm soát quá trình giải quyết hồ sơ ban hành kèm theo Thông tư, báo cáo người có thẩm quyền trực tiếp quản lý phê duyệt và bàn giao hồ sơ đến đơn vị, bộ phận được giao giải quyết.

- Lãnh đạo, chỉ huy đơn vị được phân công thực hiện công tác cấp Giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ phân công cán bộ, chiến sĩ thực hiện nhiệm vụ bằng Phiếu kiểm soát quá trình giải quyết hồ sơ ban hành kèm theo Thông tư 06/2022/TT-BCA.

* Cán bộ, chiến sĩ được phân công giải quyết hồ sơ thực hiện các bước sau:

- Kiểm tra thành phần hồ sơ, nội dung của các tài liệu có trong hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ bằng phương tiện giao thông cơ giới đường bộ;

Đề xuất nội dung, thời gian, thành phần đoàn kiểm tra (nếu có), dự thảo kế hoạch kiểm tra, văn bản thông báo kiểm tra, báo cáo lãnh đạo, chỉ huy trực tiếp trình người có thẩm quyền trực tiếp quản lý duyệt, ký và gửi cho đơn vị đề nghị cấp Giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ.

Trường hợp ủy quyền cho cơ quan, đơn vị Công an cấp dưới thực hiện kiểm tra về điều kiện an toàn phòng cháy và chữa cháy đối với phương tiện vận chuyển thì trong dự thảo kế hoạch kiểm tra, văn bản thông báo kiểm tra phải thể hiện cụ thể và gửi thông tin cho cơ quan, đơn vị Công an cấp dưới biết để tổ chức thực hiện;

Thực hiện quy định tại khoản 7 Điều 9 Nghị định 136/2020/NĐ-CP để tổ chức kiểm tra về điều kiện an toàn phòng cháy và chữa cháy đối với phương tiện vận chuyển theo nội dung quy định tại khoản 3 Điều 8 Nghị định số 136/2020/NĐ-CP ;

Cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ quy định tại khoản 8 Điều 9 Nghị định 136/2020/NĐ-CP căn cứ thực tiễn, thẩm quyền, yêu cầu công tác, điều kiện bảo đảm có thể ủy quyền cho cơ quan, đơn vị Công an cấp dưới thực hiện kiểm tra về điều kiện an toàn phòng cháy và chữa cháy đối với phương tiện vận chuyển theo nội dung quy định tại khoản 3 Điều 8 Nghị định 136/2020/NĐ-CP và gửi kết quả kiểm tra về cơ quan có thẩm quyền để xem xét, cấp Giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ theo quy định;

- Căn cứ kết quả kiểm tra hồ sơ, kiểm tra điều kiện an toàn phòng cháy và chữa cháy đối với phương tiện vận chuyển hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ:

Trường hợp đề xuất giải quyết hồ sơ: Dự thảo Giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ theo Mẫu số PC05 và biểu trưng hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ theo Mẫu số PC01 Phụ lục IX ban hành kèm theo Nghị định 136/2020/NĐ-CP , báo cáo lãnh đạo, chỉ huy trực tiếp trình người có thẩm quyền trực tiếp quản lý duyệt, ký.

Thành phần hồ sơ trình ký quy định tại các điểm a, b, c, d, đ, e và điểm h mục 7 Phụ lục danh mục thành phần hồ sơ trình ký ban hành kèm theo Thông tư 06/2022/TT-BCA;

Trường hợp đề xuất từ chối giải quyết hồ sơ: Dự thảo văn bản trả lời, nêu rõ lý do, báo cáo lãnh đạo, chỉ huy trực tiếp trình người có thẩm quyền trực tiếp quản lý duyệt, ký.

Thành phần hồ sơ trình ký quy định tại các điểm a, b, c, d, đ, g và điểm h mục 7 Phụ lục danh mục thành phần hồ sơ trình ký ban hành kèm theo Thông tư 06/2022/TT-BCA;

- Sau khi Giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm cháy, nổ hoặc văn bản trả lời được duyệt, ký: Thực hiện lấy số, lấy dấu theo quy định;

- Bàn giao Giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ, biểu trưng hàng hóa nguy hiểm cháy, nổ hoặc văn bản trả lời và Phiếu kiểm soát quá trình giải quyết hồ sơ cho bộ phận trả kết quả.

Căn cứ pháp lý:

- Điều 11 Thông tư 06/2022/TT-BCA;

- Điều 9 Nghị định 136/2020/NĐ-CP;

- Khoản 2 Điều 17 Nghị định 42/2020/NĐ-CP.

Thông tư 06/2022/TT-BCA có hiệu lực từ ngày 05/03/2022.

Bảo Ngọc

>> XEM BẢN TIẾNG ANH CỦA BÀI VIẾT NÀY TẠI ĐÂY

Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của LawNet. Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email: info@lawnet.vn
505 lượt xem
Liên quan Văn bản
  • Địa chỉ: 19 Nguyễn Gia Thiều, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP Hồ Chí Minh
    Điện thoại: (028) 7302 2286
    E-mail: info@lawnet.vn
Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;