Các trường hợp thực hiện sửa chữa công trình đường bộ từ 15/02/2022

Theo Thông tư 41/2021/TT-BGTVT sửa đổi, bổ sung Thông tư 37/2018/TT-BGTVT, từ ngày 15/02/2022, có thêm một số trường hợp phải thực hiện sửa chữa công trình đường bộ.

Các trường hợp thực hiện sửa chữa công trình đường bộ từ 15/02/2022

Các trường hợp thực hiện sửa chữa công trình đường bộ từ 15/02/2022 (Ảnh minh họa)

Cụ thể, tại điểm d khoản 3 Điều 1 Thông tư 41/2021/TT-BGTVT quy định các trường hợp sửa chữa công trình đường bộ bao gồm:

- Sửa chữa định kỳ gồm có:

+ Sửa chữa hư hỏng công trình, hạng mục công trình đường bộ hoặc bổ sung, thay thế bộ phận công trình, thiết bị lắp đặt vào công trình bị hư hỏng được thực hiện định kỳ về thời hạn hoặc tần suất khai thác, sử dụng theo tiêu chuẩn kỹ thuật, quy trình bảo trì được duyệt;

+ Sửa chữa, khắc phục điểm tiềm ẩn tai nạn giao thông; (Nội dung mới bổ sung so với Thông tư 37/2018/TT-BGTVT)

+ Sửa chữa, bổ sung các hạng mục an toàn giao thông đường bộ; trạm kiểm tra tải trọng xe, trạm thu phí đường bộ, trung tâm ITS và các công trình thiết bị phụ trợ khác quy định tại khoản 10 Điều 2 Thông tư 37/2018/TT-BGTVT nhằm đảm bảo khai thác, sử dụng công trình đường bộ bình thường, an toàn và hiệu quả (bao gồm cả mua sắm thay thế các thiết bị và phần mềm hoạt động khi hết hạn sử dụng, không còn phù hợp yêu cầu quản lý, bảo trì, khai thác công trình đường bộ);

- Sửa chữa đột xuất công trình được thực hiện khi:

+ Bộ phận công trình, công trình bị hư hỏng do chịu tác động đột xuất như mưa gió, bão, lũ lụt, động đất, va đập, cháy, nổ và những tác động đột xuất khác phải sửa chữa cấp bách hoặc khi bộ phận công trình, công trình có biểu hiện xuống cấp ảnh hưởng đến an toàn sử dụng, vận hành, khai thác công trình;

+ Xử lý tai nạn giao thông, điểm đen tai nạn giao thông đường bộ; (Nội dung mới bổ sung)

+ Thực hiện các biện pháp bảo đảm giao thông cấp bách khi xử lý sạt lở, ùn tắc giao thông hoặc khi khắc phục các sự cố đứt đường, sập đổ công trình đường bộ; (Nội dung mới bổ sung)

+ Sửa chữa, thay thế thiết bị, mua sắm các phần mềm đang khai thác sử dụng khi bị hư hỏng, bị sự cố, bị tấn công mạng nhằm khôi phục hoạt động của hệ thống thiết bị phục vụ quản lý, bảo trì và khai thác công trình đường bộ. (Nội dung mới bổ sung)

Sửa chữa công trình đường bộ là các hoạt động khắc phục các hư hỏng, xuống cấp, xử lý đối với các bộ phận, hạng mục công trình có dấu hiệu nguy hiểm, không bảo đảm an toàn cho khai thác sử dụng nhằm đảm bảo và duy trì sự làm việc bình thường, an toàn của công trình trong quá trình khai thác sử dụng (theo điểm d khoản 3 Điều 1 Thông tư 41/2021/TT-BGTVT).

Thông tư 41/2021/TT-BGTVT có hiệu lực từ ngày 15/02/2022.

Bảo Ngọc

>> XEM BẢN TIẾNG ANH CỦA BÀI VIẾT NÀY TẠI ĐÂY

Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của LawNet. Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email: info@lawnet.vn
701 lượt xem
Liên quan Văn bản
  • Địa chỉ: 19 Nguyễn Gia Thiều, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP Hồ Chí Minh
    Điện thoại: (028) 7302 2286
    E-mail: info@lawnet.vn
Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;