Thời gian được nghỉ dưỡng sức sau khi sinh con là khi nào? Số ngày nghỉ dưỡng sức tối đa khi sinh thường là bao nhiêu ngày?

Thời gian được nghỉ dưỡng sức sau khi sinh con là khi nào? Số ngày nghỉ dưỡng sức tối đa khi sinh thường là bao nhiêu ngày? chị Hoa - Kiên Giang

Thời gian được nghỉ dưỡng sức sau khi sinh con là khi nào?

Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 41 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định như sau:

Dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau thai sản
1. Lao động nữ ngay sau thời gian hưởng chế độ thai sản quy định tại Điều 33, khoản 1 hoặc khoản 3 Điều 34 của Luật này, trong khoảng thời gian 30 ngày đầu làm việc mà sức khỏe chưa phục hồi thì được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe từ 05 ngày đến 10 ngày.
Thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe bao gồm cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần. Trường hợp có thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe từ cuối năm trước chuyển tiếp sang đầu năm sau thì thời gian nghỉ đó được tính cho năm trước.

Như vậy, lao động nữ ngay sau thời gian hưởng chế độ thai sản quy định tại Điều 33, khoản 1 hoặc khoản 3 Điều 34 của Luật này, trong khoảng thời gian 30 ngày đầu làm việc mà sức khỏe chưa phục hồi thì được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe từ 05 ngày đến 10 ngày.

Thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe bao gồm cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần. Trường hợp có thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe từ cuối năm trước chuyển tiếp sang đầu năm sau thì thời gian nghỉ đó được tính cho năm trước.

Thời gian được nghỉ dưỡng sức sau khi sinh con là khi nào? Số ngày nghỉ dưỡng sức tối đa khi sinh thường là bao nhiêu ngày?

Thời gian được nghỉ dưỡng sức sau khi sinh con là khi nào? Số ngày nghỉ dưỡng sức tối đa khi sinh thường là bao nhiêu ngày?

Số ngày nghỉ dưỡng sức tối đa khi sinh thường là bao nhiêu ngày?

Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 41 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định cụ thể:

Dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau thai sản
...
2. Số ngày nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe quy định tại khoản 1 Điều này do người sử dụng lao động và Ban Chấp hành công đoàn cơ sở quyết định, trường hợp đơn vị sử dụng lao động chưa thành lập công đoàn cơ sở thì do người sử dụng lao động quyết định. Thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe được quy định như sau:
a) Tối đa 10 ngày đối với lao động nữ sinh một lần từ hai con trở lên;
b) Tối đa 07 ngày đối với lao động nữ sinh con phải phẫu thuật;
c) Tối đa 05 ngày đối với các trường hợp khác.

Như vậy, số ngày nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe được quy định như sau:

- Tối đa 10 ngày đối với lao động nữ sinh một lần từ hai con trở lên;

- Tối đa 07 ngày đối với lao động nữ sinh con phải phẫu thuật;

- Tối đa 05 ngày đối với các trường hợp khác.

Do đó, theo quy định trên thì số ngày nghỉ dưỡng sức tối đa khi sinh thường sẽ thuộc trường hợp khác và được nghỉ tối đa là 5 ngày bao gồm cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần.

Thời hạn giải quyết chế độ nghỉ dưỡng sức trong bao lâu?

Căn cứ theo quy định khoản 4 Điều 5 Quy trình giải quyết hưởng chế độ bảo hiểm xã hội, chi trả chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp do Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 166/QĐ-BHXH năm 2019 quy định như sau:

Trách nhiệm giải quyết và chi trả
...
4. Thời hạn giải quyết và chi trả
4.1. Trường hợp đơn vị SDLĐ đề nghị: Tối đa 06 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ theo quy định.
4.2. Trường hợp người lao động, thân nhân người lao động nộp hồ sơ trực tiếp cho cơ quan BHXH: Tối đa 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định.
5. Công tác rà soát, kiểm tra
5.1. Trách nhiệm của Bộ phận Chế độ BHXH
5.1.1. Rà soát, kiểm tra
Căn cứ vào cơ sở dữ liệu giải quyết hưởng chế độ ốm đau, thai sản đang quản lý; dữ liệu thu, chi quỹ ốm đau, thai sản; dữ liệu khám bệnh, chữa bệnh, GĐYK; dữ liệu về quản lý dân cư (nếu có), rà soát, đối chiếu, phân tích dữ liệu để xác định các trường hợp có biểu hiện lạm dụng quỹ BHXH, lập Danh sách các đơn vị SDLĐ, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và các cơ quan, đơn vị có thẩm quyền cấp hồ sơ hưởng chế độ ốm đau, thai sản trên địa bàn đề nghị kiểm tra (mẫu số 01A-HSB) chuyển Bộ phận Thanh tra - Kiểm tra.
5.1.2. Kế hoạch kiểm tra
a) Định kỳ: Hằng năm, phối hợp với Bộ phận Thanh tra - Kiểm tra xây dựng kế hoạch kiểm tra định kỳ việc thực hiện chế độ ốm đau, thai sản tại đơn vị SDLĐ, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và các cơ quan, đơn vị có thẩm quyền cấp hồ sơ hưởng chế độ ốm đau, thai sản trên địa bàn. Số lượng các cơ quan, đơn vị thuộc diện kiểm tra định kỳ do Giám đốc BHXH quyết định.
b) Đột xuất: Căn cứ vào dữ liệu rà soát trên hệ thống phát hiện có dấu hiệu sai phạm thì lập danh sách và chủ động phối hợp với các bộ phận liên quan (Bộ phận Thanh tra kiểm tra, Bộ phận KHTC, Bộ phận TN - Trả KQ, Bộ phận Giám định BHYT) đề xuất Giám đốc quyết định kiểm tra các đơn vị ngoài danh sách kiểm tra định kỳ.
5.2. Trách nhiệm của Phòng Chế độ BHXH: Thực hiện như quy định tại điểm 5.1 khoản này và thực hiện kiểm tra các đơn vị SDLĐ do BHXH huyện giải quyết.

Như vậy, theo quy định trên thì cơ quan Bảo hiểm xã hội sẽ giải quyết chế độ nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau thai sản tối đa trong thời hạn 6 ngày làm việc kể từ ngày công ty bạn nộp hồ sơ đầy đủ

LawNet

- Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của Law Net Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn

- Nội dung bài viết chỉ mang tính chất tham khảo;

- Bài viết có thể được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau;

- Điều khoản được áp dụng có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc;

- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ mail banquyen@lawnet.vn;

Căn cứ pháp lý
Tư vấn pháp luật mới nhất
ĐỌC NHIỀU NHẤT
{{i.ImageTitle_Alt}}
{{i.Title}}