Sai phạm trong Báo cáo tài chính, xử lý thế nào?

Báo cáo tài chính (BCTC) là bản tổng hợp về tài sản, nguồn vốn sở hữu, số nợ, tình hình tài chính cũng như kết quả kinh doanh theo từng kỳ, từng năm của doanh nghiệp, nhìn vào đó, chúng ta có thể nắm được tình hình hoạt động của các doanh nghiệp thời gian qua và quản lý tốt hơn.

 

Bản thân doanh nghiệp luôn mong muốn BCTC của doanh nghiệp mình được hoàn thiện, không tỳ vết, một phần là để các tổ chức, cá nhân đầu tư có cái nhìn thiện cảm về doanh nghiệp mình, phần còn lại là báo cáo lên cơ quan Nhà nước được thuận lợi. Do đó, để hoàn thiện bản BCTC này, chắc hẳn một số doanh nghiệp sẽ không loại trừ những sai phạm, nhất là vào những tháng cuối năm. 

Dưới đây là một số mức phạt tương ứng với các vi phạm khá phổ biến trong hoạt động liên quan đến báo cáo tài chính quy định tại Điều 10 Nghị định 105/2013/NĐ-CP mà mọi người cần biết.

STT

Hành vi vi phạm

Mức phạt tiền

1

Không lập báo cáo tài chính hoặc lập báo cáo tài chính không đầy đủ nội dung theo quy định

Từ 5 triệu đồng
đến 10 triệu đồng

2

Lập và trình bày báo cáo tài chính không đúng phương pháp; không rõ ràng; không nhất quán theo quy định

3

Nộp báo cáo tài chính, báo cáo quyết toán cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền chậm từ 01 tháng đến 03 tháng theo thời hạn quy định

4

Công khai báo cáo tài chính không đầy đủ nội dung theo quy định, gồm:
 + Quyết toán thu, chi ngân sách nhà nước năm và các khoản thu chi tài chính khác;
 + Tình hình tài sản, nợ phải trả, vốn chủ sở hữu, kết quả hoạt động kinh doanh, trích lập và sử dụng các quỹ, thu nhập của nguời lao động

5

Công khai báo cáo tài chính chậm từ 01 - 03 tháng theo thời hạn quy định

6

Nộp báo cáo tài chính, báo cáo quyết toán cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền chậm quá 03 tháng theo thời hạn quy định

Từ 20 triệu đồng
đến 30 triệuđồng

7

Lập báo cáo tài chính không đúng với số liệu trên sổ kế toán và chứng từ kế toán

8

Giả mạo báo cáo tài chính, khai man số liệu trên báo cáo tài chính

9

Thỏa thuận hoặc ép buộc người khác giả mạo báo cáo tài chính, khai man số liệu trên báo cáo tài chính

10

Cố ý, thỏa thuận hoặc ép buộc người khác cung cấp, xác nhận thông tin, số liệu kế toán sai sự thật

11

Thực hiện việc công khai báo cáo tài chính chậm quá 03 tháng theo thời hạn quy định

12

Thông tin, số liệu công khai báo cáo tài chính sai sự thật

13

Nộp báo cáo tài chính cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền không đính kèm báo cáo kiểm toán đối với các trường hợp mà pháp luật quy định phải kiểm toán

 

BCTC có ý nghĩa quan trọng trong công tác quản lý doanh nghiệp và cũng là bộ mặt để các cơ quan chủ quản và các đối tượng quan tâm. Do đó, mỗi doanh nghiệp phải tuân thủ một số quy định của pháp luật trong hoạt động tạo lập, kê khai và nộp BCTC để tránh tạo vết nhơ trong doanh nghiệp của mình, góp phần vận hành doanh nghiệp ngày càng phát triển.

>> XEM BẢN TIẾNG ANH CỦA BÀI VIẾT NÀY TẠI ĐÂY

1833 lượt xem

Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của LawNet. Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn


  • Địa chỉ: 19 Nguyễn Gia Thiều, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP Hồ Chí Minh
    Điện thoại: (028) 7302 2286
    E-mail: info@lawnet.vn
Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;