Yêu cầu hướng dẫn tháo gỡ vướng mắc khó khăn nhằm bảo đảm an toàn phòng cháy chữa cháy như thế nào?

Yêu cầu hướng dẫn tháo gỡ vướng mắc khó khăn nhằm bảo đảm an toàn phòng cháy chữa cháy như thế nào? Câu hỏi của bạn Tường ở Gia Lai.

Cục C07 hướng dẫn tháo gỡ vướng mắc khó khăn trong công tác bảo đảm an toàn PCCC như thế nào?

Cục Cảnh sát PCCC và CNCH vừa ban hành Công văn 1091/C07-P3,P4,P7 ngày 11/4/2023 về tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong công tác bảo đảm an toàn PCCC.

Theo đó, Cục Cảnh sát PCCC và CNCH (C07) tháo gỡ một số khó khăn, vướng mắc trong công tác bảo đảm an toàn PCCC trong thời gian vừa qua bao gồm:

(1) Hướng dẫn về giải pháp ngăn cháy

Đối với công trình theo quy định tại 3.4.16 QCVN 06:2022/BXD đã bố trí đủ thang thoát nạn bảo đảm theo quy định, cho phép bố trí cầu thang bộ loại 2 không dùng để thoát nạn nối từ tầng sảnh tầng 1 lên các tầng trên khi bảo đảm các yêu cầu sau:

- Sảnh tầng 1 được ngăn cách với các hành lang và các gian phòng liền kề bằng vách ngăn cháy loại 1; các sảnh trên không được bố trí chất cháy.

- Tại các tầng phía trên, cầu thang bộ loại 2 phải được ngăn cách bằng các vách ngăn cháy loại 1 hoặc bộ phận bao che hành lang nối với cầu thang bộ loại 2 là vách ngăn cháy loại 1.

(2) Hướng dẫn về giải pháp thoát nạn

Bộ phận bao che đường thoát nạn của các hành lang bên cho phép không yêu cầu giới hạn chịu lửa và cơ cấu tự đóng cho các cửa mở ra hành lang này theo quy định tại Điều 3.3.5, 3.2.11 QCVN 06:2022/BXD.

Ngoài ra, không yêu cầu phân chia các hành lang bên có chiều dài trên 60 m bằng các vách ngăn cháy loại 2.

(3) Hướng dẫn về trang bị phương tiện PCCC

TCVN 3890:2023 đã có một số nội dung giảm bớt so với 3890:2009 như bỏ bớt đối tượng phải làm cấp nước ngoài nhà; không yêu cầu trang bị hệ thống báo cháy, chữa cháy tự động cho các gia 1 phòng có hạng nguy hiểm cháy D, E.

Diện tích yêu cầu trang bị chữa cháy tự động cho các gian phòng sản xuất có hạng nguy hiểm cháy C tăng lên 1.000 m2.

Đối với gian phòng trong nhà sản xuất, nhà kho đã trang bị hệ thống chữa cháy tự động có kết nối liên động với trung tâm báo cháy thì cho phép không trang bị đầu báo cháy tự động.

Do đó có thể hướng dẫn áp dụng quy định của TCVN 3890:2023 để thẩm duyệt điều chỉnh giảm bớt việc trang bị cho chủ đầu tư.

(4) Hướng dẫn cấp nước chữa cháy ngoài nhà cho một số loại hình công trình đặc thù

Đối với hệ thống cấp nước chữa cháy ngoài nhà cho cơ sở sản xuất, kinh doanh, bảo quản, vật liệu nổ công nghiệp và tiền chất thuốc nổ; kho dầu mỏ và sản phẩm dầu mỏ, kho khí đốt áp dụng theo các quy định của quy chuẩn, tiêu chuẩn chuyên ngành như:

- QCVN 01:2019/BCT (về vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ).

- TCVN 5307:2009 (về kho dầu mỏ và sản phẩm dầu mỏ) để yêu cầu lưu lượng và khối tích nước chữa cháy.

Đối với hệ thống cấp nước chữa cháy ngoài nhà cho cửa hàng xăng dầu, cửa hàng kinh doanh khí đốt áp dụng:

- Bảng 8 QCVN 06:2022/BXD để xác định lưu lượng cho đối tượng nhà bán hàng của các cơ sở này (5 l/s khi ở vùng nông thôn, 10 l/s khi ở thành thị),

- Trong đó được phép sử dụng cấp nước chữa cháy ngoài nhà từ trụ nước chữa cháy, ao hồ tự nhiên hoặc các bể nước trong bán kính 200m.

Yêu cầu hướng dẫn tháo gỡ vướng mắc khó khăn nhằm bảo đảm an toàn phòng cháy chữa cháy như thế nào?

Cắt giảm cải cách, cắt giảm thủ tục hành chính trong lĩnh vực PCCC đúng không?

Theo ghi nhận tại Công điện 220/CĐ-TTg năm 2023 về việc tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong công tác phòng cháy, chữa cháy (PCCC), để bảo đảm tuân thủ đầy đủ quy định của pháp luật về phòng cháy, chữa cháy, đồng thời phục vụ có hiệu quả hoạt động đầu tư, sản xuất, kinh doanh cúa người dân và doanh nghiệp, Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Công an chủ trì, phối hợp với Bộ Xây dựng và các Bộ, ngành, địa phương thực hiện nhiệm vụ sau:

- Rà soát chính sách, pháp luật về phòng cháy, chữa cháy để kịp thời sửa đổi, bổ sung ngay theo thẩm quyền hoặc đề xuất cấp có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung;

- Đẩy mạnh cải cách, cắt giảm mạnh thủ tục hành chính trong lĩnh vực phòng cháy, chữa cháy, đáp ứng yêu cầu thực tiễn phát triển kinh tế, xã hội;

- Phân loại cụ thể theo nhóm các công trình, cơ sở có khó khăn, vướng mắc trong việc khắc phục sau kiểm tra, rà soát;

- Giải đáp, hướng dẫn các quy định và giải pháp để cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, người dân khắc phục tổng thể các vi phạm, thiếu sót về phòng cháy, chữa cháy của công trình, cơ sở, phục vụ có hiệu quả hoạt động đầu tư xây dựng, sản xuất, kinh doanh.

Sửa đổi, bổ sung các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật lĩnh vực PCCC?

Theo đó, Bộ Xây dựng chủ trì, phối hợp với Bộ Công an và các Bộ, ngành, địa phương:

- Khẩn trương rà soát, kịp thời phát hiện những khó khăn, vướng mắc về phòng cháy, chữa cháy trong đầu tư xây dựng nhà và công trình hoạt động sản xuât, kinh doanh của người dân, doanh nghiệp;

- Làm rõ nguyên nhân để có giải pháp bổ sung, sửa đổi những tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, bảo đảm phù hợp với thực tiễn của Việt Nam, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho hoạt động đầu tư xây dựng, sản xuất, kinh doanh;

- Cương quyết cắt giảm thủ tục hành chính rườm rà không cần thiết đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về phòng cháy, chữa cháy (báo cáo kết quả thực hiện với Thủ tướng Chính phủ trước ngày 30/4/2023).

LawNet

- Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của Law Net Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn

- Nội dung bài viết chỉ mang tính chất tham khảo;

- Bài viết có thể được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau;

- Điều khoản được áp dụng có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc;

- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ mail banquyen@lawnet.vn;

Căn cứ pháp lý
Tư vấn pháp luật mới nhất
ĐỌC NHIỀU NHẤT
{{i.ImageTitle_Alt}}
{{i.Title}}