Đây là một trong những nội dung quan trọng được quy định tại Thông tư 47/2014/TT-BTNMT Quy định kỹ thuật thành lập bản đồ hành chính các cấp, ban hành ngày 22 tháng 8 năm 2014.
Yếu tố biên giới, địa giới và địa hình khi lập bản đồ hành chính cấp tỉnh, huyện (Ảnh minh họa)
Theo đó, các yếu tố biên giới, địa giới và địa hình khi lập bản đồ hành chính cấp tỉnh, huyện được quy định như sau:
- Về yếu tố biên giới quốc gia, địa giới hành chính phải:
Thể hiện đầy đủ đường biên giới quốc gia trên đất liền, đường cơ sở;
Thể hiện đầy đủ đường địa giới hành chính cấp tỉnh xác định và chưa xác định, phân vùng lãnh thổ hành chính cấp tỉnh;
Thể hiện đầy đủ các trung tâm đơn vị hành chính cấp tỉnh;
Ghi chú tên đơn vị hành chính cấp tỉnh.
- Về yếu tố địa hình phải đảm bảo:
Trên bản đồ hành chính toàn quốc nhà nước không biểu thị đường bình độ; thể hiện các đường đẳng sâu và phân tầng độ sâu như sau: 200 m, 1500 m, 4000 m; ghi chú điểm độ sâu với mật độ 4 điểm/1dm2 trên bản đồ;
Thể hiện các vùng địa hình đặc biệt: Đầm lầy, bãi cát lớn hơn 1cm2 trên bản đồ; phân biệt bãi cát khô và ướt;
Thể hiện vị trí các đỉnh núi cao nhất, đặc trưng trong cả nước, đỉnh núi có tên nằm trên đường biên giới quốc gia, địa giới hành chính; ghi chú độ cao đỉnh núi và tên;
Bản đồ hành chính toàn quốc tỷ lệ 1:3.500.000 có thể không thể hiện yếu tố địa hình theo quy định tại các Điểm a, b, c Khoản 4 của Điều 27 Thông tư 47/2014/TT-BTNMT.
Xem chi tiết tại Thông tư 47/2014/TT-BTNMT, có hiệu lực từ ngày 22/08/2014.
Thùy Trâm
Địa chỉ: | 19 Nguyễn Gia Thiều, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP Hồ Chí Minh |
Điện thoại: | (028) 7302 2286 |
E-mail: | info@lawnet.vn |