Cơ quan nào có thẩm quyền cấp thẻ an toàn điện? Việc huấn luyện cấp thẻ an toàn điện phần thực hành có các nội dung gì?
Cơ quan nào có thẩm quyền cấp thẻ an toàn điện?
Tại Điều 4 Thông tư 05/2021/TT-BCT có quy định về đối tượng được huấn luyện, sát hạch, xếp bậc và cấp thẻ an toàn điện như sau:
Đối tượng được huấn luyện, sát hạch, xếp bậc và cấp thẻ an toàn điện
1. Người làm công việc vận hành, thí nghiệm, xây lắp, sửa chữa đường dây dẫn điện hoặc thiết bị điện ở doanh nghiệp, bao gồm cả treo, tháo, kiểm tra, kiểm định hệ thống đo, đếm điện năng; điều độ viên.
2. Người vận hành, sửa chữa điện ở nông thôn, miền núi, biên giới, hải đảo thuộc tổ chức hoạt động theo Luật Điện lực và các luật khác có liên quan, phạm vi hoạt động tại khu vực nông thôn, miền núi, biên giới, hải đảo.
3. Người lao động làm nghề vận hành, sửa chữa, dịch vụ điện cho các tổ chức, doanh nghiệp.
Theo khoản 1, khoản 2 Điều 7 Thông tư 05/2021/TT-BCT quy định về tổ chức huấn luyện an toàn điện như sau:
Tổ chức huấn luyện
1. Đối với người lao động quy định tại khoản 1, khoản 3 Điều 4 Thông tư này, người sử dụng lao động có trách nhiệm:
a) Xây dựng tài liệu huấn luyện, sát hạch và quy định thời gian huấn luyện phù hợp với bậc an toàn và vị trí công việc của người lao động;
b) Lựa chọn người huấn luyện, sát hạch theo quy định tại khoản 3 Điều này;
c) Tổ chức huấn luyện, sát hạch, xếp bậc và cấp thẻ an toàn điện cho người lao động sau khi kiểm tra đạt yêu cầu. Trường hợp kết quả kiểm tra phần lý thuyết hoặc phần thực hành không đạt yêu cầu thì phải huấn luyện lại phần chưa đạt;
d) Quản lý, theo dõi công tác huấn luyện, sát hạch, xếp bậc và cấp thẻ an toàn điện tại đơn vị.
2. Đối với người lao động quy định tại khoản 2 Điều 4 Thông tư này, Sở Công Thương có trách nhiệm:
a) Xây dựng tài liệu và quy định thời gian huấn luyện, sát hạch phù hợp với bậc an toàn và vị trí công việc của người vận hành, sửa chữa điện ở nông thôn, miền núi, biên giới, hải đảo;
b) Lựa chọn người huấn luyện, sát hạch theo quy định tại khoản 3 Điều này;
c) Tổ chức huấn luyện, sát hạch, xếp bậc và cấp thẻ an toàn điện cho người lao động sau khi kiểm tra đạt yêu cầu. Trường hợp kết quả kiểm tra phần lý thuyết hoặc phần thực hành không đạt yêu cầu, phải huấn luyện, sát hạch lại phần chưa đạt theo đề nghị của người sử dụng lao động.
.....
Như vậy, sẽ có hai cơ quan có thẩm quyền cấp thẻ an toàn điện tùy vào đối tượng cấp, cụ thể:
Đối với người làm công việc vận hành, thí nghiệm, xây lắp, sửa chữa đường dây dẫn điện hoặc thiết bị điện ở doanh nghiệp, bao gồm cả treo, tháo, kiểm tra, kiểm định hệ thống đo, đếm điện năng; điều độ viên và người lao động làm nghề vận hành, sửa chữa, dịch vụ điện cho các tổ chức, doanh nghiệp thì người sử dụng lao động có trách nhiệm cấp thẻ an toàn điện
Đối với Người vận hành, sửa chữa điện ở nông thôn, miền núi, biên giới, hải đảo thuộc tổ chức hoạt động theo Luật Điện lực và các luật khác có liên quan, phạm vi hoạt động tại khu vực nông thôn, miền núi, biên giới, hải đảo. Thì Sở Công Thương có trách nhiệm cấp thẻ an toàn điện.
Cơ quan nào có thẩm quyền cấp thẻ an toàn điện? Việc huấn luyện cấp thẻ an toàn điện phần thực hành có các nội dung gì? (Hình từ Internet)
Có mấy bậc an toàn điện?
Tại Điều 8 Thông tư 05/2021/TT-BCT quy định về bậc an toàn điện như sau:
Bậc an toàn điện
Bậc an toàn điện được phân thành 5 bậc, từ bậc 1/5 đến 5/5 với kết quả sát hạch cả lý thuyết và thực hành đều phải đạt từ 80% trở lên.
1. Yêu cầu đối với bậc 1/5:
a) Kết quả huấn luyện lần đầu về lý thuyết và thực hành đạt 80% trở lên;
b) Có kiến thức về những quy định chung để đảm bảo an toàn khi thực hiện công việc được giao;
c) Sử dụng và quản lý trang thiết bị an toàn, phương tiện, dụng cụ làm việc được giao đúng quy định.
2. Yêu cầu đối với bậc 2/5:
a) Hiểu rõ những quy định chung và biện pháp bảo đảm an toàn khi thực hiện công việc được giao;
b) Sử dụng và quản lý trang thiết bị an toàn, phương tiện, dụng cụ làm việc được giao đúng quy định;
c) Hiểu rõ phương pháp tách nạn nhân ra khỏi nguồn điện;
d) Có kiến thức về sơ cứu người bị điện giật.
3. Yêu cầu đối với bậc 3/5:
a) Yêu cầu như đối với bậc 2/5;
b) Có khả năng phát hiện vi phạm, hành vi không an toàn;
c) Có kỹ năng kiểm tra, giám sát người làm việc ở đường dây hoặc thiết bị điện.
4. Yêu cầu đối với bậc 4/5
a) Yêu cầu như đối với bậc 3/5;
b) Hiểu rõ trách nhiệm, phạm vi thực hiện của từng đơn vị công tác khi cùng tham gia thực hiện công việc;
c) Có kỹ năng lập biện pháp an toàn để thực hiện công việc và tổ chức giám sát, theo dõi công nhân làm việc;
d) Có khả năng phân tích, điều tra sự cố, tai nạn điện.
5. Yêu cầu đối với bậc 5/5:
a) Yêu cầu như đối với bậc 4/5;
b) Có kỹ năng phối hợp với các đơn vị công tác khác, lãnh đạo công việc, tổ chức tiến hành các biện pháp an toàn và kiểm tra theo dõi thực hiện công việc.
Như vậy, có tổng cộng là 5 bậc an toàn điện, yêu cầu của bậc an toàn điện bậc 1 sẽ thấp hơn so với bậc 5.
Nội dung huấn luyện cấp thẻ an toàn điện phần thực hành có các nội dung gì?
Tại Điều 6 Thông tư 05/2021/TT-BCT quy định nội dung huấn luyện cấp thẻ an toàn điện phần thực hành có các nội dung sau đây:
- Cách sử dụng, bảo quản, kiểm tra, thí nghiệm, kiểm định các trang thiết bị an toàn, phương tiện, dụng cụ làm việc phù hợp với công việc của người lao động.
- Phương pháp tách người bị điện giật ra khỏi nguồn điện và sơ cứu người bị tai nạn điện.
- Những nội dung thao tác liên quan đến việc bảo đảm an toàn phù hợp với công việc của người lao động.
LawNet
- Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của Law Net Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn
- Nội dung bài viết chỉ mang tính chất tham khảo;
- Bài viết có thể được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau;
- Điều khoản được áp dụng có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc;
- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ mail banquyen@lawnet.vn;