Phiên họp Chính phủ diễn ra khi nào? Trình tự phiên họp Chính phủ được quy định như thế nào?
Phiên họp Chính phủ diễn ra khi nào?
Căn cứ vào Điều 23 Nghị định 39/22022/NĐ-CP quy định như sau:
Phiên họp Chính phủ
1. Chính phủ họp thường kỳ mỗi tháng một lần và được tổ chức trước ngày 05 của tháng sau, trường hợp đặc biệt, việc tổ chức họp sau thời hạn trên do Thủ tướng Chính phủ quyết định.
2. Chính phủ họp chuyên đề hoặc họp để giải quyết công việc phát sinh đột xuất theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ hoặc theo yêu cầu của ít nhất một phần ba tổng số thành viên Chính phủ hoặc theo yêu cầu của Chủ tịch nước để bàn về vấn đề mà Chủ tịch nước thấy cần thiết nhằm thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch nước.
3. Thủ tướng Chính phủ chủ trì phiên họp Chính phủ. Khi cần thiết, Thủ tướng Chính phủ phân công Phó Thủ tướng thường trực hoặc một Phó Thủ tướng Chính phủ thay mặt Thủ tướng Chính phủ chủ trì và kết luận phiên họp hoặc một số nội dung của phiên họp.
Theo quy định trên, phiên họp Chính phủ thường họp kỳ mỗi tháng một lần và được tổ chức trước ngày 05 của tháng sau.
Tuy nhiên nếu có trường hợp đặc biệt, việc tổ chức họp sau thời hạn trên do Thủ tướng Chính phủ quyết định.
Thủ tướng Chính phủ chủ trì phiên họp Chính phủ. Khi cần thiết, Thủ tướng Chính phủ phân công Phó Thủ tướng thường trực hoặc một Phó Thủ tướng Chính phủ thay mặt Thủ tướng Chính phủ chủ trì và kết luận phiên họp hoặc một số nội dung của phiên họp.
Phiên họp Chính phủ diễn ra khi nào? Trình tự phiên họp Chính phủ được quy định như thế nào?
Thành phần dự phiên họp Chính phủ bao gồm những ai?
Căn cứ vào Điều 25 Nghị định 39/22022/NĐ-CP quy định thành phần dự phiên họp Chính phủ bao gồm:
- Các thành viên Chính phủ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ: Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ vắng mặt có lý do chính đáng và được Thủ tướng Chính phủ đồng ý thì được cử cấp phó dự thay.
- Thành phần đại biểu khách mời tham dự phiên họp Chính phủ:
+ Mời Chủ tịch nước dự tất cả các phiên họp;
+ Mời Chủ tịch Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội, người đứng đầu cơ quan trung ương của tổ chức chính trị - xã hội dự khi bàn các vấn đề có liên quan;
+ Mời lãnh đạo các Ban của Đảng, các Ủy ban của Quốc hội, Tổng kiểm toán Nhà nước, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh dự họp khi cần thiết;
+ Việc mời các đại biểu khách mời khác tham dự phiên họp được thực hiện theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
Văn phòng Chính phủ và các cơ quan chủ trì đề án có nhiệm vụ gì trong chuẩn bị phiên họp Chính phủ?
Căn cứ vào Điều 24 Nghị định 39/2022/NĐ-CP quy định về trách nhiệm của Văn phòng Chính phủ và các cơ quan chủ trì đề án trong chuẩn bị phiên họp Chính phủ như sau:
- Đối với Văn phòng Chính phủ:
+ Dự kiến nội dung, hình thức (trực tiếp, trực tuyến), thời gian, chương trình, kịch bản điều hành trình Thủ tướng Chính phủ quyết định;
+ Đôn đốc các cơ quan có liên quan gửi tài liệu phục vụ họp;
+ Mời họp, gửi tài liệu họp đến đại biểu, khách mời chậm nhất là 03 ngày làm việc trước khi họp, trừ trường hợp đặc biệt; phối hợp với cơ quan chủ trì đề án thu hồi tài liệu mật thuộc diện phải thu hồi sau khi kết thúc phiên họp;
+ Báo cáo thẩm tra về nội dung đề án trình ra phiên họp.
- Đối với các cơ quan chủ trì đề án:
+ Đề xuất nội dung đưa vào Phiên họp Chính phủ thường kỳ, gửi Văn phòng Chính phủ trước ngày 20 hằng tháng để tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ;
+ Gửi hồ sơ, tài liệu họp qua Hệ thống thông tin phục vụ họp và xử lý công việc của Chính phủ (trừ tài liệu mật) chậm nhất 03 ngày làm việc trước khi họp; gửi văn bản giấy đến Văn phòng Chính phủ theo yêu cầu;
+ Chủ trì, phối hợp với Văn phòng Chính phủ thu hồi tài liệu mật thuộc diện phải thu hồi sau khi kết thúc phiên họp.
Trình tự phiên họp Chính phủ được quy định như thế nào?
Căn cứ vào Điều 26 Nghị định 39/22022/NĐ-CP quy định trình tự phiên họp Chính phủ như sau:
- Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ báo cáo nội dung, chương trình, thành phần dự họp.
- Thủ tướng Chính phủ chủ trì, phát biểu khai mạc hoặc chỉ đạo định hướng phiên họp.
- Cơ quan chủ trì đề án trình bày tóm tắt nội dung và những vấn đề cần xin ý kiến của Chính phủ.
- Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ trình bày báo cáo tổng hợp ý kiến của thành viên Chính phủ đối với những vấn đề đã lấy ý kiến thành viên Chính phủ, ý kiến của cơ quan liên quan và ý kiến thẩm tra của Văn phòng Chính phủ, trong đó nêu rõ những vấn đề đã thống nhất, những vấn đề chưa thống nhất, những vấn đề cần thảo luận và kiến nghị.
Trường hợp cần thiết, Thủ tướng Chính phủ mời đại diện các cơ quan khác báo cáo về một số vấn đề liên quan.
- Các thành viên Chính phủ phát biểu ý kiến, thể hiện rõ tán thành hay không tán thành những vấn đề Chính phủ cần thảo luận; biểu quyết về các nội dung thảo luận. Trong trường hợp dự thảo Nghị quyết phiên họp được gửi lấy ý kiến thành viên Chính phủ thì việc ghi ý kiến đồng ý hoặc không đồng ý với dự thảo Nghị quyết là một hình thức biểu quyết.
- Thủ tướng Chính phủ phát biểu kết luận phiên họp.
LawNet
- Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của Law Net Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn
- Nội dung bài viết chỉ mang tính chất tham khảo;
- Bài viết có thể được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau;
- Điều khoản được áp dụng có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc;
- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ mail banquyen@lawnet.vn;