Tiêu chuẩn để đạt cơ giới trên không quân sự cấp 3 trực thăng

Đây là nội dung đáng chú ý tại Thông tư 120/2020/TT-BQP quy định phân cấp kỹ thuật phi công, thành viên tổ bay trong Quân đội nhân dân Việt Nam.

Tiêu chuẩn để đạt cơ giới trên không quân sự, Thông tư 120/2020/TT-BQP

Tiêu chuẩn để đạt cơ giới trên không quân sự cấp 3 trực thăng (Ảnh minh họa)

Cụ thể, tại Điều 19 Thông tư 120/2020/TT-BQP quy định tiêu chuẩn cơ giới trên không quân sự cấp 3 trực thăng như sau:

- Trình độ sử dụng kỹ thuật hàng không và khả năng thực hiện nhiệm vụ:

  • Là cơ giới trên không trực thăng quân sự không cấp;

  • Thực hiện các nhiệm vụ theo chức trách được giao gắn với các nội dung quy định tại điểm b khoản 1 Điều 16 Thông tư 120/2020/TT-BQP.

- Tiêu chuẩn về giờ bay:

  • Tổng giờ bay tích lũy ≥ 550 giờ (đối với cơ giới trên không trực thăng Trường Sĩ quan Không quân ≥ 650 giờ);

  • Giờ bay tích lũy trên trực thăng đang bay đối với thành viên tổ bay chuyển loại ≥ 100 giờ.

Bên cạnh đó, tiêu chuẩn cơ giới trên không quân sự cấp 2 trực thăng được quy định bao gồm:

- Trình độ sử dụng kỹ thuật hàng không và khả năng thực hiện nhiệm vụ:

  • Là cơ giới trên không trực thăng quân sự cấp 3;

  • Thực hiện các nhiệm vụ theo chức trách được giao gắn với các nội dung quy định tại điểm b khoản 1 Điều 17 Thông tư 120/2020/TT-BQP.

- Tiêu chuẩn về giờ bay:

  • Tổng giờ bay tích lũy ≥ 750 giờ (đối với cơ giới trên không trực thăng Trường Sĩ quan Không quân ≥ 850 giờ);

  • Giờ bay tích lũy trên trực thăng đang bay đối với thành viên tổ bay chuyển loại ≥ 150 giờ.

Ngoài ra, tại Điều 21 Thông tư 120/2020/TT-BQP quy định tiêu chuẩn cơ giới trên không quân sự cấp 1 trực thăng cụ thể như sau:

- Trình độ sử dụng kỹ thuật hàng không và khả năng thực hiện nhiệm vụ:

  • Là cơ giới trên không trực thăng quân sự cấp 2;

  • Thực hiện các nhiệm vụ theo chức trách được giao gắn với các nội dung quy định tại điểm b khoản 1 Điều 18 Thông tư 120/2020/TT-BQP.

- Tiêu chuẩn về giờ bay:

  • Tổng giờ bay tích lũy ≥ 950 giờ (đối với cơ giới trên không trực thăng Trường Sĩ quan Không quân ≥ 1150 giờ);

  • Giờ bay tích lũy trên trực thăng đang bay đối với thành viên tổ bay chuyển loại ≥ 180 giờ.

Lưu ý: Cơ giới trên không là người chịu trách nhiệm về kỹ thuật hàng không; trực tiếp kiểm tra, tra nạp các loại dầu lên máy bay, trực thăng; kiểm tra, quan sát các chế độ làm việc của động cơ và sự làm việc liên tục của các hệ thống thiết bị lái, dẫn đường; sử dụng băng tải, cửa rem, điều khiển thả bom; sử dụng tời, cẩu hàng, người từ mặt đất, mặt nước lên trực thăng; cùng tổ bay xử lý các hỏng hóc phát sinh của kỹ thuật hàng không trong chuyến bay.

Chi tiết xem thêm tại Thông tư 120/2020/TT-BQP, có hiệu lực từ 01/01/2021.

Lê Vy

>> XEM BẢN TIẾNG ANH CỦA BÀI VIẾT NÀY TẠI ĐÂY

536 lượt xem

Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của LawNet. Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn


Liên quan Văn bản
  • Địa chỉ: 19 Nguyễn Gia Thiều, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP Hồ Chí Minh
    Điện thoại: (028) 7302 2286
    E-mail: info@lawnet.vn
Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;