Phiếu tìm hiểu thông tin học sinh lớp 10? Cách ghi phiếu điều tra thông tin học sinh lớp 10 như thế nào?

Phiếu tìm hiểu thông tin học sinh lớp 10? Cách ghi phiếu điều tra thông tin học sinh lớp 10 như thế nào?

Phiếu tìm hiểu thông tin học sinh lớp 10? Cách ghi phiếu điều tra thông tin học sinh lớp 10 như thế nào?

Phiếu tìm hiểu thông tin học sinh lớp 10 như sau:

TẢI VỀ: Phiếu tìm hiểu thông tin học sinh lớp 10

Cách ghi phiếu điều tra thông tin học sinh lớp 10

Thông tin cá nhân của học sinh:

- Họ và tên: vui lòng viết đầy đủ họ và tên của học sinh theo chữ in hoa

- Giới tính: Chọn giới tính là nam hay nữ

- Dân tộc: Chọn dân tộc của học sinh dựa trên thông tin trong sổ hộ khẩu

- Ngày tháng năm sinh: Viết ngày tháng năm sinh theo định dạng dd/mm/yyyy

- Nơi sinh: Ghi rõ tỉnh/ thành phố, huyện/ quận, xã/ phường, thôn/ bản của học sinh

- Địa chỉ nhà: Điền chi tiết địa chỉ nhà của học sinh, bao gồm số nhà, tên đường, tổ/ phường, xã/ phường, quận/ huyện, tỉnh/ thành phố

- Số điện thoại liên lạc: Ghi rõ số điện thoại liên lạc của học sinh hoặc phụ huynh

Thông tin gia đình của học sinh:

- Họ và tên cha: Viết đầy đủ họ và tên cha theo chữ in hoa

- Nghề nghiệp của cha: Ghi rõ nghề nghiệp của cha

- Số điện thoại liên lạc của cha: Ghi rõ số điện thoại liên lạc của cha

- Họ và tên mẹ: Viết đầy đủ và tên mẹ theo chữ in hoa

- Nghề nghiệp của mẹ: Ghi rõ nghề nghiệp của mẹ

- Số điện thoại liên lạc của mẹ: Ghi rõ số điện thoại liên lạc của mẹ

Các thông tin khác:

- Sức khỏe: Ghi rõ tình trạng sức khỏe của học sinh

- Học lực: Ghi rõ trình độ học lực của học sinh

- Năng khiếu: Ghi rõ năng khiếu của học sinh nếu có

- Hoàn cảnh gia đình: Ghi rõ hoàn cảnh gia đình của học sinh nếu có

Kiểm tra thông tin:

Hãy kiểm tra lại toàn bộ thông tin đã điền để đảm bảo chính xác và đầy đủ

Ký tên và đóng dấu xác nhận (nếu cần):

Sau khi điền thông tin, vui lòng ký tên và đóng dấu xác nhận nếu có yêu cầu.

Phiếu tìm hiểu thông tin học sinh lớp 10? Cách ghi phiếu điều tra thông tin học sinh lớp 10 như thế nào?

Phiếu tìm hiểu thông tin học sinh lớp 10? Cách ghi phiếu điều tra thông tin học sinh lớp 10 như thế nào? (Hình từ Internet)

Các hành vi học sinh THCS, THPT không được làm là gì?

Căn cứ theo Điều 37 Điều lệ ban hành kèm theo Thông tư 32/2020/TT-BGDĐT quy định các hành vi học sinh THCS, THPT không được làm như sau:

- Xúc phạm nhân phẩm, danh dự, xâm phạm thân thể giáo viên, cán bộ, nhân viên của nhà trường, người khác và học sinh khác.

- Gian lận trong học tập, kiểm tra, thi, tuyển sinh.

- Mua bán, sử dụng rượu, bia, thuốc lá, chất gây nghiện, các chất kích thích khác và pháo, các chất gây cháy nổ.

- Sử dụng điện thoại di động, các thiết bị khác khi đang học tập trên lớp không phục vụ cho việc học tập và không được giáo viên cho phép.

- Đánh nhau, gây rối trật tự, an ninh trong nhà trường và nơi công cộng.

- Sử dụng, trao đổi sản phẩm văn hóa có nội dung kích động bạo lực, đồi trụy; sử dụng đồ chơi hoặc chơi trò chơi có hại cho sự phát triển lành mạnh của bản thân.

- Học sinh không được vi phạm những hành vi bị nghiêm cấm khác theo quy định của pháp luật.

Quyền và nhiệm vụ của học sinh hiện nay thế nào?

Căn cứ theo Điều 34, 35 Điều lệ ban hành kèm theo Thông tư 32/2020/TT-BGDĐT quy định quyền và nhiệm vụ của học sinh như sau:

Nhiệm vụ của học sinh

(1) Thực hiện nhiệm vụ học tập, rèn luyện theo chương trình, kế hoạch giáo dục của nhà trường.

(2) Kính trọng cha mẹ, cán bộ, giáo viên, nhân viên của nhà trường và những người lớn tuổi; đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau trong học tập, rèn luyện; thực hiện điều lệ, nội quy nhà trường; chấp hành pháp luật của Nhà nước.

(3) Rèn luyện thân thể, giữ gìn vệ sinh cá nhân.

(4) Tham gia các hoạt động tập thể của trường, của lớp học, của Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh; giúp đỡ gia đình, tham gia lao động và hoạt động xã hội, hoạt động bảo vệ môi trường, thực hiện trật tự an toàn giao thông.

(5) Giữ gìn, bảo vệ tài sản của nhà trường, nơi công cộng; góp phần xây dựng, bảo vệ và phát huy truyền thống của nhà trường.

Quyền của học sinh

(1) Được bình đẳng trong việc hưởng thụ giáo dục toàn diện, được bảo đảm những điều kiện về thời gian, cơ sở vật chất, vệ sinh, an toàn để học tập ở lớp và tự học ở nhà, được cung cấp thông tin về việc học tập, rèn luyện của mình, được sử dụng trang thiết bị, phương tiện phục vụ các hoạt động học tập, văn hóa, thể thao của nhà trường theo quy định.

(2) Được tôn trọng và bảo vệ, được đối xử bình đẳng, dân chủ, được quyền khiếu nại với nhà trường và các cấp quản lý giáo dục về những quyết định đối với bản thân mình; được quyền chuyển trường khi có lý do chính đáng theo quy định hiện hành; được học trước tuổi, học vượt lóp, học ở tuổi cao hơn tuổi quy định theo Điều 33 của Điều lệ này.

(3) Được tham gia các hoạt động nhằm phát triển năng khiếu về các môn học, thể thao, nghệ thuật do nhà trường tổ chức nếu có đủ điều kiện.

(4) Được nhận học bổng hoặc trợ cấp khác theo quy định đối với những học sinh được hưởng chính sách xã hội, những học sinh có khó khăn về đời sống và những học sinh có năng lực đặc biệt.

(5) Được chuyển trường nếu đủ điều kiện theo quy định; thủ tục chuyển trường thực hiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

(6) Được hưởng các quyền khác theo quy định của pháp luật.

LawNet

- Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của Law Net Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn

- Nội dung bài viết chỉ mang tính chất tham khảo;

- Bài viết có thể được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau;

- Điều khoản được áp dụng có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc;

- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ mail banquyen@lawnet.vn;

Căn cứ pháp lý
Tư vấn pháp luật mới nhất
ĐỌC NHIỀU NHẤT
{{i.ImageTitle_Alt}}
{{i.Title}}