Ban hành Quy chuẩn địa phương không qua bước thẩm định

Vừa qua, Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành Thông tư 26/2019/TT-BKHCN quy định chi tiết xây dựng, thẩm định và ban hành quy chuẩn kỹ thuật.

Ban hành Quy chuẩn địa phương không qua bước thẩm định, Thông tư 26/2019/TT-BKHCN

Ban hành Quy chuẩn địa phương không qua bước thẩm định (Ảnh minh họa)

Theo Điều 8 Thông tư 26/2019/TT-BKHCN quy định trình tự, thủ tục xây dựng, ban hành QCĐP như sau:

Bước 1: Thành lập ban soạn thảo

Tuỳ theo điều kiện cụ thể, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thành lập ban soạn thảo QCĐP hoặc chỉ định cơ quan chủ trì, phối hợp với các cơ quan tham mưu, giúp việc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương liên quan của địa phương để xây dựng dự thảo QCĐP.

Bước 2: Biên soạn dự thảo QCĐP

Biên soạn dự thảo QCĐP, ban soạn thảo thực hiện theo trình tự quy định tại khoản 2 Điều 7 Thông tư 26/2019/TT-BKHCN.

Bước 3: Lấy ý kiến và hoàn chỉnh dự thảo QCĐP

- Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức xem xét hồ sơ, gửi dự thảo QCĐP đến các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan để lấy ý kiến và gửi dự thảo đến cơ quan thông báo và điểm hỏi đáp của địa phương tương ứng để xác định sự cần thiết phải thông báo cho WTO theo quy định tại Thông tư 16/2018/TT-BKHCN .

  • Đồng thời thông báo về việc lấy ý kiến QCĐP trên Cổng thông tin điện tử hoặc tạp chí, ấn phẩm chính thức của Ủy ban nhân dân và cơ quan tham mưu, giúp việc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chuyên ngành tương ứng tại địa phương.

  • Thời gian lấy ý kiến đối với dự thảo ít nhất 60 (sáu mươi) ngày, kể từ ngày gửi dự thảo lấy ý kiến. Trong trường hợp cấp thiết liên quan tới sức khỏe, an toàn, môi trường, thời gian lấy ý kiến có thể rút ngắn nhưng không ít hơn 30 (ba mươi) ngày theo quyết định của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố thuộc Trung ương có thẩm quyền ban hành QCĐP.

- Trên cơ sở ý kiến góp ý, ban soạn thảo hoàn chỉnh lại dự thảo QCĐP, lập hồ sơ dự thảo QCĐP theo quy định tại khoản 4 Điều này, trình Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xem xét, quyết định.

- Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức thẩm tra hồ sơ dự thảo QCĐP để xem xét tính đầy đủ, hợp lệ của hồ sơ dự thảo QCĐP theo quy định tại khoản 4 Điều này và chuyển hồ sơ dự thảo QCĐP kèm theo biên bản thẩm tra đến bộ quản lý chuyên ngành tương ứng quy định tại khoản 1 Điều 23 Nghị định 127/2007/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại khoản 7 Điều 1 Nghị định 78/2018/NĐ-CP để tổ chức xem xét, cho ý kiến.

Bước 4: Xem xét, cho ý kiến về việc ban hành QCĐP

- Hồ sơ dự thảo QCĐP gồm:

  •  Quyết định giao nhiệm vụ xây dựng dự thảo QCĐP cho cơ quan, tổ chức kèm theo dự án xây dựng QCĐP đã được phê duyệt;

  • Báo cáo quá trình xây dựng dự thảo QCĐP của cơ quan, tổ chức xây dựng dự thảo QCĐP;

  • Dự thảo QCĐP, kèm theo thuyết minh; bản sao tài liệu gốc được sử dụng làm căn cứ để xây dựng dự thảo QCĐP và các tài liệu tham khảo khác;

  • Danh sách cơ quan được gửi dự thảo để lấy ý kiến; bản tổng hợp và tiếp thu ý kiến góp ý kèm theo văn bản góp ý;

  • Ý kiến của Bộ Khoa học và Công nghệ về quy định quản lý trong dự thảo QCĐP, bảo đảm không tạo ra rào cản kỹ thuật không cần thiết đối với hoạt động sản xuất kinh doanh, thương mại;

  • Biên bản thẩm tra hồ sơ có xác nhận của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;

  • Công văn đề nghị bộ quản lý chuyên ngành cho ý kiến đối với dự thảo QCĐP.

- Bộ, cơ quan ngang bộ xem xét tính hợp lệ của hồ sơ dự thảo QCĐP. Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, bộ, cơ quan ngang bộ chuyển hồ sơ đến Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương để hoàn chính hồ sơ.

- Xem xét nội dung dự thảo QCĐP

  • Sự phù hợp với quy định của pháp luật và cam kết quốc tế liên quan.

  • Tính thống nhất, đồng bộ trong hệ thống quy chuẩn kỹ thuật của Việt Nam.

  • Không chồng chéo về quy định kỹ thuật, yêu cầu quản lý hay vi phạm các quy định của QCVN tương ứng.

  • Không tạo ra rào cản kỹ thuật không cần thiết đối với sản xuất kinh doanh và lưu thông sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ giữa các tỉnh, thành phố.

  • Tuân thủ các yêu cầu nghiệp vụ, trình tự, thủ tục xây dựng QCĐP.

  • Các quy định khác trong QCĐP.

- Thông báo bằng văn bản ý kiến về việc ban hành QCĐP.

Bước 5: Ban hành QCĐP

  • Trường hợp bộ, cơ quan ngang bộ có ý kiến đồng ý với việc ban hành QCĐP, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ban hành QCĐP.

  • Trường hợp bộ, cơ quan ngang bộ có ý kiến không đồng ý với việc ban hành QCĐP, ban soạn thảo tổ chức nghiên cứu, xem xét các ý kiến không nhất trí để xử lý, chỉnh lý dự thảo, lập lại hồ sơ dự thảo QCĐP và gửi lấy ý kiến lại của bộ, cơ quan ngang bộ theo quy định tại điểm c khoản 3 Điều 8 Thông tư 26/2019/TT-BKHCN.

Chi tiết xem thêm quy định tại Thông tư 26/2019/TT-BKHCN, có hiệu lực từ 01/8/2020.

Lê Vy

>> XEM BẢN TIẾNG ANH CỦA BÀI VIẾT NÀY TẠI ĐÂY

228 lượt xem

Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của LawNet. Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn


Liên quan Văn bản
  • Địa chỉ: 19 Nguyễn Gia Thiều, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP Hồ Chí Minh
    Điện thoại: (028) 7302 2286
    E-mail: info@lawnet.vn
Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;