Các yếu tố quan trắc và điều tra khảo sát xâm nhập mặn

Vừa qua, BTNMT đã ban hành Thông tư 39/2016/TT-BTNMT quy định kỹ thuật về quan trắc và điều tra khảo sát xâm nhập mặn có hiệu lực từ 10/02/2017.

Các yếu tố quan trắc và điều tra khảo sát xâm nhập mặn, Thông tư 39/2016/TT-BTNMT

Các yếu tố quan trắc và điều tra khảo sát xâm nhập mặn - Ảnh minh họa

Theo đó, tại Điều 7 Thông tư 39/2016/TT-BTNMT quy định yếu tố quan trắc và điều tra khảo sát xâm nhập mặn bao gồm:

1. Vị trí đo mặn

- Vị trí đo mặn được xác định tại giữa dòng chảy hoặc tại thủy trực đại biểu (nếu điểm đo ở trạm thủy văn có đo lưu lượng).

- Từ vị trí đo đã lựa chọn ở trên, thực hiện đo mặn ở 3 tầng:

  • Tầng mặt (cách mặt nước 0,2h), trong đó h là độ sâu thủy trực, được tính bằng cm;

  • Tầng giữa (cách mặt nước 0,5h);

  • Tầng đáy (cách mặt nước 0,8h);

  • Trong quá trình đo mặn, đo lần lượt từ tầng mặt tới tầng đáy;

  • Trường hợp độ sâu thủy trực h ≤ 300 cm thì chỉ cần đo mặn ở tầng giữa (0,5h).

2. Chế độ quan trắc

- Thời gian đo: Thời gian đo thường được tiến hành trong 6 tháng mùa cạn. Mùa cạn của các khu vực thường khác nhau và có xu hướng chậm dần từ Bắc vào Nam (căn cứ Quyết định 46/QĐ-TTg ngày 15/8/2014 của Thủ tướng Chính phủ quy định về dự báo, cảnh báo và truyền tin thiên tai). Do đó, thời gian đo ở các khu vực cũng khác nhau, cụ thể như sau:

+ Đối với sông ở khu vực miền Bắc, bắt đầu từ tháng 12 năm trước và kết thúc vào tháng 5 năm sau;

+ Đối với sông ở khu vực miền Trung:

  • Từ Quảng Bình đến Quảng Ngãi bắt đầu từ tháng 3 và kết thúc vào tháng 8 của năm;

  • Từ Bình Định đến Bình Thuận bắt đầu từ tháng 2 và kết thúc vào tháng 7 của năm.

+ Đối với sông ở khu vực miền Nam, bắt đầu từ tháng 1 và kết thúc vào tháng 6 của năm;

+ Đối với sông ở những khu vực có diễn biến xâm nhập mặn bất thường có thể tiến hành điều tra khảo sát ngoài khoảng thời gian nêu trên.

- Trong tháng, tiến hành đo mặn vào các kỳ triều đặc trưng cho các kỳ nước cường, nước kém. Thời gian đo mặn cụ thể trong tháng được xây dựng trên cơ sở tham khảo bảng thủy triều được xuất bản hàng năm.

- Chế độ đo: Chế độ đo mặn được thực hiện sau:

+ Chế độ 1: Đo từng giờ (0, 1,2, …….. 23 giờ). Khi mực nước thấp nhất (được quy về giờ tròn) thì bắt đầu đo và đo liên tục trong 24 giờ thì kết thúc.

+ Chế độ 2: Đo vào các giờ lẻ (1, 3, .... 23 giờ), khi mực nước thấp nhất (được quy về giờ tròn) thì bắt đầu đo và đo liên tục trong 24 giờ thì kết thúc.

+ Chế độ 3: Đo theo chân, đỉnh mặn được thực hiện như sau:

  • Khi xuất hiện mực nước thấp nhất (được quy về giờ tròn) thì bắt đầu đo, đo 3 lần liên tục, mỗi lần cách nhau 2 giờ (ví dụ: mực nước thấp nhất xuất hiện lúc 7 giờ thì đo vào các giờ 7, 9, 11);

  • Khi xuất hiện mực nước cao nhất thì tiếp tục đo, đo 4 lần liên tục, mỗi lần cách nhau 1 giờ (ví dụ: mực nước cao nhất xuất hiện vào lúc 1 giờ thì đo vào các giờ 1, 2, 3, 4);

  • Sau đó tiếp tục đo 3 lần liên tục, mỗi lần cách nhau 2 giờ khi xuất hiện mực nước thấp nhất tiếp theo.

+ Chế độ 4: Đo 3 ngày liên tục (72 giờ) được thực hiện như chế độ đo từng giờ hoặc giờ lẻ (thời gian bắt đầu đo vào 0 giờ hoặc 1 giờ).

Chi tiết quy định xem tại Thông tư 39/2016/TT-BTNMT, ban hành ngày 19/12/2016.          

Lê Vy

>> XEM BẢN TIẾNG ANH CỦA BÀI VIẾT NÀY TẠI ĐÂY

146 lượt xem

Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của LawNet. Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn


Liên quan Văn bản
  • Địa chỉ: 19 Nguyễn Gia Thiều, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP Hồ Chí Minh
    Điện thoại: (028) 7302 2286
    E-mail: info@lawnet.vn
Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;