Người có hành vi xâm phạm sức khỏe người thực hiện trợ giúp pháp lý mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự bị xử phạt thế nào?

Cho tôi hỏi người được trợ giúp pháp lý mà có hành vi xâm phạm sức khỏe của người thực hiện trợ giúp pháp lý nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự bị xử phạt như thế nào? - Câu hỏi của anh Ân từ Bình Định

Những hành vi nào nghiêm cấm người được trợ giúp pháp lý, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động trợ giúp pháp lý thực hiện?

Theo khoản 2 Điều 6 Luật Trợ giúp pháp lý 2017, các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động trợ giúp pháp lý được quy định như sau:

Các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động trợ giúp pháp lý
...
2. Nghiêm cấm người được trợ giúp pháp lý, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động trợ giúp pháp lý có hành vi sau đây:
a) Xâm phạm sức khỏe, tính mạng, danh dự, nhân phẩm của người thực hiện trợ giúp pháp lý và uy tín của tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý;
b) Cố tình cung cấp thông tin, tài liệu sai sự thật về vụ việc trợ giúp pháp lý;
c) Đe dọa, cản trở, can thiệp trái pháp luật vào hoạt động trợ giúp pháp lý; gây rối, làm mất trật tự, vi phạm nghiêm trọng nội quy nơi thực hiện trợ giúp pháp lý.

Như vậy, theo quy định, nghiêm cấm người được trợ giúp pháp lý, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động trợ giúp pháp lý có hành vi nêu trên.

Người có hành vi xâm phạm sức khỏe người thực hiện trợ giúp pháp lý mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự bị xử phạt thế nào?

Người có hành vi xâm phạm sức khỏe người thực hiện trợ giúp pháp lý mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự bị xử phạt thế nào? (Hình từ Internet)

Người có hành vi xâm phạm sức khỏe của người thực hiện trợ giúp pháp lý mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự bị xử phạt vi phạm hành chính bao nhiêu?

Theo quy định tại Điều 51 Nghị định 82/2020/NĐ-CP, hành vi vi phạm quy định về người được trợ giúp pháp lý được quy định như sau:

Hành vi vi phạm quy định về người được trợ giúp pháp lý
1. Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi cố ý cung cấp thông tin, tài liệu sai sự thật về vụ việc trợ giúp pháp lý.
2. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi tẩy xoá, sửa chữa làm sai lệch nội dung giấy tờ, văn bản do cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền cấp để đủ điều kiện là người được trợ giúp pháp lý.
3. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Đe dọa, cản trở, can thiệp trái pháp luật vào hoạt động trợ giúp pháp lý; gây rối, làm mất trật tự, vi phạm nghiêm trọng nội quy nơi thực hiện trợ giúp pháp lý;
b) Xâm phạm sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của người thực hiện trợ giúp pháp lý và uy tín của tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.
4. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tịch thu tang vật là tài liệu sai sự thật đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1; giấy tờ, văn bản bị tẩy xoá, sửa chữa làm sai lệch nội dung đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 2 Điều này.
5. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Kiến nghị cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền xem xét, xử lý đối với giấy tờ, văn bản bị tẩy xóa, sửa chữa làm sai lệch nội dung quy định tại khoản 2 Điều này.

Như vậy, hành vi xâm phạm sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của người thực hiện trợ giúp pháp lý và uy tín của tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự có thể vị xử phạt vi phạm hành chính lên đến 3.000.000 đồng.

Người được trợ giúp pháp lý có những nghĩa vụ gì theo quy định?

Theo Điều 9 Luật Trợ giúp pháp lý 2017, nghĩa vụ của người được trợ giúp pháp lý gồm có:

- Cung cấp giấy tờ chứng minh là người được trợ giúp pháp lý.

- Hợp tác, cung cấp kịp thời, đầy đủ thông tin, tài liệu, chứng cứ có liên quan đến vụ việc trợ giúp pháp lý và chịu trách nhiệm về tính chính xác của thông tin, tài liệu, chứng cứ đó.

- Tôn trọng tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý, người thực hiện trợ giúp pháp lý và cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến vụ việc trợ giúp pháp lý.

- Không yêu cầu tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý khác trợ giúp pháp lý cho mình về cùng một vụ việc đang được một tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý thụ lý, giải quyết.

- Chấp hành pháp luật về trợ giúp pháp lý và nội quy nơi thực hiện trợ giúp pháp lý.

Đồng thời, theo Điều 8 Luật Trợ giúp pháp lý 2017, người được trợ giúp pháp lý có các quyền sau:

- Được trợ giúp pháp lý mà không phải trả tiền, lợi ích vật chất hoặc lợi ích khác.

- Tự mình hoặc thông qua người thân thích, cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân khác yêu cầu trợ giúp pháp lý.

- Được thông tin về quyền được trợ giúp pháp lý, trình tự, thủ tục trợ giúp pháp lý khi đến tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý và các cơ quan nhà nước có liên quan.

- Yêu cầu giữ bí mật về nội dung vụ việc trợ giúp pháp lý.

- Lựa chọn một tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý và người thực hiện trợ giúp pháp lý tại địa phương trong danh sách được công bố; yêu cầu thay đổi người thực hiện trợ giúp pháp lý khi người đó thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 25 của Luật này.

- Thay đổi, rút yêu cầu trợ giúp pháp lý.

- Được bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.

- Khiếu nại, tố cáo về trợ giúp pháp lý theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.

LawNet

- Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của Law Net Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn

- Nội dung bài viết chỉ mang tính chất tham khảo;

- Bài viết có thể được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau;

- Điều khoản được áp dụng có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc;

- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ mail banquyen@lawnet.vn;

Căn cứ pháp lý
Tư vấn pháp luật mới nhất
ĐỌC NHIỀU NHẤT
{{i.ImageTitle_Alt}}
{{i.Title}}