Luật Dự trữ quốc gia được ban hành ngày 20/11/2012. Luật này bao gồm 06 Chương, 66 Điều, quy định việc hình thành, quản lý, điều hành và sử dụng dự trữ quốc gia; quyền, nghĩa vụ của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong hoạt động dự trữ quốc gia. Theo đó, có một số hành vi bị nghiêm cấm được quy định tại văn bản này.
Cụ thể, theo quy định tại Điều 22 Luật Dự trữ quốc gia 2012, các hành vi bị cấm trong lĩnh vực này bao gồm:
Một là, tiết lộ bí mật nhà nước về dự trữ quốc gia.
Hai là, lợi dụng việc nhập, xuất, mua, bán, bảo quản, vận chuyển hàng dự trữ quốc gia, tự ý thay đổi giá mua, giá bán hàng dự trữ quốc gia để trục lợi.
Ba là, thiếu trách nhiệm hoặc cố ý làm trái các quy định về quản lý dự trữ quốc gia gây hư hỏng, mất mát, lãng phí tài sản thuộc dự trữ quốc gia.
Bốn là, xâm phạm, phá hoại cơ sở vật chất - kỹ thuật, hàng hóa dự trữ quốc gia.
Năm là, cản trở hoạt động dự trữ quốc gia.
Sáu là, sử dụng hàng dự trữ quốc gia sai mục đích.
Bảy là, nhập, xuất, mua, bán hàng dự trữ quốc gia không đúng thẩm quyền, không đúng chủng loại, số lượng, chất lượng, địa điểm.
Tám là, can thiệp trái pháp luật trong hoạt động dự trữ quốc gia.
Chín là, thực hiện không đúng; các quy định của pháp luật về kế toán, thống kê trong hoạt động dự trữ quốc gia.
Mười là, thuê tổ chức, doanh nghiệp không đủ điều kiện bảo quản hàng dự trữ quốc gia.
Luật Dự trữ quốc gia 2012 chính thức có hiệu lực ngày 01/7/2013.
Địa chỉ: | 19 Nguyễn Gia Thiều, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP Hồ Chí Minh |
Điện thoại: | (028) 7302 2286 |
E-mail: | info@lawnet.vn |