Hội đồng tiền lương quốc gia do ai quyết định thành lập? Hội đồng tiền lương quốc gia có nhiệm vụ như thế nào?

Tôi muốn hỏi Hội đồng tiền lương quốc gia do ai quyết định thành lập? Hội đồng tiền lương quốc gia có nhiệm vụ như thế nào? - câu hỏi của bạn Trà Hương đến từ Bến Tre

Hội đồng tiền lương quốc gia có nhiệm vụ như thế nào?

Căn cứ theo quy định tại Điều 50 Nghị định 145/2020/NĐ-CP quy định nhiệm vụ của Hội đồng tiền lương quốc gia như sau:

- Nghiên cứu, khảo sát, thu thập thông tin, phân tích và đánh giá tình hình tiền lương, mức sống tối thiểu của người lao động, sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, quan hệ cung cầu lao động, việc làm, thất nghiệp trong nền kinh tế và các yếu tố liên quan khác làm cơ sở xác định mức lương tối thiểu.

- Xây dựng báo cáo về mức lương tối thiểu của người lao động gắn với các yếu tố xác định mức lương tối thiểu quy định tại khoản 3 Điều 91 Bộ luật Lao động 2019

- Rà soát mức sống tối thiểu của người lao động và gia đình người lao động, phân vùng địa bàn áp dụng lương tối thiểu làm cơ sở xác định phương án điều chỉnh mức lương tối thiểu theo từng thời kỳ.

- Hằng năm, tổ chức thương lượng để khuyến nghị với Chính phủ phương án điều chỉnh mức lương tối thiểu xác lập theo vùng (bao gồm mức lương tối thiểu theo tháng và mức lương tối thiểu theo giờ).

- Tư vấn, khuyến nghị với Chính phủ về một số chính sách tiền lương áp dụng chung đối với người lao động trong các loại hình doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, hợp tác xã theo quy định của Bộ luật Lao động 2019.

Hội đồng tiền lương quốc gia do ai quyết định thành lập? Hội đồng tiền lương quốc gia có nhiệm vụ như thế nào?

Hội đồng tiền lương quốc gia do ai quyết định thành lập? Hội đồng tiền lương quốc gia có nhiệm vụ như thế nào?

Hội đồng tiền lương quốc gia do ai quyết định thành lập?

Căn cứ theo quy định tại Điều 49 Nghị định 145/2020/NĐ-CP quy định như sau:

Chức năng của Hội đồng tiền lương quốc gia
Hội đồng tiền lương quốc gia do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập theo quy định tại khoản 2 Điều 92 của Bộ luật Lao động để thực hiện chức năng tư vấn cho Chính phủ về:
1. Mức lương tối thiểu xác lập theo vùng (bao gồm mức lương tối thiểu theo tháng và mức lương tối thiểu theo giờ).
2. Chính sách tiền lương áp dụng đối với người lao động theo quy định của Bộ luật Lao động.

Theo như quy định trên, Hội đồng tiền lương quốc gia do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập.

Hội đồng tiền lương quốc gia có chức năng tư vấn cho Chính phủ về:

- Mức lương tối thiểu xác lập theo vùng (bao gồm mức lương tối thiểu theo tháng và mức lương tối thiểu theo giờ).

- Chính sách tiền lương áp dụng đối với người lao động theo quy định của Bộ luật Lao động 2019.

Hội đồng tiền lương quốc gia có bao nhiêu thành viên?

Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 51 Nghị định 145/2020/NĐ-CP quy định cơ cấu tổ chức của Hội đồng tiền lương quốc gia như sau:

- Hội đồng tiền lương quốc gia có 17 thành viên, bao gồm:

+ 05 thành viên đại diện của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;

+ 05 thành viên đại diện của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam;

+ 05 thành viên đại diện của một số tổ chức đại diện người sử dụng lao động ở trung ương;

+ 02 thành viên là chuyên gia độc lập (sau đây gọi là thành viên độc lập).

Cụ thể:

- Chủ tịch Hội đồng tiền lương quốc gia là 01 Thứ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;

- 03 Phó Chủ tịch Hội đồng tiền lương quốc gia, gồm:

+ 01 Phó Chủ tịch Hội đồng là Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam,

+ 01 Phó Chủ tịch Hội đồng là Phó Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam

+ và 01 Phó Chủ tịch Hội đồng là Phó Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã Việt Nam;

- Các thành viên Hội đồng tiền lương quốc gia còn lại, gồm:

+ 04 thành viên đại diện của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;

+ 04 thành viên đại diện của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam;

+ 03 thành viên đại diện của tổ chức đại diện người sử dụng lao động ở trung ương (gồm 01 thành viên đại diện của Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam, 02 thành viên là đại diện của hai hiệp hội ngành nghề ở trung ương có sử dụng nhiều lao động);

+ 02 thành viên độc lập là chuyên gia, nhà khoa học trong lĩnh vực lao động, tiền lương, kinh tế - xã hội (không bao gồm chuyên gia, nhà khoa học đang công tác tại cơ quan, đơn vị, viện nghiên cứu, trường đại học thuộc Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam và tổ chức đại diện người sử dụng lao động ở trung ương).

Hội đồng tiền lương quốc gia hoạt động như thế nào?

Căn cứ theo quy định Điều 52 Nghị định 145/2020/NĐ-CP quy định hoạt động của Hội đồng tiền lương như sau:

- Hội đồng tiền lương quốc gia hoạt động tập thể thông qua các phiên họp dưới sự điều hành của Chủ tịch Hội đồng; thảo luận dân chủ, công khai; quyết định dựa trên biểu quyết theo đa số.

- Hội đồng tiền lương quốc gia có con dấu riêng và được quản lý tại Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội theo quy định của pháp luật.

- Kinh phí hoạt động của Hội đồng tiền lương quốc gia được bố trí trong dự toán chi thường xuyên ngân sách nhà nước hằng năm của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và nguồn kinh phí hợp pháp khác theo quy định của pháp luật. Việc quản lý, sử dụng, quyết toán ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn.

LawNet

- Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của Law Net Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn

- Nội dung bài viết chỉ mang tính chất tham khảo;

- Bài viết có thể được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau;

- Điều khoản được áp dụng có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc;

- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ mail banquyen@lawnet.vn;

Căn cứ pháp lý
Tư vấn pháp luật mới nhất
ĐỌC NHIỀU NHẤT
{{i.ImageTitle_Alt}}
{{i.Title}}