Bộ Y tế hướng dẫn tổ chức truyền thông Tuần lễ Dinh dưỡng và Phát triển năm 2024

Bộ Y tế hướng dẫn tổ chức truyền thông Tuần lễ Dinh dưỡng và Phát triển năm 2024
Quốc Tuấn

Bài viết dưới đây sẽ cung cấp nội dung Bộ Y tế hướng dẫn tổ chức truyền thông Tuần lễ Dinh dưỡng và Phát triển năm 2024

Bộ Y tế hướng dẫn tổ chức truyền thông Tuần lễ Dinh dưỡng và Phát triển năm 2024

Bộ Y tế hướng dẫn tổ chức truyền thông Tuần lễ Dinh dưỡng và Phát triển năm 2024 (Hình từ internet)

Ngày 22/10/2024, Bộ Y tế có Công văn 6486/BYT-DP tổ chức truyền thông Tuần lễ "Dinh dưỡng và Phát triển" năm 2024.

Bộ Y tế hướng dẫn tổ chức truyền thông Tuần lễ Dinh dưỡng và Phát triển năm 2024

Hưởng ứng Ngày Lương thực thế giới (16/10 hằng năm) do Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp của Liên hiệp quốc (FAO) trong thời gian qua Bộ Y tế đã chỉ đạo triển khai một số hoạt động truyền thông nhằm nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi, tạo sự quan tâm của các cấp, các ngành và toàn thể người dân về dinh dưỡng hợp lý.

Để tiếp tục hưởng ứng Ngày lương thực thế giới, Bộ Y tế đề nghị Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các đơn vị có liên quan tổ chức truyền thông Tuần lễ “Dinh dưỡng và Phát triển” trong tháng 10/2024 với chủ đề “Tăng cường tiếp cận đa dạng thực phẩm, giàu dinh dưỡng để bảo đảm an ninh lương thực, an ninh dinh dưỡng cho tất cả mọi người”, cụ thể:

- Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quan tâm, chỉ đạo Sở Y tế tổ chức triển khai một số hoạt động sau:

+ Chỉ đạo, hướng dẫn các đơn vị trên địa bàn tổ chức tuyên truyền nội dung thông điệp Tuần lễ “Dinh dưỡng và Phát triển” bằng nhiều hình thức phong phú, phù hợp với các nhóm đối tượng, đặc biệt là nhóm đối tượng dễ bị tổn thương như trẻ em, phụ nữ có thai, bà mẹ đang nuôi con dưới 2 tuổi; các hộ gia đình ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa, miền núi, hải đảo, vùng khó khăn, vùng hay xảy ra thiên tai, bão lũ.

+ Phối hợp với các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể liên quan trong việc giáo dục, tuyên truyền, vận động trẻ em, học sinh, gia đình, cộng đồng và xã hội nâng cao nhận thức về vai trò, tầm quan trọng của dinh dưỡng hợp lý; tăng cường sức khỏe, nâng cao sức đề kháng, góp phần phòng, chống dịch bệnh; thực hiện chế độ ăn lành mạnh, tăng cường hoạt động thể lực để phòng, chống thừa cân béo phì và các bệnh không lây nhiễm.

+ Phối hợp kịp thời với các cơ quan truyền thông đẩy mạnh triển khai hoạt động truyền thông giáo dục sức khỏe, tăng cường vận động xã hội nhằm nâng cao kiến thức, thay đổi nhận thức, hành vi, tạo sự quan tâm của các cấp, các ngành và toàn thể người dân về dinh dưỡng hợp lý nói chung và dinh dưỡng cho người mắc bệnh nói riêng; khuyến khích thực hiện lời sống năng động, lành mạnh.

+ Xây dựng kế hoạch truyền thông và triển khai thực hiện các hoạt động của Tuần lễ “Dinh dưỡng và Phát triển” tại địa phương, bảo đảm hiệu quả, thiết thực.

- Viện Dinh dưỡng chủ trì phối hợp các Vụ, Cục liên quan, Viện Pasteur Nha Trang, Viện Vệ sinh dịch tễ Tây Nguyên, Viện Y tế công cộng TP. Hồ Chí Minh hướng dẫn, tổ chức triển khai các hoạt động cụ thể trong truyền thông Tuần lễ “Dinh dưỡng và Phát triển” theo các nội dung trên và báo cáo kết quả thực hiện về Bộ Y tế (qua Cục Y tế dự phòng) theo quy định.

Mục tiêu bảo đảm an ninh lương thực Quốc gia đến năm 2030

* Mục tiêu chung

Bảo đảm đủ lương thực, thực phẩm cho tiêu dùng trong nước trong mọi tình huống và một phần cho xuất khẩu; nâng cao thu nhập cho người dân để bảo đảm tiếp cận được lương thực chất lượng, an toàn thực phẩm; từng bước nâng cao tầm vóc, thể lực, trí lực người dân Việt Nam.

* Mục tiêu cụ thể

- Bảo đảm nguồn cung lương thực

Sử dụng linh hoạt quỹ đất lúa, nâng cao hiệu quả sử dụng đất lúa, giữ ổn định 3,5 triệu ha đất trồng lúa, hàng năm sản xuất ít nhất 35 triệu tấn lúa, làm nòng cốt bảo đảm an ninh lương thực quốc gia, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng, chế biến, dự trữ và xuất khẩu. Phát triển rau đậu các loại với diện tích 1.2 - 1,3 triệu ha và sản lượng 23 - 24 triệu tấn; cây ăn quả với diện tích 1.3 - 1,4 triệu ha và sản lượng 16 - 17 triệu tấn; sản lượng thịt xẻ các loại 6,0 - 6,5 triệu tấn, sữa tươi 2,6 triệu tấn, trứng gia cầm 23 tỷ quả; sản lượng thủy sản 9 - 10 triệu tấn...

- Bảo đảm khả năng tiếp cận lương thực của người dân

Nông dân sản xuất lúa ở các vùng sản xuất lúa hàng hóa tập trung quy mô lớn có lãi bình quân trên 35% so với giá thành sản xuất. Thu nhập của người dân nông thôn cao hơn 2 lần năm 2020. Phát triển đồng bộ cơ sở hạ tầng, hệ thống lưu thông, phân phối để tăng cơ hội tiếp cận lương thực cho người dân...

- Bảo đảm nhu cầu về dinh dưỡng và an toàn thực phẩm

Bảo đảm nhu cầu dinh dưỡng với khẩu phần ăn cân đối, giảm tỷ trọng sử dụng gạo, tăng sử dụng thịt, sữa, trứng, cá, rau, quả các loại góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống cho nhân dân, đặc biệt là trẻ em tuổi học đường. Nâng cao mức tiêu thụ calo lên trên 2.500 Kcal/người/ngày; giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng của trẻ em dưới 5 tuổi thể thấp còi còn dưới 19% và thể nhẹ cân còn dưới 10,5%; tỷ lệ béo phì của trẻ em dưới 5 tuổi ở nông thôn dưới 5% và thành thị dưới 10%.

(Nghị quyết 34/NQ-CP năm 2021)

 

0 lượt xem

Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của LawNet. Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn


  • Địa chỉ: 19 Nguyễn Gia Thiều, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP Hồ Chí Minh
    Điện thoại: (028) 7302 2286
    E-mail: info@lawnet.vn
Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;