Xử lý hành vi pha trộn hoặc đưa các chất khác vào xăng dầu để trục lợi

Chưa có bản dịch tiếng Anh của bài viết này, nhấn vào đây để quay về trang chủ tiếng Anh There is no English translation of this article. Click HERE to turn back English Homepage
Ngày hỏi: 18/07/2017

Hành vi pha trộn hoặc đưa các chất khác vào xăng dầu để trục lợi thì bị xử lý như thế nào? Xin chào ban biên tập Thư Ký Luật. Tôi tên là Hoài Bảo, hiện là cán bộ về hưu. Thời gian gần đây khi xem các tin tức thời sự thì tôi thấy hành vi pha trộn các chất vào xăng dầu được các cửa hàng bán lẻ xăng dầu thực hiện ngày càng nhiều. Số vụ vi phạm trong hoạt động này ngày càng tăng. Vậy cho tôi hỏi: Theo quy định của pháp luật thì hành vi pha trộn hoặc đưa các chất khác vào xăng dầu để trục lợi sẽ bị xử lý như thế nào? Tôi có thể tìm hiểu vấn đề trên tại văn bản nào? Rất mong nhận được sự phản hồi. Chân thành cảm ơn! Hoài Bảo (0838***)

    • Việc xử lý hành vi pha trộn hoặc đưa các chất khác vào xăng dầu để trục lơi được quy định cụ thể tại Điểm c Khoản 2, Khoản 3 và Khoản 4 Điều 34 Nghị định 67/2017/NĐ-CP Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực dầu khí, kinh doanh xăng dầu và khí, như sau:

      2. Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

      ...

      c) Thực hiện cách pha trộn hoặc đưa các chất khác vào xăng dầu để trục lợi;

      ...

      3. Hình thức xử phạt bổ sung

      Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm c khoản 2 Điều này.

      4. Biện pháp khắc phục hậu quả

      Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm c khoản 2 Điều này.

      Như vậy, đối với hành vi pha trộn hoặc đưa các chất khác vào xăng dầu để trục lơi thì sẽ bị phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng. Ngoài ra chủ thể có hành vi vi phạm còn bị áp dụng kèm theo hình thức xử phạt bổ sung là tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm và biện pháp khắc phục hậu quả buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện đối với hành vi vi phạm.

      Trên đây là những tư vấn của Ban biên tập về xử lý hành vi pha trộn hoặc đưa các chất khác vào xăng dầu để trục lợi. Hi vọng rằng giải đáp trên sẽ giúp ích được nhiều cho quý độc giả. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, vui lòng tìm và tham khảo thêm tại Nghị định 67/2017/NĐ-CP.

      Trân trọng!

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    • điểm c Khoản 2, Khoản 3 và Khoản 4 Điều 34 Nghị định 67/2017/NĐ-CP Tải về
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn