Kế hoạch hành động quốc gia phát triển kinh tế số giai đoạn 2024-2025

Kế hoạch hành động quốc gia phát triển kinh tế số giai đoạn 2024-2025
Trần Thanh Rin

Tại Kế hoạch hành động quốc gia phát triển kinh tế số giai đoạn 2024-2025, Thủ tướng đã nêu ra các nhiệm vụ, giải pháp để thực hiện Kế hoạch này.

Kế hoạch hành động quốc gia phát triển kinh tế số giai đoạn 2024-2025

Kế hoạch hành động quốc gia phát triển kinh tế số giai đoạn 2024-2025 (Hình từ Internet)

Ngày 20/11/2024, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 1437/QĐ-TTg về Kế hoạch hành động quốc gia phát triển kinh tế số giai đoạn 2024-2025.

Kế hoạch hành động quốc gia phát triển kinh tế số giai đoạn 2024-2025

Cụ thể, Kế hoạch hành động quốc gia phát triển kinh tế số giai đoạn 2024-2025 đã đề ra các nhiệm vụ, giải pháp như sau:

(1) Phát triển kinh tế số ICT

Phát triển công nghiệp công nghệ thông tin trở thành ngành công nghiệp nền tảng để thúc đẩy kinh tế số. Doanh nghiệp công nghệ số mạnh là lực lượng sản xuất tiên tiến để phát triển kinh tế số ICT và thúc đẩy kinh tế số ngành, lĩnh vực.

- Phát triển hạ tầng số, hạ tầng di động băng rộng hướng tới phổ cập và nâng cao chất lượng kết nối. Tiếp tục rà soát, lập danh sách các thôn lõm sóng mới và triển khai phủ sóng toàn bộ các thôn lõm sóng còn lại;

- Phát triển hạ tầng tiện ích số và công nghệ số như dịch vụ, trọng tâm là các nền tảng: Định danh số; xác thực số; thanh toán số, hóa đơn số; tích hợp, chia sẻ dữ liệu; xác thực văn bản số; chữ ký số và chứng thực chữ ký số để cung cấp hạ tầng mềm cho người dân và doanh nghiệp thực hiện các chức năng cốt lõi của giao dịch số thúc đẩy tiêu dùng các sản phẩm và dịch vụ trên môi trường số;

- Nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung quy định tại Nghị định 154/2013/NĐ-CP của Chính phủ để tạo điều kiện phát triển các khu công nghiệp công nghệ thông tin tập trung, tạo không gian phát triển cho doanh nghiệp trong lĩnh vực công nghệ số, đặc biệt tại các địa phương có nguồn nhân lực công nghệ thông tin tốt, hạ tầng năng lượng xanh, tái tạo và có điều kiện khí hậu, hạ tầng giao thông thuận tiện.

(2) Phát triển dữ liệu số

- Đẩy nhanh mức độ sẵn sàng của các bộ dữ liệu chất lượng cao và thúc đẩy lưu thông, chia sẻ, mở dữ liệu

Xây dựng, ban hành quy định danh mục cơ sở dữ liệu của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh bao gồm các nội dung: Tên cơ sở dữ liệu; mục đích, phạm vi, nội dung của từng cơ sở dữ liệu; cơ chế thu thập, cập nhật, nguồn dữ liệu được thu thập của từng cơ sở dữ liệu; liệt kê các hạng mục dữ liệu bao gồm dữ liệu mở và dữ liệu được chia sẻ,

- Thúc đẩy việc mở dữ liệu, tích hợp, tái sử dụng, lưu thông dữ liệu và cải thiện hiệu quả nhờ đổi mới sáng tạo dựa trên dữ liệu

Nghiên cứu cập nhật tiêu chuẩn quốc gia về chất lượng dữ liệu; nghiên cứu, đề xuất áp dụng cơ chế thử nghiệm có kiểm soát “sandbox” cho việc xác lập quyền sở hữu, quản lý, xử lý, phân phối dữ liệu.

(3) Phát triển kinh tế số ngành, lĩnh vực

- Chuyển đổi số tất cả các ngành, lĩnh vực, trọng tâm là các doanh nghiệp, tạo động lực tăng trưởng mới dựa trên dữ liệu, công nghệ số và đổi mới sáng tạo, nâng cao năng lực quản trị, quản lý vận hành hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, quản trị hoạt động của các doanh nghiệp, tạo ra các mô hình kinh doanh mới. Thúc đẩy nhu cầu tiêu dùng sản phẩm, dịch vụ trên môi trường số.

- Ưu tiên tập trung vào một số ngành, lĩnh vực trọng điểm mà Việt Nam có tiềm năng lớn và dư địa phát triển kinh tế số gồm: Thương mại bán buôn, bán lẻ; Nông nghiệp; Công nghiệp chế biến, chế tạo; Du lịch; Logistics.

- Ban hành bộ tiêu chí đo lường về mức độ chuyển đổi số trong lĩnh vực ưu tiên; định kỳ cập nhật các tiêu chí đo lường mức độ chuyển đổi số phù hợp thực tế phát triển và đưa ra các giải pháp thúc đẩy mức độ chuyển đổi sổ gắn với các tiêu chí đo lường;

- Thí điểm chính sách đột phá, tập trung vào các ngành, lĩnh vực kinh tế số trọng điểm. Xây dựng cơ sở dữ liệu, kho dữ liệu và tăng cường mở dữ liệu để thúc đẩy đổi mới sáng tạo trong các ngành, lĩnh vực. Mạnh dạn tìm tòi, thử nghiệm, tăng cường đổi mới mô hình kinh tế số, kịp thời tổng kết kinh nghiệm thực tiễn có thể phổ cập, nhân rộng các mô hình thành công;

(4) Quản trị số

- Triển khai thí điểm ở các bộ, ngành, địa phương sau đó nhân rộng các nền tảng trợ lý ảo hỗ trợ cán bộ, công chức trong xây dựng văn bản pháp luật, thực thi công vụ; hỗ trợ người dân về các vấn đề pháp lý và các trợ lý ảo khác.

- Hoàn thiện mô hình điều hành dựa trên dữ liệu qua Trung tâm Điều hành Thông minh (IOC) để phổ biến cho các địa phương.

Xem thêm tại Quyết định 1437/QĐ-TTg có hiệu lực từ ngày 20/11/2024.

>> XEM BẢN TIẾNG ANH CỦA BÀI VIẾT NÀY TẠI ĐÂY

0 lượt xem

Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của LawNet. Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn


  • Địa chỉ: 19 Nguyễn Gia Thiều, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP Hồ Chí Minh
    Điện thoại: (028) 7302 2286
    E-mail: info@lawnet.vn
Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;