Đình chỉ quyết định cấp phép nghiên cứu khoa học trong vùng biển Việt Nam của tổ chức, cá nhân nước ngoài khi nào?
- Đình chỉ quyết định cấp phép nghiên cứu khoa học trong vùng biển Việt Nam của tổ chức, cá nhân nước ngoài khi nào?
- Việc đình chỉ quyết định cấp phép nghiên cứu khoa học trong vùng biển Việt Nam của tổ chức, cá nhân nước ngoài được thực hiện theo trình tự như thế nào?
- Việc tiếp tục thực hiện hoạt động nghiên cứu khoa học sau khi bị đình chỉ được thực hiện theo trình tự nào?
Đình chỉ quyết định cấp phép nghiên cứu khoa học trong vùng biển Việt Nam của tổ chức, cá nhân nước ngoài khi nào?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 21 Nghị định 41/2016/NĐ-CP quy định các trường hợp đình chỉ quyết định cấp phép nghiên cứu khoa học trong vùng biển Việt Nam của tổ chức, cá nhân nước ngoài bao gồm:
- Không thực hiện đúng nội dung nghiên cứu, vị trí, tọa độ khu vực biển thực hiện hoạt động nghiên cứu; phương pháp, phương tiện, thiết bị nghiên cứu; lịch trình nghiên cứu theo quyết định cấp phép nghiên cứu khoa học đã được cấp;
- Làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến các hoạt động điều tra cơ bản, nghiên cứu khoa học, thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên biển đang được tiến hành hợp pháp trong vùng biển Việt Nam;
- Hoạt động nghiên cứu khoa học gây thiệt hại nghiêm trọng đối với tài nguyên, gây ô nhiễm, suy thoái môi trường, hệ sinh thái biển, hải đảo;
- Mang vào vùng biển Việt Nam vũ khí, vật liệu nổ, hóa chất độc, các phương tiện, thiết bị khác có khả năng gây thiệt hại đối với người, tài nguyên và gây ô nhiễm môi trường biển, trừ trường hợp vật liệu nổ, hóa chất độc được cơ quan có thẩm quyền cấp phép cho phép sử dụng để thực hiện hoạt động nghiên cứu khoa học;
- Tiến hành các hoạt động nghiên cứu khoa học khi thời hạn của quyết định cấp phép nghiên cứu khoa học đã hết mà không được gia hạn;
- Không bảo đảm các điều kiện làm việc cần thiết bao gồm cả chi phí cho các nhà khoa học được cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam cử tham gia nghiên cứu;
- Vi phạm các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường, pháp luật về hàng hải và pháp luật khác có liên quan của Việt Nam và pháp luật quốc tế có liên quan.
Đình chỉ quyết định cấp phép nghiên cứu khoa học trong vùng biển Việt Nam của tổ chức, cá nhân nước ngoài khi nào?
Việc đình chỉ quyết định cấp phép nghiên cứu khoa học trong vùng biển Việt Nam của tổ chức, cá nhân nước ngoài được thực hiện theo trình tự như thế nào?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 21 Nghị định 41/2016/NĐ-CP quy định việc đình chỉ quyết định cấp phép nghiên cứu khoa học trong vùng biển Việt Nam của tổ chức, cá nhân nước ngoài được thực hiện theo trình tự như sau:
- Các lực lượng tuần tra, kiểm soát trên biển khi phát hiện hoặc nhận được thông báo về việc tổ chức, cá nhân nước ngoài có hành vi vi phạm thuộc các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 21 Nghị định 41/2016/NĐ-CP
Lập biên bản về hành vi vi phạm và quyết định xử lý theo thẩm quyền theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính; gửi hồ sơ xử lý vi phạm đến Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Nhà khoa học Việt Nam tham gia hoạt động nghiên cứu, tổ chức, cá nhân khác phát hiện hành vi vi phạm thuộc các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 21 Nghị định 41/2016/NĐ-CP kịp thời báo cho các lực lượng tuần tra, kiểm soát trên biển hoặc báo cho Bộ Tài nguyên và Môi trường;
- Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được thông tin về việc tổ chức, cá nhân nước ngoài có hành vi vi phạm thuộc các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 21 Nghị định 41/2016/NĐ-CP:
Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường xem xét, quyết định việc đình chỉ hoặc không đình chỉ quyết định cấp phép nghiên cứu khoa học đã cấp cho tổ chức, cá nhân nước ngoài. Quyết định đình chỉ được lập theo Mẫu số 07 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này;
- Trong thời hạn không quá 01 ngày làm việc kể từ ngày quyết định đình chỉ, Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm gửi quyết định đình chỉ quyết định cấp phép nghiên cứu khoa học đến tổ chức, cá nhân nước ngoài và thông báo đến các cơ quan, tổ chức có liên quan.
Quyết định đình chỉ được gửi trực tiếp đến tổ chức, cá nhân nước ngoài đồng thời gửi thông qua các hệ thống thông tin, liên lạc trên biển.
Việc tiếp tục thực hiện hoạt động nghiên cứu khoa học sau khi bị đình chỉ được thực hiện theo trình tự nào?
Căn cứ theo quy định tại khoản 5 Điều 21 Nghị định 41/2016/NĐ-CP quy định như sau:
Đình chỉ quyết định cấp phép nghiên cứu khoa học
....
5. Việc tiếp tục thực hiện hoạt động nghiên cứu khoa học sau khi bị đình chỉ được thực hiện theo trình tự sau đây:
a) Tổ chức, cá nhân nước ngoài gửi văn bản đề nghị được tiếp tục hoạt động nghiên cứu khoa học trong đó nêu rõ kết quả thực hiện các quy định tại điểm a và điểm b khoản 4 Điều này đến Bộ Tài nguyên và Môi trường;
b) Bộ Tài nguyên và Môi trường phối hợp với các cơ quan có liên quan xem xét, kiểm tra việc tổ chức, cá nhân nước ngoài đã thực hiện các quy định tại điểm a và điểm b khoản 4 Điều này;
c) Trường hợp tổ chức, cá nhân nước ngoài đáp ứng các điều kiện quy định tại điểm a và điểm b khoản 4 Điều này, trong thời hạn không quá 05 ngày làm việc, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ra văn bản cho phép tổ chức, cá nhân nước ngoài được tiếp tục hoạt động nghiên cứu khoa học trong vùng biển Việt Nam;
d) Đối với trường hợp bị đình chỉ quy định tại điểm đ khoản 1 Điều này, tổ chức, cá nhân nước ngoài phải gửi hồ sơ đề nghị cấp phép nghiên cứu khoa học đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền và chỉ được tiếp tục thực hiện hoạt động nghiên cứu khoa học khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép hoặc chấp thuận bằng quyết định cấp phép nghiên cứu khoa học mới.
Theo như quy định trên, việc tiếp tục thực hiện hoạt động nghiên cứu khoa học sau khi bị đình chỉ được thực hiện theo trình tự như sau:
- Tổ chức, cá nhân nước ngoài gửi văn bản đề nghị được tiếp tục hoạt động nghiên cứu khoa học trong đó nêu rõ kết quả thực hiện các quy định dưới đây đến Bộ Tài nguyên và Môi trường:
(1) Đã chấm dứt các hành vi vi phạm, thực hiện đầy đủ các yêu cầu theo quyết định đình chỉ quyết định cấp phép nghiên cứu khoa học;
(2) Đã hoàn thành việc bồi thường thiệt hại, phục hồi môi trường trong trường hợp gây thiệt hại cho tổ chức, cá nhân khác hoặc gây thiệt hại đến môi trường;
- Bộ Tài nguyên và Môi trường phối hợp với các cơ quan có liên quan xem xét, kiểm tra việc tổ chức, cá nhân nước ngoài đã thực hiện các quy định tại (1) (2)
- Trường hợp tổ chức, cá nhân nước ngoài đáp ứng các điều kiện quy định (1) (2) , trong thời hạn không quá 05 ngày làm việc, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ra văn bản cho phép tổ chức, cá nhân nước ngoài được tiếp tục hoạt động nghiên cứu khoa học trong vùng biển Việt Nam;
- Đối với trường hợp bị đình chỉ quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 21 Nghị định 41/2016/NĐ-CP tổ chức, cá nhân nước ngoài phải gửi hồ sơ đề nghị cấp phép nghiên cứu khoa học đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền và chỉ được tiếp tục thực hiện hoạt động nghiên cứu khoa học khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép hoặc chấp thuận bằng quyết định cấp phép nghiên cứu khoa học mới.
LawNet
- Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của Law Net Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn
- Nội dung bài viết chỉ mang tính chất tham khảo;
- Bài viết có thể được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau;
- Điều khoản được áp dụng có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc;
- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ mail banquyen@lawnet.vn;