Đây là nội dung được đưa ra tại Dự thảo Luật Bảo vệ môi trường (sửa đổi). Theo đó, Dự thảo đã đưa các đối tượng phải ký quỹ hồi môi trường sau khai thác.
Bổ sung các dự án khai thác tài nguyên phải ký quỹ phục hồi môi trường (Ảnh minh họa)
Cụ thể, tại Điều 145 Dự thảo Luật bảo vệ môi trường (sửa đổi) quy định tổ chức, cá nhân thực hiện dự án khai thác tài nguyên thiên nhiên và các dự án có khả năng gây suy giảm tài nguyên, gây ô nhiễm hoặc làm biến đổi môi trường dưới đây phải thực hiện ký quỹ phục hồi môi trường:
Khai thác khoáng sản;
Sản xuất hóa chất độc hại;
Khai thác tài nguyên nước;
Xử lý chất thải rắn theo hình thức chôn lấp hợp vệ sinh, trừ dự án sử dụng nguồn vốn từ ngân sách nhà nước;
Các dự án khác có hoạt động gây ô nhiễm môi trường đất.
Tổ chức, cá nhân quy định tại khoản 1 Điều này có trách nhiệm:
Lập phương án xử lý, cải tạo và phục hồi môi trường trình cấp có thẩm quyền phê duyệt;
Thực hiện ký quỹ tại quỹ bảo vệ môi trường theo phương án đã được phê duyệt;
Thực hiện xử lý, cải tạo, phục hồi môi trường sau khi kết thúc dự án;
Tổ chức theo dõi, giám sát diễn biến chất lượng môi trường sau xử lý, cải tạo, phục hồi môi trường và bàn giao lại diện tích đất đã phục hồi cho địa phương tiếp tục quản lý theo quy định.
Như vậy, Dự thảo này đã quy định cụ thể các dự án khai thác tài nguyên thiên nhiên và các dự án có khả năng gây suy giảm tài nguyên, gây ô nhiễm hoặc làm biến đổi môi trường phải ký quỹ phục hồi môi trường. Bên cạnh đó, các chủ đầu tư còn có trách nhiệm sau khai thác với dự án của mình.
Xem thêm quy định khác tại: Dự thảo Luật Bảo vệ môi trường (sửa đổi 2020)
Ngọc Tài
Địa chỉ: | 19 Nguyễn Gia Thiều, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP Hồ Chí Minh |
Điện thoại: | (028) 7302 2286 |
E-mail: | info@lawnet.vn |