Chủ tịch UBCK Nhà nước có thẩm quyền gì trong xử phạt VPHC?

Vừa qua, Chính phủ đã ban hành Nghị định 108/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán.

hẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, Nghị định 108/2013/NĐ-CP

Chủ tịch UBCK Nhà nước có thẩm quyền gì trong xử phạt VPHC? (Ảnh minh họa)

Theo đó, Nghị định 108/2013/NĐ-CP quy định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán như sau:

1. Phạt cảnh cáo;

2. Phạt tiền tối đa đến 2.000.000.000 đồng đối với tổ chức và phạt tiền tối đa đến 1.000.000.000 đồng đối với cá nhân;

3. Phạt tiền tối đa đến 5% tổng số tiền đã huy động trái pháp luật đối với tổ chức thực hiện hành vi lập, xác nhận hồ sơ đăng ký chào bán chứng khoán ra công chúng có sự giả mạo theo quy định;

4. Phạt tiền tối đa đến 05 lần khoản thu trái pháp luật đối với  tổ chức thực hiện chào bán chứng khoán ra công chúng khi chưa có giấy chứng nhận chào bán chứng khoán ra công chúng theo quy định và đối với tổ chức có hành vi tổ chức thị trường giao dịch chứng khoán trái quy định pháp luật trong trường hợp có khoản thu trái pháp luật 

5. Áp dụng hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả như sau:

Hình thức xử phạt bổ sung:

  • Đình chỉ có thời hạn hoạt động niêm yết chứng khoán, hoạt động đăng ký giao dịch chứng khoán; đình chỉ có thời hạn đợt chào mua công khai; đình chỉ có thời hạn hoạt động kinh doanh, dịch vụ chứng khoán; đình chỉ có thời hạn hoạt động chi nhánh công ty quản lý quỹ nước ngoài tại Việt Nam; đình chỉ có thời hạn hoạt động văn phòng đại diện; đình chỉ có thời hạn hoạt động lưu ký chứng khoán hoặc đình chỉ có thời hạn các hoạt động khác được ghi trong quyết định xử phạt;

  • Tước quyền sử dụng giấy chứng nhận đăng ký hoạt động văn phòng đại diện, chứng chỉ hành nghề chứng khoán có thời hạn từ 01 tháng đến 03 tháng;

  • Tịch thu tang vật vi phạm hành chính, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính.

 Biện pháp khắc phục hậu quả:

  • Buộc thu hồi chứng khoán đã chào bán, phát hành và hoàn trả cho nhà đầu tư tiền mua chứng khoán; buộc thu hồi số cổ phiếu phát hành thêm;

  • Buộc hoàn trả chứng khoán, tiền thuộc sở hữu của khách hàng;

  •  Buộc hủy bỏ thông tin, cải chính thông tin;

  • Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm;

  •  Buộc chào mua công khai theo phương án đã đăng ký;

  • Buộc mua tiếp số cổ phiếu hoặc chứng chỉ quỹ đóng còn lại sau khi thực hiện chào mua công khai;

  • Buộc từ bỏ quyền biểu quyết trực tiếp hoặc thông qua đại diện được ủy quyền trên số cổ phần có được từ hành vi vi phạm;

  •  Buộc chuyển nhượng chứng khoán để giảm tỷ lệ nắm giữ theo đúng quy định;

  •  Buộc thông qua Đại hội đồng cổ đông về việc thay đổi mục đích, phương án sử dụng vốn thu được từ đợt chào bán chứng khoán;

  • Buộc lưu ký, quản lý tách biệt tài sản, vốn, chứng khoán;

  • Buộc giải trình, cung cấp thông tin, số liệu liên quan đến hoạt động kiểm toán.

Chi tiết xem tại Nghị định 108/2013/NĐ-CP có hiệu lực ngày 15/11/2013.

Ty Na

>> XEM BẢN TIẾNG ANH CỦA BÀI VIẾT NÀY TẠI ĐÂY

689 lượt xem

Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của LawNet. Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn


Liên quan Văn bản
  • Địa chỉ: 19 Nguyễn Gia Thiều, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP Hồ Chí Minh
    Điện thoại: (028) 7302 2286
    E-mail: info@lawnet.vn
Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;