04 chính sách trong Đề nghị xây dựng Luật Hóa chất (sửa đổi)

04 chính sách trong Đề nghị xây dựng Luật Hóa chất (sửa đổi)
Trần Thanh Rin

04 chính sách trong Đề nghị xây dựng Luật Hóa chất (sửa đổi) là nội dung được đề cập tại Nghị quyết 95/NQ-CP ngày 07/7/2023 phiên họp chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 6 năm 2023.

04 chính sách trong Đề nghị xây dựng Luật Hóa chất (sửa đổi)

04 chính sách trong Đề nghị xây dựng Luật Hóa chất (sửa đổi) (Hình từ Internet)

Ngày 07/7/2023, Chính phủ ban hành Nghị quyết 95/NQ-CP phiên họp chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 6 năm 2023.

04 chính sách trong Đề nghị xây dựng Luật Hóa chất (sửa đổi)

Theo đó, Chính phủ cơ bản thống nhất với 04 chính sách trong Đề nghị xây dựng Luật như đề xuất của Bộ Công Thương, bao gồm:

(1) Phát triển bền vững ngành công nghiệp hóa chất thành ngành công nghiệp nền tảng, hiện đại;

(2) Quản lý hóa chất đồng bộ trong toàn bộ vòng đời;

(3) Quản lý hóa chất nguy hiểm trong sản phẩm;

(4) Nâng cao hiệu quả bảo đảm an toàn hóa chất.

Đồng thời, Bộ Công thương sẽ là đơn vị chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan liên quan nghiên cứu, tiếp thu ý kiến của Thành viên Chính phủ, hoàn thiện các nội dung chủ yếu sau:

- Nghiên cứu thể chế hóa đầy đủ đường lối, chủ trương của Đảng trong lĩnh vực hóa chất, tổng kết, rà soát các quy định pháp luật có liên quan để khắc phục các vướng mắc, bất cập của Luật Hóa chất hiện hành, phù hợp với bối cảnh trong nước và quốc tế hiện nay cũng như các Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên; bảo đảm sự đồng bộ, thống nhất của hệ thống pháp luật.

- Nghiên cứu hoàn thiện các nội dung chính sách theo hướng tăng cường phân cấp, phân quyền quản lý cho chính quyền địa phương, tuân thủ các quy luật cạnh tranh, cung cầu của thị trường, sửa đổi toàn diện Luật hóa chất năm 2007 để quản lý theo vòng đời hóa chất, bảo đảm an toàn, bảo vệ môi trường trong kinh doanh, sử dụng, tiêu dùng, lưu trữ và bảo quản hóa chất.

- Hoàn thiện Báo cáo tổng kết thi hành Luật Hóa chất hiện hành. Báo cáo đánh giá tác động chính sách và các tài liệu có liên quan trong hồ sơ Đề nghị xây dựng Luật; xác định rõ các vấn đề bất cập, vướng mắc trong thực tiễn thi hành, nguyên nhân của các bất cập, vướng mắc và phương hướng sửa đổi, bổ sung trong dự án Luật; tiếp tục tham vấn các chuyên gia, nhà khoa học, người làm công tác thực tiễn, các cá nhân, tổ chức có liên quan để hoàn thiện các chính sách trong Đề nghị xây dựng Luật;

Đồng thời đẩy mạnh công tác truyền thông về các chính sách nhằm tạo sự đồng thuận cao của Nhân dân, doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức có liên quan và các đối tượng khác chịu sự tác động trực tiếp của chính sách.

- Rà soát, bảo đảm các chính sách, giải pháp thực hiện chính sách, phương án sửa đổi, bổ sung Luật Hóa chất hiện hành đồng bộ, thống nhất với các quy định của Luật Đầu tư, Luật Phòng, chống ma túy, Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ, Luật Bảo vệ môi trường, Luật Bảo vệ và kiểm dịch thực vật, Luật Trồng trọt, Luật Phòng thủ dân sự và các luật khác có liên quan, phù hợp với các cam kết, điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.

- Hoàn thiện nội dung chính sách và giải pháp thực hiện chính sách về quản lý nhà nước trong lĩnh vực hóa chất; thể hiện rõ chủ trương đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, cải cách thủ tục hành chính, ứng dụng khoa học công nghệ và chuyển đổi số, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy định của pháp luật về hóa chất và Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất.

Rà soát dự thảo Luật Lưu trữ (sửa đổi) phải bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ

Cụ thể tại Nghị quyết 95/NQ-CP, Chính phủ yêu cầu Bộ Nội vụ hoàn thiện dự thảo Luật về một số vấn đề cụ thể như sau:

- Rà soát dự thảo Luật bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ với các Luật có liên quan như: Luật Đầu tư, Luật Viễn Thông, Luật Di sản văn hóa, Luật Giao dịch điện tử, Luật Bảo vệ bí mật nhà nước, Luật Cơ yếu... trường hợp có sự giao thoa về phạm vi thì ưu tiên áp dụng các quy định của pháp luật chuyên ngành;...

- Nghiên cứu quy định rõ các khái niệm; củng cố cơ sở chính trị, pháp lý và thực tiễn đối với phương án đề xuất lựa chọn bảo đảm tính khả thi; bổ sung các quy định chuyển tiếp phù hợp, tránh khoảng trống pháp lý;

- Về thời hạn nộp lưu tài liệu vào lưu trữ lịch sử, nghiên cứu tiếp thu theo hướng tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiếp cận tài liệu lưu trữ nhằm phát huy giá trị tài liệu lưu trữ.

Tuy nhiên, để bảo đảm tính khả thi cần đánh giá kỹ điều kiện về cơ sở vật chất, con người, các điều kiện cần thiết khác và lộ trình thực hiện.

- Về Quản lý Cơ sở dữ liệu quốc gia tài liệu lưu trữ đối với tài liệu của các ngành quốc phòng, công an, ngoại giao, nghiên cứu tiếp thu theo hướng: bảo đảm nguyên tắc tài liệu lưu trữ được quản lý thống nhất, đối với các tài liệu không phải là tài liệu mật thi thực hiện kết nối thông thường, đối với các tài liệu mật chỉ kết nối sau khi đã thực hiện giải mật;...

- Hoàn thiện chính sách về lưu trữ tư theo hướng: xác định rõ đối tượng, nội dung quản lý nhà nước về lưu trữ tư; cơ chế đê Nhà nước mua, bán, sử dụng có thời hạn tài liệu lưu trữ tư; mô hình, các điều kiện hoạt động, trách nhiệm của tổ chức lưu trữ tư; bảo đảm hài hòa lợi ích của nhà nước, cá nhân và doanh nghiệp.

- Nghiên cứu hoàn thiện các quy định về hoạt động dịch vụ lưu trữ bảo đảm nguyên tắc thống nhất, công bằng; bổ sung các quy định nhằm nâng cao trách nhiệm của các doanh nghiệp tham gia hoạt động kinh doanh dịch vụ lưu trữ, bảo đảm an ninh, an toàn trong hoạt động lưu trữ.

>> XEM BẢN TIẾNG ANH CỦA BÀI VIẾT NÀY TẠI ĐÂY

521 lượt xem

Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của LawNet. Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn


Liên quan Văn bản
  • Địa chỉ: 19 Nguyễn Gia Thiều, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP Hồ Chí Minh
    Điện thoại: (028) 7302 2286
    E-mail: info@lawnet.vn
Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;