Quy định về bảo quản, bảo dưỡng đệm cứu người trong phòng cháy và chữa cháy

Mới đây, Bộ Công An đã ban hành Thông tư 52/2014/TT-BCA về quản lý, bảo quản, bảo dưỡng phương tiện phòng cháy và chữa cháy.

Quy định về  Bảo quản, bảo dưỡng đệm cứu người trong phòng cháy và chữa cháy, Thông tư 52/2014/TT-BCA

Quy định về  Bảo quản, bảo dưỡng đệm cứu người trong phòng cháy và chữa cháy (Ảnh minh họa)

Theo đó, Điều 19 Thông tư 52/2014/TT-BCA quy định về bảo quản, bảo dưỡng đệm cứu người trong phòng cháy và chữa cháy, cụ thể như sau:

1. Bảo quản thường xuyên

  • Lau chùi sạch sẽ toàn bộ phương tiện. Kiểm tra khả năng làm việc của ống xả và lưới thông hơi;

  • Quan sát, kiểm tra phát hiện vết xước, đứt bất thường trên phương tiện;

  • Kiểm tra tình trạng căng của các sợi dây tại khoang dưới của đệm;

  • Kiểm tra mức nhiên liệu của máy phát, nếu thiếu phải bổ sung;

  • Để phương tiện ở nơi khô ráo, tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng.

2. Bảo quản, bảo dưỡng sau khi chữa cháy, thực tập chữa cháy

 - Đối với đệm:

  • Triển khai đệm nhảy và bơm đầy hơi vào đệm; để đệm căng trong ít nhất 30 phút;

  • Kiểm tra các đầu nối và các mối liên kết (với đệm dùng quạt gió) ở đệm khi đang căng;

  • Kiểm tra cáp điện và phích cắm; kiểm tra nút vặn hơi và bình khí với đệm dùng khí nén;

  • Gấp, cuộn đệm theo đúng quy định; kiểm tra để đảm bảo đệm không bị ẩm, ướt.

- Kiểm tra động cơ máy phát điện của đệm, cụ thể:

  • Phần làm mát và giải nhiệt của động cơ; hệ thống lọc khí động cơ; hệ thống súp páp, khe hở súp páp động cơ;

  • Bộ phận bơm nhiên liệu, phun nhiên liệu điện tử;

  • Hệ thống lọc nhớt, xả nhớt và làm vệ sinh những chất dơ bẩn bị đóng trong thời gian máy hoạt động;

  • Hệ thống ống áp lực dẫn dầu, bơm tạo áp suất, van xả dầu;

  • Kiểm tra độ hao mòn, độ rơ (bạc đạn, bạc dầu và các phần cơ khí khác);

  • Kiểm tra cốc lắng cặn và tách nước giải nhiệt, bình làm mát hồi lưu;

  • Kiểm tra toàn bộ bu lông, đai ốc của máy.

3. Sau 2 năm kể từ ngày đưa đệm vào sử dụng phải kiểm tra chất lượng của đệm bằng cách thả vật nặng 80 kg với diện tích bề mặt 0,20 m2 ở độ cao 30m lên đệm; thực hiện thử lại ít nhất 3 lần.

Bên cạnh đó, Thông tư này cũng quy định về bảo quản, bảo dưỡng các loại phương tiện cứu người thông dụng khác các loại phương tiện cứu người, như dây cứu người, thang cứu người, ống cứu người... phải được bảo quản, bảo dưỡng thường xuyên theo các nội dung sau đây:

- Kiểm tra tình trạng kỹ thuật của phương tiện; vệ sinh sạch sẽ, sắp xếp trên giá kê, sàn kê hoặc trong tủ bảo quản theo từng chủng loại, chất lượng.

- Tránh để phương tiện tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời; nếu để phương tiện ngoài trời phải che phủ phương tiện để tránh mưa, nắng.

- Không để phương tiện gần xăng, dầu, axít và các hóa chất ăn mòn hoặc để dầu mỡ bám vào phương tiện.

Chi tiết xem tại Thông tư 52/2014/TT-BCA có hiệu lực từ ngày 25/12/2014.

Ty Na

>> XEM BẢN TIẾNG ANH CỦA BÀI VIẾT NÀY TẠI ĐÂY

222 lượt xem

Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của LawNet. Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn


Liên quan Văn bản
  • Địa chỉ: 19 Nguyễn Gia Thiều, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP Hồ Chí Minh
    Điện thoại: (028) 7302 2286
    E-mail: info@lawnet.vn
Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;