Bộ Công Thương ban hành Quyết định 1299/QĐ-BCT, trong đó có nội dung Thủ tục công nhận chương trình đào tạo kiến thức bán hàng đa cấp.
Thủ tục công nhận chương trình đào tạo kiến thức bán hàng đa cấp (Hình từ internet)
Theo Điều 31 Nghị định 40/2018/NĐ-CP quy định về Chương trình đào tạo cơ bản cho người tham gia bán hàng đa cấp như sao:
- Chương trình đào tạo cơ bản là chương trình đào tạo bắt buộc dành cho người tham gia bán hàng đa cấp.
- Nội dung đào tạo cơ bản bao gồm các nội dung sau:
+ Pháp luật về bán hàng đa cấp;
+ Các chuẩn mực đạo đức trong hoạt động bán hàng đa cấp;
+ Các nội dung cơ bản của hợp đồng tham gia bán hàng đa cấp, quy tắc hoạt động và kế hoạch trả thưởng;
+ Cơ chế đánh giá việc hoàn thành chương trình đào tạo cơ bản phù hợp với nội dung và phương thức đào tạo.
- Thời lượng đào tạo tối thiểu là 08 giờ.
Căn cứ Phụ lục 1 quy định Khung chương trình đào tạo kiến thức pháp luật về bán hàng đa cấp (Ban hành kèm theo Thông tư 10/2018/TT-BCT bao gồm các nội dung sau:
* Tổng quan về bán hàng đa cấp
- Khái niệm, đặc điểm của bán hàng đa cấp
- Thực trạng bán hàng đa cấp ở Việt Nam và trên thế giới
* Pháp luật về quản lý hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp:
- Các văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh
- Cơ quan quản lý
- Các vấn đề pháp lý liên quan đến doanh nghiệp bán hàng đa cấp (quy định về đăng ký hoạt động, các vấn đề cần tuân thủ trong quá trình hoạt động, các hành vi bị cấm)
- Các vấn đề pháp lý liên quan đến người tham gia bán hàng đa cấp (việc ký hợp đồng, đào tạo cơ bản, cấp thẻ thành viên; các vấn đề cần tuân thủ trong quá trình hoạt động; các hành vi bị cấm)
- Các quy định cơ bản của pháp luật về hàng hóa được kinh doanh theo phương thức đa cấp.
- Xử lý vi phạm đối với doanh nghiệp bán hàng đa cấp, người tham gia bán hàng đa cấp.
*Quy tắc đạo đức nghề nghiệp bán hàng đa cấp:
- Quy tắc ứng xử đối với người tiêu dùng
- Quy tắc ứng xử giữa doanh nghiệp và người tham gia
- Quy tắc ứng xử giữa các doanh nghiệp
*Pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng:
- Tổng quan pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng
- Các quyền của người tiêu dùng;
- Trách nhiệm của doanh nghiệp đối với người tiêu dùng (về cung cấp thông tin, chính sách bảo hành, thu hồi sản phẩm …)
- Chế tài xử lý vi phạm pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng
*Pháp luật về quảng cáo:
- Tổng quan về quảng cáo
- Các khái niệm cơ bản
- Các văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh
- Các vấn đề về quảng cáo cần lưu ý trong hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp
- Hành vi bị cấm trong hoạt động quảng cáo
- Điều kiện quảng cáo
- Quyền, nghĩa vụ của các chủ thể liên quan trong hoạt động quảng cáo
- Lưu ý đối với quảng cáo thực phẩm chức năng, mỹ phẩm.
Căn cứ Khoản 7 Mục A Phần II Quyết định 1299/QĐ-BCT quy định về thủ tục hành chính công nhận chương trình đào tạo kiến thức pháp luật về bán hàng đa cấp ở cấp trung ương như sau:
- Trình tự thực hiện
+ Cơ sở đào tạo kiến thức pháp luật về bán hàng đa cấp có nhu cầu nộp hồ sơ đề nghị công nhận chương trình đào tạo kiến thức pháp luật về bán hàng đa cấp về Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia.
+ Tiếp nhận hồ sơ và kiểm tra tính đầy đủ, hợp lệ: Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị công nhận, Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia xem xét tính hợp lệ của hồ sơ. Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia có văn bản yêu cầu cơ sở đào tạo bổ sung hồ sơ.
+ Thẩm định hồ sơ: Trong thời hạn 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị công nhận hợp lệ, Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia tổ chức thẩm định hồ sơ và ban hành quyết định công nhận.
+ Trường hợp có thay đổi thông tin trong hồ sơ đề nghị công nhận chương trình đào tạo kiến thức pháp luật về bán hàng đa cấp đã được công nhận, cơ sở đào tạo phải thông báo cho Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia bằng văn bản.
Trong thời hạn 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị công nhận, Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia tổ chức thẩm định hồ sơ và ban hành thông báo công nhận nội dung thông tin thay đổi. Trường hợp thông tin thay đổi có nội dung trái pháp luật hoặc không phù hợp với quy định của Nghị định 40/2018/NĐ-CP, Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia thông báo không công nhận nội dung thay đổi
- Cách thức thực hiện: Trực tiếp, trực tuyến hoặc qua đường dịch vụ bưu chính.
- Thành phần, số lượng hồ sơ:
+ Mẫu số 13 a - Đơn đề nghị công nhận chương trình đào tạo kiến thức pháp luật về bán hàng đa cấp - tại Phụ lục kèm theo Nghị định 40/2018/NĐ-CP;
+ Bản sao quyết định thành lập cơ sở có chức năng đào tạo được cơ quan có thẩm quyền cấp theo quy định của pháp luật hoặc giấy tờ có giá trị pháp lý tương đương;
+ Chương trình đào tạo kiến thức pháp luật về bán hàng đa cấp;
+ Danh sách bao gồm ít nhất 02 (hai) giảng viên có trình độ từ đại học trở lên.
Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
- Thời hạn giải quyết: 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
- Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cơ sở đề nghị công nhận chương trình đào tạo kiến thức pháp luật về bán hàng đa cấp.
- Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính: Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia.
- Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định công nhận chương trình đào tạo kiến thức pháp luật về bán hàng đa cấp/Thông báo công nhận nội dung thông tin thay đổi trong trường hợp cơ sở đào tạo có thay đổi thông tin trong hồ sơ đề nghị công nhận chương trình đào tạo kiến thức pháp luật về bán hàng đa cấp.
- Phí, lệ phí: Không quy định.
- Tên Mẫu đơn, mẫu tờ khai: Mẫu số 13a - Đơn đề nghị công nhận chương trình đào tạo kiến thức pháp luật về bán hàng đa cấp - tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 40/2018/NĐ-CP.
- Yêu cầu, điều kiện:
Có chương trình đào tạo kiến thức pháp luật về bán hàng đa cấp đáp ứng điều kiện theo quy định của Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia.
- Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
Nguyễn Phạm Nhựt Tân
Địa chỉ: | 19 Nguyễn Gia Thiều, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP Hồ Chí Minh |
Điện thoại: | (028) 7302 2286 |
E-mail: | info@lawnet.vn |