Xây dựng đề án sản xuất bền vững 01 triệu ha chuyên canh lúa chất lượng cao tại Đồng bằng sông Cửu Long?

Đồng bằng sông Cửu Long là một khu vực quan trọng cả về vị trí địa lý và an ninh lương thực cả nước. Tuy nhiên, sự phát triển của khu vực này chưa tương xứng với tiềm năng vốn có. Người dân sống quanh năm nhờ hoạt động nông nghiệp. Vậy Chính phủ có kế hoạch gì để tăng giá trị sản xuất nông nghiệp tại Đồng bằng sông Cửu Long không?

Đánh giá vị thế của khu vực Đồng bằng sông Cửu Long trong việc đảm bảo an ninh lương thực quốc gia?

Đồng bằng sông Cửu Long giữ vị thế hết sức quan trọng về chính trị, kinh tế, xã hội, an ninh quốc phòng và trong giao thương với các nước ASEAN, Tiểu vùng sông Mê Công. Đồng bằng sông Cửu Long góp 31.37% GDP của toàn ngành nông nghiệp với hơn 50% sản lượng lúa, 65% sản lượng nuôi trồng thủy hải sản, 70% lượng trái cây và 95% lượng gạo xuất khẩu, 60% lượng thủy sản xuất khẩu của nước ta. Đây là khu vực giữ vai trò vô cùng quan trọng trong việc đảm bảo an ninh lương thực và xuất khẩu của nước ta.

Năm 2021, khu vực Đồng bằng sông Cửu Long có 69.68% số xã đạt chuẩn nông thôn mới, 37 đơn vị cấp huyện đạt chuẩn/hoàn thành xây dựng nông thôn mới. Tuy nhiên, kết quả này vẫn không tương xứng với tiềm năng và lợi thế mà Đồng bằng sông Cửu Long đang có. Cơ sở hạ tầng chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển, không có nguồn nhân lực chất lượng cao để phục vụ nhu cầu sản xuất, kinh doanh dẫn đến đời sống người dân còn khá hạn chế so với một số vùng khác ở nước ta.

Ngoài ra, khu vực này đang đứng trước nhiều thách thức bởi sự biến đổi khí hậu, việc khai thác và sử dụng nước ở khu vực đầu nguồn. Vì thế để phục vụ cho mục tiêu phát triển nhanh và bền vững, chủ động thích ứng khí hậu và tạo bước đột phá nâng cao đời sống cho người dân. Chính phủ cần phải có tầm nhìn chiến lược, triển khai các nhiệm vụ để thúc đẩy sự phát triển ở khu vực này.

Xây dựng đề án sản xuất bền vững 01 triệu héc ta chuyên canh lúa chất lượng cao tại Đồng bằng Sông Cửu Long?

Xây dựng đề án sản xuất bền vững 01 triệu héc ta chuyên canh lúa chất lượng cao tại Đồng bằng sông Cửu Long?

Xây dựng đề án 01 triệu ha chuyên canh lúa chất lượng cao ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long để xuất khẩu gạo?

Căn cứ vào Mục 2 Chỉ thị 10/CT-TTg năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ đã đề nghị Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn thực hiện các nhiệm vụ như sau:

“2. Tổ chức thực hiện đồng bộ, hiệu quả các nhiệm vụ:
a) Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Chỉ đạo, điều phối phát triển nông nghiệp, nông thôn nói chung và vùng ĐBSCL nói riêng; triển khai hiệu quả Chương trình phối hợp công tác giữa Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn với các địa phương vùng ĐBSCL.
- Chủ trì, phối hợp với Ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ và các cơ quan liên quan khẩn trương trình Thủ tướng Chính phủ quy định chi tiết việc thành lập, tổ chức và hoạt động của Trung tâm liên kết, sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp vùng ĐBSCL tại thành phố Cần Thơ để triển khai Nghị quyết số 45/2002/QH15 ngày 11 tháng 01 năm 2022 của Quốc hội. Tổ chức hoạt động điều phối phát triển nông nghiệp, nông thôn vùng ĐBSCL.
- Xây dựng Đề án sản xuất bền vững 01 triệu ha chuyên canh lúa chất lượng cao vùng ĐBSCL nhằm nâng cao giá trị, thu nhập của người dân, bảo đảm an ninh lương thực và phục vụ chế biến, xuất khẩu.
- Nghiên cứu xây dựng Đề án đào tạo, chuyển đổi nghề cho lao động nông nghiệp, nông thôn vùng ĐBSCL giai đoạn 2022 - 2030, trong đó xác định rõ kế hoạch đào tạo nghề nông nghiệp theo hướng xây dựng đội ngũ nông dân chuyên nghiệp, thông minh vùng ĐBSCL.
- Nghiên cứu đề xuất điều chỉnh cơ chế, chính sách hỗ trợ đối với nông dân, địa phương và doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh lúa gạo, hỗ trợ thỏa đáng cho các địa phương, hộ nông dân giữ ổn định đất trồng lúa, bảo đảm hài hòa lợi ích giữa địa phương phát triển công nghiệp với địa phương chuyên trồng lúa.
- Chỉ đạo đổi mới, phát triển các hình thức tổ chức và quản trị sản xuất; nâng cao chất lượng, giá trị và hiệu quả sản xuất kinh doanh theo hướng phát huy lợi thế so sánh, phát triển các sản phẩm đặc thù địa phương, vùng theo định hướng xoay trục chiến lược sang thủy sản - trái cây - lúa gạo; đổi mới sáng tạo, thúc đẩy chuyển đổi số, kinh tế số, tăng cường ứng dụng, chuyển giao khoa học công nghệ, nhất là công nghệ cao và khuyến nông theo chuỗi giá trị, hợp tác, liên kết cung - cầu; khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn; khôi phục và phát triển rừng gắn với bảo vệ đa dạng sinh học và dải bờ biển, phát triển hệ thống nông - lâm kết hợp theo hướng sinh thái, hữu cơ, kết hợp du lịch sinh thái, phát triển các mô hình quản lý rừng dựa vào cộng đồng, thích ứng biến đổi khí hậu.
- Chỉ đạo, triển khai Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” gắn với phát triển du lịch nông nghiệp, nông thôn, bảo tồn và phát huy văn hóa truyền thống; Đề án liên kết sản xuất giống cá tra 3 cấp chất lượng cao vùng ĐBSCL; Chương trình xây dựng thương hiệu, thúc đẩy sản xuất tiêu thụ nông lâm thủy sản theo chuỗi giá trị, gắn với xây dựng các vùng sản xuất tập trung, chỉ dẫn địa lý, truy xuất nguồn gốc, bảo đảm lợi ích hợp lý cho các bên tham gia chuỗi giá trị.”

Theo đó, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cần triển khai thực hiện các giải pháp nhiệm vụ theo yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ trong nội dung như trên.

Cân đối, bố trí kinh phí để thực hiện các đề án, chương trình thúc đẩy phát triển nông nghiệp, nông thôn vùng Đồng bằng sông Cửu Long?

Theo Mục 2 Chỉ thị 10/CT-TTg năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ đã đưa ra những yêu cầu đối với Bộ Tài chính như sau:

“2. Tổ chức thực hiện đồng bộ, hiệu quả các nhiệm vụ:
...
c) Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan cân đối, bố trí kinh phí thường xuyên để thực hiện các chương trình, đề án liên quan đến phát triển nông nghiệp, nông thôn vùng ĐBSCL được phê duyệt phù hợp với khả năng cân đối của ngân sách trung ương và đảm bảo theo đúng quy định của Luật Ngân sách nhà nước. Đẩy mạnh triển khai chính sách hỗ trợ bảo hiểm để phát triển, mở rộng hệ thống bảo hiểm nông nghiệp.”

Theo đó, Bộ Tài chính sẽ có nhiệm vụ chủ trì và phối hợp với các bên liên quan trong việc cân đối, bố trí kinh phí thường xuyên phục vụ cho những đề án, chương trình phát triển nông nghiệp, nông thôn vùng Đồng bằng sông Cửu Long.

Lê Nhựt Hào

- Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của Law Net Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn

- Nội dung bài viết chỉ mang tính chất tham khảo;

- Bài viết có thể được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau;

- Điều khoản được áp dụng có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc;

- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ mail banquyen@lawnet.vn;

37 lượt xem
Căn cứ pháp lý
Tư vấn pháp luật mới nhất
ĐỌC NHIỀU NHẤT
{{i.ImageTitle_Alt}}
{{i.Title}}