Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở có vai trò như thế nào khi khởi kiện và tham gia tố tụng dân sự giải quyết tranh chấp các vụ án lao động tại Tòa án?

Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở có vai trò như thế nào khi khởi kiện và tham gia tố tụng dân sự giải quyết tranh chấp các vụ án lao động tại Tòa án? Câu hỏi của bạn T.Q ở Hà Nội

Trách nhiệm thực hiện khởi kiện và tham gia tố tụng dân sự giải quyết vụ án lao động của Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở như thế nào?

Theo Mục 3 Phần 4 Hướng dẫn 92/HD-TLĐ năm 2023 quy định về trách nhiệm thực hiện khởi kiện và tham gia tố tụng dân sự giải quyết vụ án lao động của Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở cụ thể như sau:

- Thực hiện khởi kiện, yêu cầu giải quyết vụ án lao động, việc lao động tại Tòa án theo sự phân công của Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố, Công đoàn ngành Trung ương, Công đoàn Tổng Công ty trực thuộc Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam và Hướng dẫn này.

- Tổ chức tập huấn cho cán bộ Công đoàn cơ sở về khởi kiện và tham gia tố tụng dân sự giải quyết vụ án lao động, việc lao động tại Tòa án.

- Hướng dẫn, hỗ trợ hoặc đại diện Công đoàn cơ sở khởi kiện và tham gia tố tụng dân sự giải quyết vụ án lao động, việc lao động tại Tòa án theo quy định.

- Chủ động đề xuất và ký kết chương trình phối hợp công tác với Tòa án nhân dân, Hội luật gia, Liên đoàn Luật sư cùng cấp để đẩy mạnh và nâng cao chất lượng hoạt động khởi kiện và tham gia tố tụng dân sự giải quyết vụ án lao động, việc lao động tại Tòa án.

- Định kỳ đánh giá, báo cáo công đoàn cấp trên kết quả thực hiện khởi kiện và tham gia tố tụng dân sự giải quyết vụ án lao động, việc lao động tại Tòa án.

Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở có vai trò như thế nào khi khởi kiện và tham gia tố tụng dân sự giải quyết tranh chấp các vụ án lao động tại Tòa án?

Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở có vai trò như thế nào khi khởi kiện và tham gia tố tụng dân sự giải quyết tranh chấp các vụ án lao động tại Tòa án?

Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở có được đại diện cho người lao động không?

Theo Điều 18 Điều lệ Công đoàn Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 174/QĐ-TLĐ năm 2020 quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở cụ thể như sau:

Nhiệm vụ, quyền hạn của công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở
1. Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở có các nhiệm vụ, quyền hạn chủ yếu sau:
a. Đại diện, chăm lo và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên và người lao động theo quy định của pháp luật.
b. Hướng dẫn, hỗ trợ ban chấp hành công đoàn cơ sở, nghiệp đoàn cơ sở về nghiệp vụ, kỹ năng, phương pháp, nội dung tổ chức thực hiện nhiệm vụ, các chủ trương, nghị quyết của công đoàn; tuyên truyền, vận động đoàn viên và người lao động thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, nghĩa vụ của công dân và người lao động.
c. Hướng dẫn, hỗ trợ công đoàn cơ sở hoặc đại diện cho đoàn viên và người lao động tổ chức đối thoại, thương lượng tập thể theo quy định của pháp luật.
d. Chỉ đạo phát triển và quản lý đoàn viên, thành lập công đoàn cơ sở, nghiệp đoàn cơ sở; vận động, hỗ trợ thành lập công đoàn cơ sở, nghiệp đoàn cơ sở; tập huấn kỹ năng, nghiệp vụ cho cán bộ công đoàn cơ sở, nghiệp đoàn cơ sở; đánh giá, xếp loại tổ chức công đoàn hằng năm.
đ. Tổ chức các phong trào thi đua yêu nước trong đoàn viên và người lao động; tham gia với chính quyền, chuyên môn đồng cấp các giải pháp phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương, đơn vị, doanh nghiệp; tham gia xây dựng Đảng, chính quyền nhân dân trong sạch, vững mạnh.
e. Chủ động hoặc phối hợp với các cơ quan quản lý nhà nước kiểm tra, thanh tra, giám sát việc thực hiện các chế độ, chính sách của người lao động; tham gia giải quyết khiếu nại, tố cáo, tranh chấp lao động.
...

Như vậy, theo quy định trên thì đại diện cho người lao động là một trong những nhiệm vụ và quyền hạn mà Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở.

Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở có vai trò như thế nào khi khởi kiện và tham gia tố tụng dân sự giải quyết tranh chấp các vụ án lao động tại Tòa án?

Căn cứ theo Tiểu mục 2 Mục 2 Phần 1 Hướng dẫn 92/HD-TLĐ năm 2023 quy định về việc Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở có vai trò khi khởi kiện và tham gia tố tụng dân sự giải quyết tranh chấp các vụ án lao động tại Tòa án như sau:

- Khởi kiện và tham gia giải quyết vụ án tranh chấp về kinh phí Công đoàn tại Tòa án.

- Khởi kiện và tham gia giải quyết tranh chấp lao động cá nhân tại Tòa án nếu được người lao động ủy quyền.

- Khởi kiện và tham gia giải quyết tranh chấp lao động tập thể về quyền nếu được Công đoàn cơ sở ủy quyền.

- Yêu cầu Tòa án tuyên bố hợp đồng lao động vô hiệu, thỏa ước lao động tập thể vô hiệu; yêu cầu Tòa án xét tính hợp pháp của cuộc đình công.

- Cử đại diện tham gia vào quá trình giải quyết các vụ án lao động, việc lao động với tư cách người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho người lao động, Công đoàn cơ sở nếu được người lao động, Công đoàn cơ sở đề nghị.

- Cử đại diện tham gia vào quá trình giải quyết các vụ án lao động, việc lao động theo chỉ định của Tòa án.

- Cử đại diện tham gia vào phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải theo yêu cầu của người lao động. Nếu không tham gia được, phải có ý kiến bằng văn bản.

LawNet

- Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của Law Net Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn

- Nội dung bài viết chỉ mang tính chất tham khảo;

- Bài viết có thể được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau;

- Điều khoản được áp dụng có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc;

- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ mail banquyen@lawnet.vn;

Căn cứ pháp lý
Tư vấn pháp luật mới nhất
ĐỌC NHIỀU NHẤT
{{i.ImageTitle_Alt}}
{{i.Title}}