Xác định mức chi chế độ ưu đãi đối với người có công với cách mạng, người trực tiếp tham gia kháng chiến như thế nào?

Chào Lawnet, cho tôi hỏi vấn đề sau đây: Mức chi chế độ ưu đãi đối với người người có công với cách mạng, người trực tiếp tham gia kháng chiến được xác định như thế nào? Xin cảm ơn!

Có những khoản chi trực tiếp nào dành cho người thụ hưởng theo chế độ ưu đãi đối với người có công với cách mạng, người trực tiếp tham gia kháng chiến?

Căn cứ vào khoản 1 Điều 5 Thông tư 44/2022/TT-BTC quy định như sau:

“Điều 5. Chi chế độ ưu đãi
1. Các khoản chi trực tiếp cho người thụ hưởng:
a) Chi điều dưỡng, phục hồi sức khoẻ tại nhà;
b) Chi hỗ trợ mua phương tiện trợ giúp, dụng cụ chỉnh hình, phương tiện, thiết bị phục hồi chức năng cần thiết;
c) Trợ cấp ưu đãi giáo dục khi theo học tại các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân đến trình độ đại học;
d) Chi hỗ trợ thăm viếng mộ liệt sĩ;
d) Chi hỗ trợ di chuyển hài cốt liệt sĩ;
e) Chi trợ cấp một lần khi truy tặng Bằng “Tổ quốc ghi công” đối với thân nhân liệt sĩ hoặc người thừa kế của liệt sĩ;
g) Các khoản chi trợ cấp mai táng, trợ cấp thờ cúng liệt sĩ;
h) Chi tiền ăn thêm ngày lễ, tết đối với thương binh, bệnh binh, người hưởng chính sách như thương binh, thương binh loại B có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 81% trở lên đang hưởng trợ cấp ưu đãi hằng tháng;
i) Cấp tiền mua Báo Nhân dân cho người hoạt động cách mạng trước ngày 01 tháng 01 năm 1945 và người hoạt động cách mạng từ ngày 01 tháng 01 năm 1945 đến trước tổng khởi nghĩa 19 tháng 8 năm 1945;
k) Chi quà tặng của Chủ tịch nước.”

Theo đó, hiện nay các khoản chi trực tiếp cho người thụ hưởng theo chế độ ưu đãi đối với người có công với cách mạng, thân nhân người có công với cách mạng, người trực tiếp tham gia kháng chiến gồm có các khoản chi theo quy định nêu trên.

Xác định mức chi chế độ ưu đãi đối với người người có công với cách mạng, người trực tiếp tham gia kháng chiến như thế nào?

Xác định mức chi chế độ ưu đãi đối với người có công với cách mạng, người trực tiếp tham gia kháng chiến như thế nào?

Các khoản chi nào sẽ được chi giao cho cơ sở nuôi dưỡng, điều dưỡng người có công với cách mạng thuộc ngành Lao động - Thương binh và Xã hội thực hiện?

Căn cứ vào khoản 2 Điều 5 Thông tư 44/2022/TT-BTC quy định như sau:

“Điều 5. Chi chế độ ưu đãi
...
2. Các khoản chi giao cho cơ sở nuôi dưỡng, điều dưỡng người có công với cách mạng thuộc ngành Lao động - Thương binh và Xã hội thực hiện:
a) Điều dưỡng, phục hồi sức khỏe tập trung;
b) Hỗ trợ thuốc, điều trị và bồi dưỡng phục hồi sức khỏe cho người có công với cách mạng đang được nuôi dưỡng tại các cơ sở nuôi dưỡng của ngành lao động (bao gồm các đối tượng theo quy định tại khoản 5 Điều 184 Nghị định số 131/2021/NĐ-CP);
c) Hỗ trợ phục vụ công tác nuôi dưỡng, điều dưỡng và đón tiếp người có công tại cơ sở nuôi dưỡng, điều dưỡng và đón tiếp (bao gồm các đối tượng theo quy định tại khoản 5 Điều 184 Nghị định số 131/2021/NĐ-CP);
d) Hỗ trợ người có công đang được nuôi dưỡng tại cơ sở nuôi dưỡng người có công về thăm gia đình;
đ) Hỗ trợ đón tiếp thân nhân của người có công với cách mạng đến thăm người có công với cách mạng đang nuôi dưỡng tại cơ sở nuôi dưỡng;
e) Hỗ trợ cơ sở vật chất phục vụ nuôi dưỡng, điều dưỡng, đón tiếp người có công với cách mạng;”

Theo đó, cơ sở nuôi dưỡng, điều dưỡng người có công với cách mạng thuộc ngành Lao động - Thương binh và Xã hội thực hiện sẽ nhận được những khoản chi ưu đãi theo quy định nêu trên.

Có những khoản chi nào dành cho cơ quan được giao chủ trì thực hiện theo chế độ ưu đãi đối với người có công với cách mạng, người trực tiếp tham gia kháng chiến?

Căn cứ vào khoản 3 Điều 5 Thông tư 44/2022/TT-BTC quy định như sau:

“Điều 5. Chi chế độ ưu đãi
...
3. Các khoản chi giao cho cơ quan được giao chủ trì thực hiện:
a) Chi đóng bảo hiểm y tế;
b) Hỗ trợ chi phí báo tử liệt sĩ;
c) Quà tặng của lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; lãnh đạo Bộ, cơ quan trung ương đối với cơ sở nuôi dưỡng người có công với cách mạng, người có công với cách mạng và gia đình người có công với cách mạng;
đ) Đón tiếp Đoàn đại biểu người có công với cách mạng và thân nhân người có công với cách mạng do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tổ chức đến thăm cơ quan trung ương;
đ) Chi xác định danh tính hài cốt liệt sĩ;
e) Chi hỗ trợ công tác mộ liệt sĩ, công trình ghi công liệt sĩ;
e) Chi khác theo quy định của pháp luật.”

Như vậy, 7 khoản chi theo quy định nêu trên sẽ dành cho cơ quan được giao chủ trì thực hiện theo chế độ ưu đãi đối với người có công với cách mạng, thân nhân người có công với cách mạng, người trực tiếp tham gia kháng chiến.

Mức chi chế độ ưu đãi đối với người có công với cách mạng, người trực tiếp tham gia kháng chiến được xác định như thế nào?

Căn cứ vào khoản 4 Điều 5 Thông tư 44/2022/TT-BTC quy định như sau:

“Điều 5. Chi chế độ ưu đãi
4. Mức chi các nội dung chi tại khoản 1, 2 và 3 Điều này thực hiện theo quy định lại Nghị định số 75/2021/NĐ-CP. Riêng mức chi tại điểm i khoản 1 Điều này thực hiện theo giá bán lẻ Báo Nhân dân; mức chi tại điểm k khoản 1 Điều này thực hiện theo quyết định của Chủ tịch nước.”

Theo đó, việc xác định mức chi chế độ ưu đãi đối với người người có công với cách mạng, thân nhân người có công với cách mạng, người trực tiếp tham gia kháng chiến được thực hiện theo quy định như trên.

Thông tư 44/2022/TT-BTC sẽ có hiệu lực từ ngày 05/9/2022.

Lê Nhựt Hào

- Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của Law Net Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn

- Nội dung bài viết chỉ mang tính chất tham khảo;

- Bài viết có thể được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau;

- Điều khoản được áp dụng có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc;

- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ mail banquyen@lawnet.vn;

61 lượt xem
Căn cứ pháp lý
Tư vấn pháp luật mới nhất
ĐỌC NHIỀU NHẤT
{{i.ImageTitle_Alt}}
{{i.Title}}