Cơ cấu tổ chức của Bộ Ngoại giao từ ngày 01/12/2022 bao gồm những tổ chức nào? Nhiệm vụ về công tác ngoại giao của Bộ Ngoại giao được quy định ra sao?

Cho tôi hỏi từ ngày 01/12/2022, cơ cấu tổ chức của Bộ Ngoại giao bao gồm những tổ chức nào? Nhiệm vụ về công tác ngoại giao của Bộ Ngoại giao được quy định ra sao? -Câu hỏi của anh An từ Bạc Liêu

Cơ cấu tổ chức của Bộ Ngoại giao từ ngày 01/12/2022 bao gồm những tổ chức nào?

Theo Điều 3 Nghị định 81/2022/NĐ-CP quy định về cơ cấu tổ chức của Bộ Ngoại giao như sau:

Cơ cấu tổ chức của Bộ Ngoại giao bao gồm các tổ chức sau:

(1) Vụ Châu Âu.

(2) Vụ Châu Mỹ.

(3) Vụ Đông Bắc Á.

(4) Vụ Đông Nam Á - Nam Á - Nam Thái Bình Dương.

(5) Vụ Trung Đông - Châu Phi.

(6) Vụ Chính sách đối ngoại.

(7) Vụ Tổng hợp kinh tế.

(8) Vụ ASEAN.

(9) Vụ các Tổ chức quốc tế.

(10) Vụ Hợp tác kinh tế đa phương.

(11) Vụ Ngoại giao văn hóa và UNESCO.

(12) Vụ Luật pháp và Điều ước quốc tế.

(13) Vụ Biên Phiên dịch đối ngoại.

(14) Vụ Thông tin Báo chí.

(15) Vụ Tổ chức cán bộ.

(16) Văn phòng Bộ.

(17) Thanh tra Bộ.

(18) Cục Cơ yếu - Công nghệ thông tin.

(19) Cục Lãnh sự.

(20) Cục Lễ tân Nhà nước.

(21) Cục Ngoại vụ.

(22) Cục Quản trị Tài vụ.

(23) Sở Ngoại vụ Thành phố Hồ Chí Minh.

(24) Ủy ban Biên giới quốc gia.

(25) Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài.

(26) Học viện Ngoại giao.

(27) Báo Thế giới và Việt Nam.

(28) Các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài.

- Các tổ chức quy định từ khoản 1 đến khoản 25 Điều này là các tổ chức giúp Bộ trưởng Bộ Ngoại giao thực hiện chức năng quản lý nhà nước; các tổ chức quy định từ khoản 26 đến khoản 27 Điều này là các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Bộ Ngoại giao.

- Các tổ chức quy định tại khoản 28 Điều này là các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài được Chính phủ thành lập và do Bộ Ngoại giao trực tiếp quản lý.

- Vụ Châu Âu được tổ chức 05 phòng; các Vụ: Tổ chức cán bộ, Luật pháp và Điều ước quốc tế được tổ chức 04 phòng; các Vụ: Châu Mỹ, Đông Bắc Á, Đông Nam Á - Nam Á - Nam Thái Bình Dương, Trung Đông - Châu Phi được tổ chức 03 phòng.

- Bộ trưởng Bộ Ngoại giao trình Thủ tướng Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài, Ủy ban Biên giới quốc gia, Học viện Ngoại giao; trình Thủ tướng Chính phủ ban hành danh sách các đơn vị sự nghiệp công lập khác thuộc Bộ Ngoại giao.

- Bộ trưởng Bộ Ngoại giao quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các tổ chức thuộc bộ, trừ các tổ chức quy định từ khoản 24 đến khoản 26 Điều này.

Cơ cấu tổ chức của Bộ Ngoại giao từ ngày 01/12/2022 bao gồm những tổ chức nào? Nhiệm vụ về công tác ngoại giao của Bộ Ngoại giao được quy định ra sao?

Cơ cấu tổ chức của Bộ Ngoại giao từ ngày 01/12/2022 bao gồm những tổ chức nào? Nhiệm vụ về công tác ngoại giao của Bộ Ngoại giao được quy định ra sao? (Hình từ Internet)

Nhiệm vụ về công tác ngoại giao của Bộ Ngoại giao được quy định ra sao?

Căn cứ khoản 12, khoản 13 Điều 2 Nghị định 81/2022/NĐ-CP quy định về nhiệm vụ và quyền hạn Bộ Ngoại giao như sau:

Nhiệm vụ và quyền hạn
...
12. Về công tác ngoại giao kinh tế:
a) Xây dựng quan hệ chính trị và khung pháp lý song phương, đa phương phù hợp nhằm thúc đẩy các hoạt động kinh tế đối ngoại và hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam;
b) Nghiên cứu, dự báo và thông tin về các vấn đề kinh tế quốc tế và quan hệ kinh tế quốc tế; phối hợp tham mưu, xây dựng chủ trương, chính sách phục vụ phát triển kinh tế và hội nhập kinh tế quốc tế; xử lý các vấn đề nảy sinh liên quan đến kinh tế đối ngoại và vận động chính trị, ngoại giao hỗ trợ các hoạt động kinh tế đối ngoại theo phân công của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ;
c) Chủ trì xây dựng các chủ trương, chính sách, kế hoạch về ngoại giao kinh tế; hỗ trợ các bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp, người dân xây dựng và triển khai các chương trình, kế hoạch hoạt động ngoại giao kinh tế, mở rộng và nâng cao hiệu quả hợp tác kinh tế quốc tế theo quy định của pháp luật.
13. Về công tác ngoại giao văn hóa:
a) Xây dựng cơ sở pháp lý và chính sách về công tác ngoại giao văn hóa; tham mưu xử lý các vấn đề nảy sinh liên quan đến ngoại giao văn hóa theo phân công của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ;
b) Chủ trì xây dựng và triển khai các chương trình, hoạt động ngoại giao văn hóa trong và ngoài nước thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Ngoại giao;
c) Thực hiện nhiệm vụ Chủ tịch và Ban Thư ký của Ủy ban Quốc gia UNESCO Việt Nam; làm thường trực Ủy ban Quốc gia UNESCO Việt Nam.

Như vậy, nhiệm vụ về công tác ngoại giao của Bộ Ngoại giao được quy định như trên.

Bộ ngoại giao có những nhiệm vụ, quyền hạn gì trong công tác quản lý thống nhất các hoạt động đối ngoại?

Theo quy định tại khoản 6 Điều 2 Nghị định 81/2022/NĐ-CP quy định về nhiệm vụ và quyền hạn Bộ Ngoại giao như sau:

Nhiệm vụ và quyền hạn
...
6. Về quản lý thống nhất các hoạt động đối ngoại theo quy định của pháp luật:
a) Chủ trì tổng hợp, xây dựng kế hoạch hoạt động đối ngoại hằng năm và cả nhiệm kỳ của lãnh đạo Đảng và Nhà nước; tổ chức triển khai các hoạt động đối ngoại của lãnh đạo Đảng và Nhà nước theo quy định và phân cấp quản lý;
b) Chủ trì, phối hợp xây dựng chủ trương bầu cử tại các tổ chức quốc tế và các cơ chế đa phương; chủ trương tổ chức các sự kiện quốc tế có ý nghĩa quan trọng về chính trị, đối ngoại và việc đặt văn phòng đại diện của các tổ chức quốc tế tại Việt Nam theo quy định của pháp luật, báo cáo cơ quan có thẩm quyền phê duyệt;
c) Tổng hợp kế hoạch, đôn đốc hoạt động đối ngoại của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan có liên quan và các địa phương; hướng dẫn tổ chức thực hiện và yêu cầu các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan có liên quan và các địa phương báo cáo định kỳ, đột xuất về tình hình thực hiện các hoạt động đối ngoại;
d) Xây dựng kế hoạch, tổ chức các hoạt động đào tạo, bồi dưỡng, hướng dẫn nghiệp vụ đối ngoại và hội nhập quốc tế theo quy định của pháp luật;
đ) Tham mưu, chuẩn hoá và thống nhất quản lý về việc sử dụng các ngôn ngữ nước ngoài thông dụng trong hoạt động chính trị, ngoại giao ở cấp cao của Đảng và Nhà nước.

Như vậy, nhiệm vụ và quyền hạn về quản lý thống nhất các hoạt động đối ngoại theo quy định của pháp luật được quy định như trên.

Xem chi tiết 30 nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ Ngoại giao tại Điều 2 Nghị định 81/2022/NĐ-CP

Nghị định 81/2022/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/12/2022.

LawNet

- Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của Law Net Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn

- Nội dung bài viết chỉ mang tính chất tham khảo;

- Bài viết có thể được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau;

- Điều khoản được áp dụng có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc;

- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ mail banquyen@lawnet.vn;

Căn cứ pháp lý
Tư vấn pháp luật mới nhất
ĐỌC NHIỀU NHẤT
{{i.ImageTitle_Alt}}
{{i.Title}}