Người phạm tội tảo hôn theo quy định tại Bộ luật Hình sự 1999 thì có tiếp tục bị xử phạt theo quy định của Bộ luật Hình sự 2015 không?

Người phạm tội tảo hôn theo quy định tại Bộ luật Hình sự 1999 thì có tiếp tục bị xử phạt theo quy định của Bộ luật Hình sự 2015 không? - Câu hỏi từ An (Gia Lai)

Người phạm tội tảo hôn theo quy định tại Bộ luật Hình sự 1999 thì có tiếp tục bị xử phạt theo quy định của Bộ luật Hình sự 2015 không?

Căn cứ quy định tại điểm d khoản 2 Điều 2 Nghị quyết 41/2017/QH14 hướng dẫn áp dụng Bộ luật Hình sự 2015 như sau:

Việc áp dụng Bộ luật Hình sự năm 2015
...
2. Kể từ ngày Luật số 12/2017/QH14 sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự số 100/2015/QH13 (sau đây gọi là Luật số 12/2017/QH14) được công bố, tiếp tục thực hiện các quy định sau đây:
...
d) Không xử lý về hình sự đối với người thực hiện hành vi mà Bộ luật Hình sự năm 1999 quy định là tội phạm nhưng Bộ luật Hình sự năm 2015 không quy định là tội phạm, bao gồm: tảo hôn; báo cáo sai trong quản lý kinh tế; vi phạm quy định về cấp văn bằng bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp; sử dụng trái phép quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ của tổ chức tín dụng; không chấp hành các quyết định hành chính của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc đưa vào cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh, quản chế hành chính; hành vi theo Bộ luật Hình sự năm 1999 (được hướng dẫn thi hành trong các văn bản quy phạm pháp luật) là tội phạm nhưng do có sửa đổi, bổ sung, thay đổi các yếu tố cấu thành tội phạm nên hành vi đó không cấu thành tội phạm nữa. Nếu vụ án đã khởi tố, đang điều tra, truy tố, xét xử thì phải đình chỉ; trường hợp người bị kết án đang chấp hành hình phạt hoặc đang được tạm đình chỉ chấp hành hình phạt thì được miễn chấp hành phần hình phạt còn lại; trường hợp người bị kết án chưa chấp hành hình phạt hoặc đang được hoãn chấp hành hình phạt thì được miễn chấp hành toàn bộ hình phạt;

Theo đó, tội tảo hôn theo Điều 148 Bộ luật Hình sự 1999 được quy định như sau:

Tội tổ chức tảo hôn, tội tảo hôn
Người nào có một trong các hành vi sau đây, đã bị xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc bị phạt tù từ ba tháng đến hai năm:
a) Tổ chức việc kết hôn cho những người chưa đến tuổi kết hôn;
b) Cố ý duy trì quan hệ vợ chồng trái pháp luật với người chưa đến tuổi kết hôn mặc dù đã có quyết định của Toà án buộc chấm dứt quan hệ đó.

Như vậy, tội tảo hôn quy định tại Bộ luật Hình sự 1999 quy định là tội phạm nhưng Bộ luật Hình sự năm 2015 không quy định là tội phạm, do đó, trường hợp vụ án đã khởi tố, đang điều tra, truy tố, xét xử thì phải đình chỉ; trường hợp người bị kết án đang chấp hành hình phạt hoặc đang được tạm đình chỉ chấp hành hình phạt thì được miễn chấp hành phần hình phạt còn lại; trường hợp người bị kết án chưa chấp hành hình phạt hoặc đang được hoãn chấp hành hình phạt thì được miễn chấp hành toàn bộ hình phạt.

Người phạm tội tảo hôn theo quy định tại Bộ luật Hình sự 1999 thì có tiếp tục bị xử phạt theo quy định của Bộ luật Hình sự 2015 không?

Người phạm tội tảo hôn theo quy định tại Bộ luật Hình sự 1999 thì có tiếp tục bị xử phạt theo quy định của Bộ luật Hình sự 2015 không? (Hình từ Internet)

Pháp nhân thương mại phạm tội trước năm 2018 thì có bị xử phạt theo quy định của Bộ luật Hình sự 2015 không?

Theo quy định tại điểm h khoản 1 Điều 2 Nghị quyết 41/2017/QH14 thì pháp nhân thương mại phạm tội trước năm 2018 thì có bị xử phạt theo quy định của Bộ luật Hình sự 2015 như sau:

Việc áp dụng Bộ luật Hình sự năm 2015
1. Kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2018, Bộ luật Hình sự năm 2015 được áp dụng như sau:
...
h) Các quy định về trách nhiệm hình sự đối với pháp nhân thương mại tại Bộ luật Hình sự năm 2015 không áp dụng đối với những hành vi phạm tội của pháp nhân thương mại xảy ra trước 0 giờ 00 phút ngày 01 tháng 01 năm 2018;

Như vậy, pháp nhân thương mại phạm tội trước 0 giờ 00 phút ngày 01 tháng 01 năm 2018 khi bị truy cứu trách nhiệm hình sự sẽ không áp dụng Bộ luật Hình sự 2015 mà áp dụng quy định tại Bộ luật Hình sự 1999.

Người trên 75 tuổi sẽ không phải chịu hình phạt tử hình có đúng không?

Theo quy định tại khoản 2 Điều 2 Nghị quyết 41/2017/QH14 ghi nhận vấn đề này như sau:

Việc áp dụng Bộ luật Hình sự năm 2015
...
2. Kể từ ngày Luật số 12/2017/QH14 sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự số 100/2015/QH13 (sau đây gọi là Luật số 12/2017/QH14) được công bố, tiếp tục thực hiện các quy định sau đây:
a) Không áp dụng hình phạt tử hình khi xét xử người phạm tội mà Bộ luật Hình sự năm 2015 đã bỏ hình phạt tử hình hoặc đối với người đủ 75 tuổi trở lên khi phạm tội hoặc khi xét xử;
b) Hình phạt tử hình đã tuyên đối với người thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản này nhưng chưa thi hành án thì không thi hành và Chánh án Tòa án nhân dân tối cao chuyển hình phạt tử hình thành hình phạt tù chung thân;
c) Đối với người đã bị kết án tử hình nhưng chưa thi hành án mà có đủ các điều kiện quy định tại điểm c khoản 3 Điều 40 của Bộ luật Hình sự năm 2015 thì không thi hành án và Chánh án Tòa án nhân dân tối cao chuyển hình phạt tử hình thành hình phạt tù chung thân;
d) Không xử lý về hình sự đối với người thực hiện hành vi mà Bộ luật Hình sự năm 1999 quy định là tội phạm nhưng Bộ luật Hình sự năm 2015 không quy định là tội phạm, bao gồm: tảo hôn; báo cáo sai trong quản lý kinh tế; vi phạm quy định về cấp văn bằng bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp; sử dụng trái phép quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ của tổ chức tín dụng; không chấp hành các quyết định hành chính của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc đưa vào cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh, quản chế hành chính; hành vi theo Bộ luật Hình sự năm 1999 (được hướng dẫn thi hành trong các văn bản quy phạm pháp luật) là tội phạm nhưng do có sửa đổi, bổ sung, thay đổi các yếu tố cấu thành tội phạm nên hành vi đó không cấu thành tội phạm nữa. Nếu vụ án đã khởi tố, đang điều tra, truy tố, xét xử thì phải đình chỉ; trường hợp người bị kết án đang chấp hành hình phạt hoặc đang được tạm đình chỉ chấp hành hình phạt thì được miễn chấp hành phần hình phạt còn lại; trường hợp người bị kết án chưa chấp hành hình phạt hoặc đang được hoãn chấp hành hình phạt thì được miễn chấp hành toàn bộ hình phạt;

Đồng thời, Công văn 256/TANDTC-PC năm 2017 hướng dẫn thi hành như sau:

1. Kể từ ngày 03-7-2017, khi xét xử sơ thẩm, xét xử phúc thẩm, tiếp tục thực hiện việc không áp dụng hình phạt tử hình đối với người phạm tội mà Bộ luật Hình sự số 100/2015/QH13 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 12/2017/QH14 (sau đây gọi là Bộ luật Hình sự năm 2015) đã bỏ hình phạt tử hình, hoặc đối với người đủ 75 tuổi trở lên khi phạm tội hoặc khi xét xử (không phân biệt hành vi phạm tội được thực hiện trước hay sau thời điểm ngày 03-7-2017).
Trường hợp hình phạt tử hình đã tuyên trước ngày 03-7-2017 đối với người được nêu tại điểm a, điểm c khoản 2 Điều 2 của Nghị quyết số 41 và bản án đã có hiệu lực pháp luật, thì Chánh án Tòa án đã xét xử sơ thẩm báo cáo ngay cho Chánh án Tòa án nhân dân tối cao để Chánh án Tòa án nhân dân tối cao ra quyết định chuyển hình phạt tử hình thành hình phạt tù chung thân đối với người bị kết án.

Như vậy, quy định này cho thấy người trên 75 tuổi phạm tội tại thời điểm trước hay sau ngày 03/7/2017 sẽ chuyển hình phạt từ tử hình sang tù chung thân.

LawNet

- Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của Law Net Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn

- Nội dung bài viết chỉ mang tính chất tham khảo;

- Bài viết có thể được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau;

- Điều khoản được áp dụng có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc;

- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ mail banquyen@lawnet.vn;

Căn cứ pháp lý
Tư vấn pháp luật mới nhất
ĐỌC NHIỀU NHẤT
{{i.ImageTitle_Alt}}
{{i.Title}}