Quy định về bảo quản, bảo dưỡng thường xuyên các loại bình chữa cháy

Đây là nội dung đáng chú ý tại Thông tư 52/2014/TT-BCA về quản lý, bảo quản, bảo dưỡng phương tiện phòng cháy và chữa cháy.

Quy định về bảo quản, bảo dưỡng thường xuyên các loại bình chữa cháy, Thông tư 52/2014/TT-BCA

Quy định về bảo quản, bảo dưỡng thường xuyên các loại bình chữa cháy  (Ảnh minh họa)

Cụ thể, Thông tư 52/2014/TT-BCA quy định có 05 loại bình chữa cháy gồm: Loại 1: Bình có áp suất nén trực tiếp với chất chữa cháy là nước, nước có phụ gia hoặc bọt; Loại 2: Bình có áp suất nén trực tiếp với chất chữa cháy là bột; Loại 3: Bình dùng chai khí đẩy với chất chữa cháy là nước, nước có phụ gia; Loại 4: Bình dùng chai khí đẩy với chất chữa cháy là bột; Loại 5: Bình chữa cháy các-bon dioxide. Theo đó, quy định về bảo quản, bảo dưỡng thường xuyên các loại bình chữa cháy như sau:

Đối với các bình loại 1, 2, 3, 4 và 5; cụ thể:

- Kiểm tra bên ngoài thân bình để xác định có bị gỉ sét. Nếu bình bị gỉ sét không đáng kể thì phải bảo dưỡng để tiếp tục sử dụng; nếu bình bị gỉ sét, ăn mòn nhiều thì phải loại bỏ;

- Cân bình chữa cháy (có hoặc không có cơ cấu vận hành theo hướng dẫn của nhà sản xuất) hoặc sử dụng phương thức thích hợp để kiểm tra bình chứa khối lượng chất chữa cháy chính xác. Đối chiếu khối lượng so với khối lượng được ghi khi bình đưa vào sử dụng lần đầu;

- Kiểm tra lăng phun, vòi phun của bình và vệ sinh sạch sẽ; nếu hư hỏng phải thay thế.

- Kiểm tra các thiết bị chỉ áp suất. Nếu áp suất giảm hơn 10% hoặc nhiều hơn so với mức giảm lớn nhất theo hướng dẫn của nhà sản xuất thì phải thực hiện theo chỉ dẫn của nhà sản xuất;

- Kiểm tra cơ cấu vận hành và kiểm soát sự xả (nếu được lắp) đối với loại bình chữa cháy được thiết kế có cơ cấu vận hành tháo ra theo hướng dẫn của nhà sản xuất;

Đối với bình loại 3 và loại 4:

- Làm sạch bên trong, bên ngoài bình; kiểm tra bên trong, bên ngoài thân bình để phát hiện sự ăn mòn và hư hại. Nếu bình bị ăn mòn ít hoặc hư hại không đáng kể thì phải bảo dưỡng để tiếp tục sử dụng; nếu bình bị ăn mòn nhiều thì phải loại bỏ;

- Mở bình chữa cháy hoặc tháo các đầu lắp ráp để kiểm tra chất lượng bình;

- Kiểm tra bên ngoài chai khí đẩy để phát hiện sự ăn mòn và hư hại. Nếu chai khí đẩy bị ăn mòn và hư hại thì phải thay mới. Cân chai khí đẩy và kiểm tra khối lượng so với khối lượng ghi trên chai. Chai khí đẩy có khối lượng chất chứa ít hơn khối lượng nhỏ nhất được ghi hoặc chai được phát hiện bị rò rỉ thì phải sửa chữa, nạp đủ hoặc thay bằng chai mới;

- Nạp lại bình chữa cháy tới mức ban đầu (bình loại 3), bù lại lượng nước bị mất. Đối với nước có phụ gia hoặc dung dịch tạo bọt thì nạp lại bình theo hướng dẫn của nhà sản xuất. Kiểm tra và vệ sinh sạch sẽ lăng phun ống nhánh, lưới lọc và ống phun trong van xả khí (nếu được lắp);

- Kiểm tra bột trong bình (bình loại 4), cụ thể: Khuấy trộn bột bằng cách lắc và dốc ngược bình. Nếu có dấu hiệu vón cục, đóng cục không phun được thì phải thay tất cả bột chữa cháy và nạp lại bình bằng bột chữa cháy của nhà sản xuất. Kiểm tra, chỉnh sửa và vệ sinh sạch lăng phun, vòi phun, ống phun;

- Kiểm tra vòng đệm, màng ngăn và vòi phun; thay thế nếu bị hư hỏng;

- Lắp lại bình theo hướng dẫn của nhà sản xuất.

Đối với bình loại 5:

- Kiểm tra, vệ sinh loa phun, vòi phun chữa cháy; thay thế nếu bị hư hỏng;

- Thực hiện phép thử dẫn điện bộ vòi chữa cháy.

Chi tiết xem tại Thông tư 52/2014/TT-BCA có hiệu lực từ ngày 25/12/2014.

Ty Na

>> XEM BẢN TIẾNG ANH CỦA BÀI VIẾT NÀY TẠI ĐÂY

610 lượt xem

Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của LawNet. Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn


Liên quan Văn bản
  • Địa chỉ: 19 Nguyễn Gia Thiều, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP Hồ Chí Minh
    Điện thoại: (028) 7302 2286
    E-mail: info@lawnet.vn
Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;