Mức xử phạt hành chính đối với hành vi vi phạm quảng cáo trong chương trình văn hoá, thể thao là bao nhiêu?
- Quảng cáo trong chương trình văn hoá, thể thao được quy định như thế nào?
- Mức xử phạt hành chính đối với hành vi vi phạm quảng cáo trong chương trình văn hoá, thể thao được quy định như thế nào?
- Có phải áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm quảng cáo trong chương trình văn hoá, thể thao không?
- Chính sách của Nhà nước đối với hoạt động quảng cáo là gì?
Quảng cáo trong chương trình văn hoá, thể thao được quy định như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 35 Luật Quảng cáo 2012 quy định việc quảng cáo trong chương trình văn hoá, thể thao như sau:
- Quảng cáo trong chương trình văn hóa, thể thao phải thực hiện theo pháp luật về nghệ thuật biểu diễn và thể dục, thể thao.
- Không được treo, đặt, dán, dựng sản phẩm quảng cáo ngang bằng hoặc cao hơn biểu trưng, lô-gô hoặc tên của chương trình; khổ chữ thể hiện trên sản phẩm quảng cáo không quá một phần hai khổ chữ tên của chương trình.
- Quảng cáo trên khu vực sân khấu phải đảm bảo mỹ quan và không được che khuất tầm nhìn của người xem.
- Quảng cáo trong sân vận động, nhà thi đấu và các địa điểm diễn ra hoạt động thể dục thể thao không được che khuất Quốc kỳ, Quốc huy, ảnh lãnh tụ, bảng hướng dẫn chuyên môn và tầm nhìn của khán giả; không làm ảnh hưởng đến hoạt động tập luyện, thi đấu, biểu diễn của vận động viên, việc chỉ đạo của huấn luyện viên và việc thực hiện nhiệm vụ của ban tổ chức, trọng tài, nhân viên hướng dẫn, y tế, người phục vụ.
Mức xử phạt hành chính đối với hành vi vi phạm quảng cáo trong chương trình văn hoá, thể thao là bao nhiêu?
Mức xử phạt hành chính đối với hành vi vi phạm quảng cáo trong chương trình văn hoá, thể thao được quy định như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 45 Nghị định 38/2021/NĐ-CP quy định mức xử phạt hành chính đối với hành vi vi phạm quảng cáo trong chương trình văn hoá, thể thao như sau:
Hành vi vi phạm | Mức xử phạt |
- Treo, đặt, dán, dựng sản phẩm quảng cáo ngang bằng hoặc cao hơn biểu trưng, lô-gô hoặc tên của chương trình; - Khổ chữ thể hiện trên sản phẩm quảng cáo vượt quá một phần hai khổ chữ tên của chương trình. | Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng |
- Quảng cáo trên khu vực sân khấu không bảo đảm mỹ quan và che khuất tầm nhìn của người xem; - Quảng cáo trong sân vận động, nhà thi đấu và các địa điểm diễn ra hoạt động thể dục thể thao mà che khuất Quốc kỳ, Quốc huy, ảnh lãnh tụ, bảng hướng dẫn chuyên môn và tầm nhìn của khán giả; - Quảng cáo trong sân vận động, nhà thi đấu gây cản trở hoạt động tập luyện, thi đấu, biểu diễn của vận động viên, việc chỉ đạo của huấn luyện viên và việc thực hiện nhiệm vụ của Ban tổ chức, trọng tài, nhân viên hướng dẫn, nhân viên y tế, người phục vụ. | Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng |
Lưu ý: Mức xử phạt hành chính trên được áp dụng đối với cá nhân, mức phạt đối với tổ chức là gấp đôi, khoản 2 Điều 5 Nghị định 38/2021/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Nghị định 128/2022/NĐ-CP
Có phải áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm quảng cáo trong chương trình văn hoá, thể thao không?
Căn cứ theo quy định tại khoản 3 Điều 45 Nghị định 38/2021/NĐ-CP quy định như sau:
Vi phạm quy định về quảng cáo trong chương trình, hoạt động văn hóa, thể thao
....
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc tháo gỡ, tháo dỡ hoặc xóa quảng cáo đối với hành vi quy định tại các khoản 1 và khoản 2 Điều này.
Theo như quy định trên, phải áp dụng biện pháp khắc phục hâu quả là buộc tháo gỡ, tháo dỡ hoặc xóa quảng cáo đối các hành vi sau:
- Treo, đặt, dán, dựng sản phẩm quảng cáo ngang bằng hoặc cao hơn biểu trưng, lô-gô hoặc tên của chương trình;
- Khổ chữ thể hiện trên sản phẩm quảng cáo vượt quá một phần hai khổ chữ tên của chương trình.
- Quảng cáo trên khu vực sân khấu không bảo đảm mỹ quan và che khuất tầm nhìn của người xem;
- Quảng cáo trong sân vận động, nhà thi đấu và các địa điểm diễn ra hoạt động thể dục thể thao mà che khuất Quốc kỳ, Quốc huy, ảnh lãnh tụ, bảng hướng dẫn chuyên môn và tầm nhìn của khán giả;
- Quảng cáo trong sân vận động, nhà thi đấu gây cản trở hoạt động tập luyện, thi đấu, biểu diễn của vận động viên, việc chỉ đạo của huấn luyện viên và việc thực hiện nhiệm vụ của Ban tổ chức, trọng tài, nhân viên hướng dẫn, nhân viên y tế, người phục vụ.
Chính sách của Nhà nước đối với hoạt động quảng cáo là gì?
Căn cứ theo quy định tại Điều 3 Luật Quảng cáo 2012 quy định chính sách của Nhà nước đối với hoạt động quảng cáo như sau:
- Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân trong hoạt động quảng cáo.
- Tạo điều kiện để tổ chức, cá nhân phát triển các loại hình quảng cáo, nâng cao chất lượng quảng cáo.
- Khuyến khích tổ chức, cá nhân nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ hiện đại vào việc thiết kế, xây dựng sản phẩm quảng cáo, đầu tư có hiệu quả vào quảng cáo.
- Tạo điều kiện và khuyến khích phát triển nguồn nhân lực cho hoạt động quảng cáo; ưu tiên đầu tư đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn cho cán bộ, công chức thực hiện quản lý nhà nước về hoạt động quảng cáo.
- Mở rộng hợp tác quốc tế về hoạt động quảng cáo.
LawNet
- Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của Law Net Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn
- Nội dung bài viết chỉ mang tính chất tham khảo;
- Bài viết có thể được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau;
- Điều khoản được áp dụng có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc;
- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ mail banquyen@lawnet.vn;